Bí quyết đẩy lùi chứng mất ngủ khi mang thai mà không cần đến thuốc

(4.5) - 16 đánh giá

Mất ngủ khi mang thai là điều bình thường cũng như khá phổ biến ở các mẹ bầu. Có khoảng 50% bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Mất ngủ khi mang thai thường đến từ các yếu tố chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố, khó chịu… Nhiều bà bầu bị mất ngủ và lo sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy điều này có đúng hay không? Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài biết sau nhé.

Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?

Nếu bị mất ngủ khi mang thai, bạn có thể cân nhắc làm theo một số gợi ý sau:

1. Không uống nước trước khi ngủ

Nếu giấc ngủ của bạn bị xáo trộn do phải thường xuyên đi vệ sinh trong đêm, hãy hạn chế uống quá nhiều nước ngay trước lúc nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy tăng cường hấp thụ chất lỏng vào ban ngày. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm tình trạng chuột rút ở chân và đào thải độc tố tốt hơn.

2. Hạn chế lượng caffeine hấp thụ

Những thức uống như trà, cà phê, sô cô la đều chứa một hàm lượng đáng kể caffeine. Việc tiêu thụ một trong các loại thức uống này sẽ khiến bạn thức giấc cả đêm.

3. Chế độ ăn uống cân bằng tốt cho bà bầu bị mất ngủ

Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa trái cây và rau xanh, protein, chất béo tốt và thực phẩm giàu vitamin B. Thiếu vitamin B6 cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Do đó, hãy cân nhắc những loại thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt bò, ớt chuông, bông cải, măng tây…

4. Tập thể dục đều đặn

Các mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga. Việc vận động cơ thể giúp giải phóng hormone có lợi, đồng thời giảm căng thẳng và khó chịu, từ đó giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

5. Tắm nước ấm

Mẹ bầu tắm nước ấm sẽ hỗ trợ thư giãn cơ bắp sau 1 ngày dài hoạt động mỏi mệt. Ngoài ra, bạn còn có thể ngủ ngon hơn khi các cơn đau nhức cơ bắp đã vơi bớt phần nào sau khi tắm.

6. Dùng đến gối

Mẹ bầu nên đặt thêm gối vào giữa hai đầu gối cũng như kế bên bụng để có được một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư một khoản tiền nhỏ để sắm một chiếc gối chuyên dụng dành cho bà bầu. Đây là sản phẩm được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ phụ nữ mang thai nghỉ ngơi thoải mái hơn.

7. Tắt hết thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử và sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta bằng cách làm gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, hãy cố gắng không sử điện thoại, laptop, máy tính bảng hoặc tắt nguồn cục phát Wifi ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

8. Làm gì đó nếu không buồn ngủ

Nếu bạn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác có khả năng khiến năng lượng cạn dần. Ngoài ra, các bài tập yoga hoặc tập thở khi mang thai cũng sẽ giúp mẹ bầu thèm ngủ hơn đấy.

9. Ngủ trong nhiều thời điểm

Mẹ bầu nên chợp mắt vào ban ngày bất cứ khi nào có thể. Việc đi ngủ sớm vào buổi tối hoặc “ngủ nướng” vào buổi sáng cũng là ý tưởng hay bởi sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi do mất ngủ vào tối trước đó.

10. Tạo ra không gian phù hợp

Vào buổi đêm, hãy tạo điều kiện cho tâm trí đễ đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa để phòng ngủ được mát mẻ, kéo rèm hoặc đóng cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm không khí yên tĩnh.

11. Liệu pháp mùi hương

  • Dầu hoa oải hương, hoa cúc và tinh dầu hoa ngọc lan tây có khả năng làm dịu thần kinh. Bạn hãy thử nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt ở dưới gối
  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong đó khoảng 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn
  • Tránh dùng máy xông tinh dầu trong thời gian dài bởi bạn có thể bị nôn mửa hoặc đau đầu
  • Hãy massage cổ và vai với các loại tinh dầu thích hợp như dầu ô liu, dầu nho hoặc dầu hoa oải hương.

12. Trà thảo mộc chữa mất ngủ khi mang thai

Có một số loại thảo mộc chứa nhiều thành phần giúp thư giãn và làm dịu cũng như khá hiệu quả trong việc hỗ trợ bà bầu ngủ ngon hơn. Mẹ bầu có thể thử:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa gọi là apigenin, có khả năng khơi gợi giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Trà hoa oải hương: Tác dụng thư giãn của hương hoa oải hương được nhiều người biết đến. Mặt khác, uống trà hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu bị mất ngủ hoặc gặp rối loạn liên quan đến lo lắng.
  • Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là tía tô đất có tác dụng làm dịu và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, mất ngủ cũng như lo lắng ở mẹ bầu.

Bên cạnh việc sử dụng trà thảo mộc để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu có thể uống nước ép cherry để giảm nhẹ chứng mất ngủ khi mang thai. Do vậy, bạn có thể thử dùng thức uống này khoảng 2 lần mỗi ngày nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất nhé.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ có nghĩa rằng bạn gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai. Mẹ bầu có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Thực tế là tình trạng mất ngủ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi nhưng không gây hại cho em bé trong bụng.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ khi mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu thường tăng cao. Điều này khiến mẹ bầu buồn ngủ, thậm chí là ngủ gật trong ngày nhưng lại khó chợp mắt vào buổi đêm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến bà bầu bị mất ngủ bao gồm:

  • Đói
  • Cáu gắt
  • Ợ nóng
  • Đau lưng
  • Nôn mửa
  • Khó chịu về thể chất
  • Trầm cảm khi mang thai
  • Hội chứng chân không yên
  • Có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên
  • Khó chịu do kích thước bụng tăng lên

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như khó thở. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc hít thở thoải mái, gây nên hiện tượng ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Tình trạng bà bầu khó thở khá phổ biến ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Triệu chứng bà bầu mất ngủ phổ biến

Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể kể đến bao gồm:

  • Có cảm giác không ngủ đủ giấc dù đã nghỉ ngơi từ rất sớm
  • Cảm giác lo lắng về giấc ngủ tăng lên
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm
  • Buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi vào ban ngày
  • Thức dậy sớm hơn bình thường
  • Gặp khó khăn khi phải tập trung
  • Gặp khó khăn khi ngủ
  • Trầm cảm, khó chịu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 nguồn đạm bổ dưỡng cho cơ thể

(96)
Đạm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì cũng như sửa chữa các mô, tế bào và cơ quan trong cơ thể. Khi bạn ăn đạm, cơ thể sẽ ... [xem thêm]

Đau ngực lúc đang tập thể dục có nguy hiểm không?

(59)
Hầu hết chúng ta, kể cả những người khỏe mạnh, đều có thể bị đau ngực lúc đang tập thể dục. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau ngực, nó có ... [xem thêm]

9 điều mà cha mẹ khôn ngoan không nên cấm trẻ làm

(87)
Các nhà tâm lý học cho rằng việc đặt ra những giới hạn sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn trong mọi việc. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra ... [xem thêm]

Loãng xương: học cách phòng ngừa trước khi quá muộn

(31)
Loãng xương không còn là vấn đề sức khỏe của riêng người cao tuổi. Đừng để đến khi gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng, bạn mới tìm đến bác sĩ ... [xem thêm]

5 cách làm gỏi ngó sen cho món khai vị cực ngon

(75)
Không chỉ là một loại cây đẹp mang vẻ thơ mộng trong các bài thi ca, cây sen còn cho bạn một loại thực phẩm là ngó sen với nhiều cách chế biến đa dạng, ... [xem thêm]

10 dấu hiệu thiếu máu mà bạn không nên bỏ qua

(77)
Nếu bạn thấy khó thở, lạnh tay chân và cơ thể suy nhược thì đây có thể là những dấu hiệu thiếu máu mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua!Thiếu máu là ... [xem thêm]

7 dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý sau sinh không phải ai cũng biết

(60)
Rối loạn tâm lý sau sinh (PTSD) là một bệnh lý thường gặp ở rất nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ. Đây là một bệnh lý khá phổ biến với các triệu ... [xem thêm]

14 câu hỏi hóc búa của trẻ có thể làm bạn “bí” và câu trả lời

(55)
Nhiều câu hỏi hóc búa của trẻ chứng tỏ sự tò mò, ham học hỏi mọi điều của trẻ. Bạn đừng vội chối từ mà nên tìm cách trả lời cho bé một cách dễ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN