Bà bầu ăn kem lạnh: Nên hay không nên?

(4.37) - 71 đánh giá

Mùa hè nóng bức, nhiều mẹ bầu có xu hướng chọn xem làm món ăn vặt khoái khẩu. Thực tế là trong tiết trời oi bức, ai cũng đều mê mẩn món quà vặt mát lạnh này chứ không riêng gì mẹ bầu. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn rằng liệu bà bầu ăn kem có thực sự tốt, có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi hay không?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không chỉ phải chú trọng việc chăm sóc sức khỏe mà cả đến việc đi lại hay lựa chọn thực phẩm, đồ uống cũng cần thật cẩn trọng. Thời tiết oi bức, cơn thèm ăn lại thôi thúc mẹ bầu nhiều hơn cả, đặc biệt là những thứ đồ ăn ngọt như bánh, sô cô la và cả những cây kem mát lạnh nữa.

Liệu những cây kem mát lạnh có thích hợp là món ăn vặt lành mạnh cho các mẹ bầu không? Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn kem liệu có ổn?

Kem là một món tráng miệng dùng lạnh, có vị ngọt, thường được làm từ các sản phẩm sữa với trái cây cùng những hương vị khác được thêm vào. Nếu được chế biến theo một quy trình đảm bảo vệ sinh thì kem thực sự không phải là lựa chọn tồi khi mẹ bầu cần tìm một món ăn vặt giải nhiệt ngày hè. Kem có nhiều protein và chất béo từ sữa, carbohydrate cùng các vitamin và khoáng chất.

Quay lại trọng tâm, bà bầu ăn kem được không thì câu trả lời là “Được”. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn kem như bao người bình thường khác, miễn là bạn chú ý đến vấn đề như vệ sinh, tiền sử dị ứng và các vấn đề y tế khác liên quan đến cảm lạnh, tiểu đường.

Trên thực tế, mẹ bầu sẽ được khuyến cáo là chỉ ăn kem với lượng vừa phải, vì kem cũng có rất nhiều đường (một cốc kem có 100 calo và 16g đường). Việc ăn quá nhiều kem có thể khiến bạn mau chóng tăng cân, làm gia tăng nguy cơ phải sinh mổ.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều kem cùng một lúc, mạch máu của bạn cũng đột ngột co thắt gây giảm huyết dịch. Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu suy giảm cộng thêm tình trạng giảm huyết dịch nên có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây hại cho cả mẹ và bé.

Hé lộ những lợi ích bất ngờ khi bà bầu ăn kem lạnh

Trước khi nói về những bất cập, chúng ta hãy bàn đến những lợi ích của kem. Dù rằng món ăn vặt này không được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng như những loại thực phẩm hay sản phẩm chuyên dụng khác nhưng kem cung cấp cho bạn một lượng canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết.

Một khẩu phần kem vani 100g có: thành phần chính khoảng 6 – 7% protein cùng 47% chất béo (trong đó 70% là chất béo bão hòa hoặc chất béo không có lợi) và gần 42% carbohydrate.

Gần đây, các nhà sản xuất kem cũng cải tiến công thức để có những món kem tốt cho sức khỏe. Một số ví dụ điển hình là các loại kem ít béo, không đường hoặc kem từ sữa chua.

Bên cạnh đó, kem cũng cung cấp các vitamin như vitamin A và vitamin B12 với hàm lượng vừa phải. 100g kem cung cấp cho mẹ bầu khoảng 20% phốt pho và 17% canxi (theo lượng khuyến nghị cần thiết hằng ngày). Hai khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, khớp cũng như sự hoạt động chính xác của tim.

Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu kem trong một ngày?

Vậy là bạn đã rõ bà bầu ăn kem được không và những lợi ích đi kèm. Tuy nhiên, một điều các bà mẹ tương lai nên biết là kem chứa nhiều chất béo và có thể gây hạ thân nhiệt. Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều kem có thể cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm rối loạn tiêu hóa.

Ngày nay, các món kem rất đa dạng về mùi vị nhưng một số hương vị như cà phê, trà xanh sô cô la… có chứa cafein sẽ không tốt cho mẹ bầu. Thực sự là lượng cafein có trong các món kem không đáng kể nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều.

Những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn kem

1. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Kem có chứa một lượng đường cao, có thể khiến bạn có nguy cơ bị suy yếu dung nạp glucose dẫn đến đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ).

2. Tăng cân

Hàm lượng calo cao trong kem có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức, từ đó gây ra các biến chứng trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, sau khi ăn kem hay bất kỳ món ăn lạnh, nào mẹ bầu thường có cảm giác khó chịu vùng bụng. Đấy là dấu hiệu con bạn đang không thích ứng với những món lạnh đó. Việc này xảy ra tương tự như khi bạn dùng đồ nóng.

3. Nhiễm khuẩn xảy ra nếu bà bầu ăn kem “bẩn”

Việc ăn kem cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm khuẩn đấy, chẳng hạn như listeria – một loại vi khuẩn tồn tại được ở nhiệt độ cực thấp. Việc nhiễm khuẩn còn đến từ máy làm kem không được sạch sẽ, nguồn sữa không đảm bảo hay người làm kem thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh…

Bạn cần chú ý rằng những nhiễm trùng mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai, nước ối và gây nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Đây cũng có thể là nguyên nhân của việc sinh non, thai chết lưu và sẩy thai.

4. Viêm xoang và nhiễm trùng đường hô hấp ở mẹ bầu

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ bị suy yếu. Việc tiêu thụ quá nhiều kem có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xoang và hô hấp.

Khi chúng ta ăn đồ lạnh quá nhiều, huyết quản sẽ co lại đột ngột làm cho máu lưu thông bị cản trở, điều này góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch bảo vệ mẹ bầu. Lợi dụng điều này, vi khuẩn sẽ xâm nhập thuận lợi vào vị trí mũi, họng gây ra các bệnh ở đường hô hấp.

5. Rối loạn tiêu hóa

Giai đoạn mẹ bầu mang thai, dạ dày cũng hoạt động kém hơn bình thường. Từ đó, mức độ nhạy cảm của mẹ bầu với nhiệt độ của thực phẩm cũng tăng theo.

Mẹ bầu ăn kem sẽ khiến nhiệt độ của dạ dày giảm xuống mức thấp khiến cho dạ dày bị co rút làm cho khả năng tiêu hóa cũng giảm theo. Hậu quả là mẹ bầu gặp phải chứng đầy bụng, khó tiêu.

Lời khuyên hữu ích cho bà bầu

Mẹ bầu nên chọn các món kem được làm từ sữa tiệt trùng để đảm bảo yếu tố an toàn. Ngoài ra, khi chọn mua kem, mẹ bầu nên mua của những thương hiệu nổi tiếng, từ các cửa hàng có uy tín đảm bảo vệ sinh và sản phẩm còn trong thời hạn sử dụng.

Bà bầu tránh ăn kem bán ở các quầy hàng ngoài đường phố hoặc ở hội chợ. Nguyên nhân là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này không được đảm bảo. Hãy nhớ rằng một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay cả trong môi trường lạnh của tủ đông. Nếu quan tâm đến vóc dáng và sức khỏe của mình, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kem ít béo hoặc dùng sữa chua thay thế.

Chuyện hoang đường thú vị về việc bà bầu ăn kem

Bên cạnh những lợi ích và rủi ro khi ăn kem trong thai kỳ, cũng có những quan niệm sai lầm nhất định liên quan đến món ăn vặt này, chẳng hạn kem lạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.

Tuy nhiên, không có dữ liệu khoa học hoặc nghiên cứu nào đủ để xác thực thông tin này. Cảm lạnh không thể ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi chế độ ăn uống và lối sống của bạn bị chi phối bởi thời tiết lạnh và những thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe.

Đối với thai phụ, một chế độ ăn lành mạnh là vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trong ăn uống như yếu tố vệ sinh, lượng thức ăn tiêu thụ và nhận biết sớm các vấn đề xảy ra để có thể được can thiệp y tế kịp thời. Bà bầu ăn kem có thể giúp làm giảm sự căng thẳng của thai kỳ, hãy tận hưởng món ăn vặt thú vị này nhưng cần lưu ý đến số lượng tiêu thụ nhé!

Minh Phú/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa táo bón thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?

(43)
Chứng táo bón thai kỳ luôn là một trong những nỗi lo của bà mẹ mang thai. Chế độ dinh dưỡng chính là phương thuốc chữa trị hiệu quả nhất cho chứng bệnh ... [xem thêm]

Tử cung lạnh ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

(82)
Bạn đang mong đợi có con nhưng chờ hoài vẫn chưa nhận được tin vui? Đôi khi nguyên nhân của việc này xuất phát từ việc tử cung lạnh hoặc nóng bất ... [xem thêm]

Bệnh viêm xương ổ răng: Nguyên nhân và cách điều trị

(40)
Viêm xương ổ răng là một biến chứng gây đau đớn có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Hút thuốc lá và dùng thuốc ngừa thai cũng có thể là một trong những yếu ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp tăng cân hiệu quả

(40)
Nếu như có người khó khăn lắm mới giảm cân thành công thì cũng có những người cố gắng bao nhiêu cũng chẳng tăng cân được. Đối với những ai muốn tăng ... [xem thêm]

Thai nhi 25 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(49)
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổiThai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, lúc này bé có kích thước cỡ một củ cải với ... [xem thêm]

9 bí quyết giữ dáng mảnh mai chẳng cần ăn kiêng

(75)
Bạn thấy khó khăn khi tìm mọi cách ăn kiêng để giữ dáng nhưng mãi chẳng được kết quả như ý? Có lẽ đã đến lúc bạn nên học theo vài bí quyết giữ ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp do biến chứng bệnh tiểu đường

(50)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Thai nhi 32 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(89)
Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổiThai nhi 32 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một củ đậu. Bé sẽ chiếm nhiều không gian hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN