Ăn gan khi mang thai cần thận trọng kẻo nguy cho thai nhi

(3.83) - 34 đánh giá

Gan là một trong những thực phẩm giàu sắt và vitamin A nên nhiều bà bầu sử dụng. Tuy nhiên, ăn gan khi mang thai quá nhiều lại dẫn đến dư thừa tiền vitamin A ở dạng retinol, có khả năng sinh dị tật ở thai nhi và nhiễm ký sinh trùng nếu ăn phải gan bẩn.

Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để bé cưng chào đời khỏe mạnh. Các loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian “nhạy cảm” này, có những loại thực phẩm bạn nên ăn nhiều hơn nhưng cũng có những loại bạn nên hạn chế. Và gan là một trong số đó. Vậy bà bầu có nên ăn gan lợn hay các loại gan gia súc khác không? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Các cách chế biến và lựa chọn gan an toàn cho bà bầu

Gan lợn thường là loại phổ biến được sử dụng nhiều trong bữa ăn gia đình. Gan có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như:

  • Pate gan
  • Gan băm nhỏ
  • Xúc xích gan

Dù là bạn chế biến gan dưới hình thức nào thì tác động của gan đối với cơ thể là giống nhau. Bạn cần lựa chọn loại gan nguyên khối, không có những lỗ nhỏ li ti bên trong bề mặt. Gan phải là loại gan tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.

Lưu ý quan trọng là không nên xào gan chung với giá đỗ hoặc những loại rau củ giàu vitamin C bởi vì hàm lượng vitamin C cao sẽ phân hủy tất cả các vi chất như đồng, sắt có trong gan.

Gan là cơ quan tiếp nhận và đào thải độc tố nên ở đây chứa rất nhiều chất độc hại như kim loại nặng lẫn các loại virus, vi khuẩn. Do đó, đối với phụ nữ mang thai, bạn cần hạn chế hoặc tránh ăn gan, nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Gan có chứa chất nào tốt cho sức khỏe?

Gan có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

  • Sắt
  • Vitamin A
  • Chất đạm
  • Axit folic

Trong đó, protein và axit folic rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của bé, sắt đảm bảo tạo thành hemoglobin trong máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, vitamin A có trong gan mới là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề.

Tác dụng phụ của việc ăn gan khi mang thai

Gan có chứa hàm lượng vitamin A rất cao. Mỗi loại gan có một lượng khác nhau, chẳng hạn gan bò sẽ chứa nhiều vitamin A hơn gan gà. Tuy nhiên, dù chỉ có 1 lượng nhỏ nhưng nó cũng có thể gây hại bởi:

  • Vitamin A có trong gan là vitamin A ở dạng retinol.
  • Dư thừa loại vitamin A này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.
  • Ngoài ra, còn có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Vì vậy, retinol được xem là có hại cho phụ nữ mang thai và không nên dùng dưới bất cứ hình thức nào. Ngoài ra, gan cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch.

Lượng gan bà bầu nên dùng là bao nhiêu?

Không có nghiên cứu nào chỉ ra một lượng gan cụ thể mà bạn nên ăn trong thời gian mang thai. Vì vậy, tất cả phụ thuộc vào sự đánh giá của bạn. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế ăn nó. Nếu muốn bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu, bạn có thể bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như cải bó xôi, các loại đậu… Phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ khoảng 2.500 IU vitamin A mỗi ngày. Những phụ nữ ăn nhiều hơn, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và những biến chứng khác.

Ngoài gan, bà bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn gì khác?

Ngoài việc hạn chế ăn gan, bạn cũng nên cố gắng tránh xa những sản phẩm sau:

  • Các chất bổ sung có dầu gan cá tuyết hoặc dầu gan cá mập vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
  • Thuốc hoặc chất bổ sung có hàm lượng vitamin A ở dạng retinol cao.
  • Các sản phẩm chăm sóc da có chứa retinol

Vitamin A có trong thực phẩm nào khác?

Ngoài việc ăn gan, bạn cũng có thể ăn một số loại thực phẩm giàu vitamin A khác từ các nguồn sau để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé như:

  • Cà rốt
  • Khoai lang
  • Bí ngô
  • Cải bó xôi
  • Bắp cải
  • Cải xoăn
  • Củ dền

Tất cả những loại thực phẩm này hoạt động như một chất chống oxy hiệu quả, tốt cho thị lực và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, vitamin A có trong các loại rau này đều ở dạng beta carotene, rất tốt cho cơ thể bạn.

Bà bầu ăn gan khi mang thai có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe hơn là lợi ích. Bạn cần cân nhắc điều này trước khi sử dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biến chứng viêm màng não và 3 rủi ro dài hạn về sức khỏe

(12)
Biến chứng viêm màng não sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Người bệnh có thể phải gánh chịu những rủi ro ấy suốt cuộc đời.Viêm màng não mô cầu xảy ... [xem thêm]

Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ

(14)
Những người ở độ tuổi 40, 50 hay thậm chí 30 thường phớt lờ những cơn đột quỵ nhẹ – dấu hiệu cảnh báo cho những cơn đột quỵ nặng sắp xuất ... [xem thêm]

8 cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả được các chuyên gia nhi khuyên dùng

(79)
Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng ... [xem thêm]

Cách giảm triệu chứng mãn kinh để bạn đỡ mệt mỏi

(55)
Những triệu chứng mãn kinh thường khiến phụ nữ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, bốc hỏa, mệt mỏi, nhức đầu… Làm thế nào để bạn có thể đối phó ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi khi mang thai

(43)
Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ.Khó ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về ăn kiêng

(62)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

7 mẹo đơn giản giúp cải thiện chứng nói mớ khi ngủ ở trẻ nhỏ

(22)
Bạn cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy trẻ nói chuyện trong khi ngủ? Đừng quá lo, bởi chứng nói mớ là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hãy cùng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về thử Pap?

(19)
Bạn có thường nghe báo đài khuyên chị em phụ nữ nên đi thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không? Nếu có, có thể bạn đã nghe đến một trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN