Bạn biết gì về thử Pap?

(4.02) - 19 đánh giá

Bạn có thường nghe báo đài khuyên chị em phụ nữ nên đi thực hiện khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không? Nếu có, có thể bạn đã nghe đến một trong những xét nghiệm được khuyến cáo phổ biến nhất, đó là thử Pap.

Thử Pap là gì?

Thử Pap, hay còn gọi là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, được thực hiện để tìm kiếm những thay đổi trong các tế bào của cổ tử cung. Trong xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung.

Các mẫu sau đó được trải trên bàn kính (phết tế bào cổ tử cung) hoặc trộn lẫn trong một chất dịch màu lỏng (kỹ thuật tế bào nhúng dịch) và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các tế bào sẽ được kiểm tra xem có khác thường hay không.

Lịch trình thử nghiệm Pap được khuyến cáo dựa vào độ tuổi của bạn và những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết cần làm xét nghiệm này thường xuyên như thế nào.

Những ai nên thử Pap?

Những cô gái tuổi teen không cần phải nhận làm xét nghiệm Pap trừ khi bác sĩ nghĩ rằng cổ tử cung của họ bất thường.

Khi tới 21 tuổi, bạn gái nên bắt đầu xét nghiệm thử Pap. Cụ thể là bạn nên kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung này mỗi 3 năm một lần. Dù vậy, có thể bạn cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn thêm nhé!

Một loại bệnh có nguy cơ cao gây u nhú ở người (nhiễm HPV) là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ở phụ nữ lớn hơn 30 tuổi, một xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng một lúc với xét thử nghiệm Pap. Nếu bạn 26 tuổi hoặc trẻ hơn, bạn có thể có tiêm ngừa HPV để ngăn ngừa nhiễm các loại HPV có nhiều khả năng gây ra ung thư cổ tử cung.

Thử Pap có đau không?

Các xét nghiệm Pap không gây tổn thương hay đau đớn gì nhưng có thể gây khó chịu một chút. Tin tốt cho bạn là điều này sẽ qua nhanh chóng khi xét nghiệm kết thúc.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thử Pap?

Nói chung thử Pap không cần chuẩn bị gì phức tạp đâu. Nhưng tốt nhất trước khi kiểm tra Pap, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Cố gắng lên lịch kiểm tra khi bạn không đang trong chu kỳ kinh nguyệt vì máu có thể ảnh ảnh hưởng tới các kết quả xét nghiệm.
  • Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng tampons, thuốc đặt âm đạo, thuốc xịt hoặc bột trong ít nhất 24 giờ trước khi làm xét nghiệm Pap.
  • Một số bác sĩ khuyên bạn nên tránh quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi xét nghiệm thử Pap.

Đừng quên nhắc với bác sĩ nếu bạn:

  • Đang hoặc có thể có thai;
  • Có bất kỳ triệu chứng đường tiết niệu hoặc sinh sản, chẳng hạn như ngứa, mẩn đỏ, lở loét, sưng, hoặc có mùi bất thường hoặc tăng ra dịch âm đạo. Nếu bạn có các biểu hiện trên, hãy trao đổi với bác sĩ về các thay đổi bất thường đó nhé!;
  • Đang sử dụng biện pháp tránh thai;
  • Chuẩn bị thực hiện xét nghiệm thử Pap lần đầu tiên;
  • Từng phẫu thuật hoặc làm các liệu trình khác như xạ trị âm đạo, cổ tử cung, tử cung, hoặc âm hộ.

Nếu được, bạn nên nói với bác sĩ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn và thời gian kéo dài của chu kỳ để bác sĩ có thêm thông tin chẩn đoán nha!

Quy trình thử Pap diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để nhẹ nhàng mở rộng âm đạo. Mỏ vịt là một miếng mỏng bằng nhựa hoặc kim loại với một mảnh bản lề trên một đầu dùng để mở và đóng. Nếu mỏ vịt là kim loại, các bác sĩ hoặc y tá sẽ làm ấm nó để cho bạn thoải mái hơn. Bác sĩ hoặc y tá sẽ cho bạn biết khi nào họ sắp đặt mỏ vịt vào âm đạo của bạn. Một khi mỏ vịt được đặt vào, các bác sĩ hoặc y tá sẽ nhẹ nhàng mở nó lên. Đưa mỏ vịt vào và mở nó ra thì không hề đau, nhưng một số phụ nữ nói rằng nó có thể gây ra một chút áp lực và khó chịu.

Âm đạo được bao quanh bởi các cơ bắp và có thể co giãn, và cuộc kiểm tra sẽ thoải mái hơn nếu bạn thư giãn các cơ bắp ở khu vực đó. Hãy thử làm một số bài tập thở hoặc tập trung vào thư giãn các cơ bắp âm đạo. Đôi khi ngân nga bài hát yêu thích của bạn hoặc trò chuyện với bác sĩ hoặc y tá có thể làm bạn xao lãng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Sau khi mỏ vịt được đặt vào vị trí, các bác sĩ sẽ soi đèn sáng vào bên trong âm đạo để xem cổ tử cung. Các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chạm vào cổ tử cung bằng một bàn chải nhỏ để lấy tế bào từ cổ tử cung. Một số trường hợp có thể bị chảy máu một chút sau khi làm phết mỏng cổ tử cung, chảy máu này là không phải vấn đề nghiêm trọng – nó không giống như máu chu kỳ, và sẽ không kéo dài lâu.

Kết quả xét nghiệm Pap có ý nghĩa gì?

Nếu sau khi xét nghiệm, kết quả của bạn là bình thường thì xin chúc mừng bạn, bạn không có dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung. Nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường, như vậy có nghĩa là các tế bào cổ tử cung có vấn đề và bạn cần được khám chuyên sâu hơn.

Đôi khi xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện thấy dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ không thể chỉ dựa vào xét nghiệm này để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục mà sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác.

Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin các bệnh lây qua đường tình dục có thể có ở nữ giới, hãy cùng tham khảo bài viết Bệnh lây qua đường tình dục ở nữ giới nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 cách duy trì động lực giúp bạn sống khỏe hơn

(85)
Áp lực cuộc sống có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản cả trong công việc lẫn các mối quan hệ. Bạn sẽ lựa chọn nằm thở dài trên giường, ... [xem thêm]

7 lợi ích không ngờ của quả mận

(54)
Ngoài vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn, mận còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn, chẳng hạn như bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ, ... [xem thêm]

5 giai đoạn của quá trình phát triển phổi thai nhi

(23)
Quá trình phát triển phổi thai nhi là một hành trình đầy lý thú. Khi mới thụ thai, bé cưng có hình dạng một quả bóng. Phổi của bé bắt đầu phát triển ở ... [xem thêm]

Bà bầu ăn rau củ muối chua liệu có an toàn?

(77)
Trong thời gian mang thai, hầu hết phụ nữ đều phải đối mặt với cơn thèm ăn thường xuyên. Rau củ muối chua là một trong những món ăn được nhiều bà bầu ... [xem thêm]

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ

(34)
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai, còn được gọi là viêm dính bao khớp vai, là nguyên nhân gây đau và cứng vai, dần dần vai sẽ trở nên khó vận động. ... [xem thêm]

Luyện tập thể thao ở người trưởng thành

(27)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

Những điều cần biết về insulin liều bậc thang

(97)
Liệu pháp insulin liều bậc thang là một phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường thông dụng bằng cách sử dụng insulin. Tuy vậy, trong những năm gần đây, ... [xem thêm]

Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?

(97)
Bà bầu bị đau bụng có lúc chỉ là đau râm ran nhưng đôi khi lại đau quặn. Cơn đau này có khi không nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên chủ quan, nó có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN