5 cách hiệu quả giúp từ giã thói quen cắn móng tay ở trẻ

(4.45) - 81 đánh giá

Thói quen cắn móng tay ở trẻ khiến những móng trơ trụi, trầy xước chảy máu. Lúc đang ngồi gần bố mẹ, trẻ cũng có thể cắn luôn móng tay của bố mẹ. Nếu không ngăn thói quen này sớm, trẻ có thể nghiện và cắn móng trong vô thức đến khi lớn lên.

Bạn không phải là người duy nhất lo lắng đến việc trẻ có thói quen cắn móng tay. Đây là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ em. Ước tính trung bình có khoảng 50% trẻ em từ 10 – 18 tuổi có thói quen cắn móng tay. Do đó, khi con có biểu hiện này, bạn không nên quát tháo, la mắng mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay

Có rất nhiều lý do khiến trẻ có khuynh hướng cắn móng tay, chẳng hạn khi gặp căng thẳng, lo lắng, thoải mái hay chán nản. Sau đây là những lý do phổ biến dẫn đến trẻ xuất hiện thói quen này:

1. Tự an ủi

Đặt ngón tay vào miệng là phản xạ tự nhiên và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh để tạo cảm giác an ủi. Thói quen này, đôi khi, có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra khi trẻ lớn lên. Vì vậy, lý do khiến trẻ mới biết đi có thói quen cắn móng tay là vì muốn có cảm giác thoải mái.

2. Nhàm chán

Bạn sẽ nhận thấy trẻ hay cắn móng tay mỗi khi cảm thấy chán hoặc khi không cần sử dụng tay, chẳng hạn lúc xem tivi hay lúc ngồi nghe giảng trong lớp học…

3. Di truyền

Thói quen của bố mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến con cái thông qua gen di truyền. Nếu thời thơ ấu bạn có thói quen cắn móng tay thì rất có khả năng trẻ cũng có cùng thói quen đó.

4. Bắt chước thói quen của người khác

Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước thói quen cắn móng tay từ anh, chị em hoặc các thành viên khác trong nhà. Làm vậy giúp trẻ có cảm giác “tốt” và giống như một người lớn.

5. Căng thẳng và lo lắng

Trẻ sẽ có xu hướng cắn móng tay khi gặp bất kỳ tình huống nào khó chịu ở môi trường xung quanh khiến trẻ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng. Dù là ở nhà hay trường, có thể là một số vấn đề sau:

  • Cha mẹ ly hôn
  • Mâu thuẫn giữa cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình
  • Ông bà hoặc người thân mới qua đời
  • Chuyển đến nhà mới
  • Đi học ở ngôi trường mới
  • Bị bắt nạt trong lớp học
  • Áp lực thi đua trong lớp
  • Bị phạt hoặc bị la mắng.

Mời bạn xem thêm bài Cha mẹ có thể giúp trẻ bớt lo lắng bằng cách nào? để có biện pháp giúp con vượt qua lo lắng.

Cách ngăn trẻ cắn móng tay

Mặc dù cảm thấy khó chịu khi trẻ có thói quen cắn móng tay, bạn cũng cần phải kiềm chế không la mắng hoặc trừng phạt trẻ. Dưới đây là một số cách hữu ích giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay:

1. Trò chuyện với trẻ

Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện thói quen này. Nếu có nguyên nhân đặc biệt như nhàm chán hoặc căng thẳng, bạn hãy cùng thảo luận với trẻ để tìm cách khắc phục.

2. Vi trùng và bệnh tật

Cho trẻ biết có rất nhiều vi trùng nằm ở trong móng tay và việc cắn móng tay sẽ giúp vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều căn bệnh. Do đó, trẻ cần ngưng thói quen không tốt này.

3. Thưởng cho trẻ

Thỏa thuận bạn sẽ tặng một phần thưởng nếu trẻ bỏ được thói quen cắn móng tay. Phần thưởng có thể là một món ăn đặc biệt dùng trong bữa tối hoặc món tráng miệng mà trẻ yêu thích.

4. Mua bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ

Mua cho trẻ một bộ chăm sóc móng tay cỡ nhỏ và khen ngợi bộ móng của trẻ nhìn gọn gàng sau mỗi lần cắt và chăm sóc móng. Đồng thời, nói cho bé biết bộ móng lúc trẻ cắn nhìn không đẹp. Việc này sẽ giúp trẻ có thêm lý do để từ bỏ thói quen cắn móng tay.

5. Tạo vị đắng

Bạn có thể mua sản phẩm bán tại các hiệu thuốc có công dụng ngăn trẻ cắn móng tay. Bôi một ít lên móng tay của trẻ, sản phẩm có vị rất đắng sẽ nhắc nhở trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay. Với bé gái thích làm điệu, bạn có thể sơn móng tay cho con. Trẻ sợ mất đẹp nên sẽ không cắn móng tay nữa.

Khi đã hiểu được nguyên nhân khiến trẻ có thói quen cắn móng tay, bạn sẽ giúp trẻ khỏi việc cắn móng tay. Đôi khi, chỉ cần kết hợp một vài phương pháp đơn giản và tình yêu thương, quan tâm, kiên trì, chăm sóc trẻ cũng có thể giúp trẻ từ bỏ tật xấu này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú ở phụ nữ: Hãy ngăn ngừa trước khi quá muộn!

(37)
Là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi, bệnh ung thư vú đang ngày càng trở thành nỗi lo lắng ám ảnh phụ nữ hiện đại. Hiện nay, bệnh ung thư vú ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn khỏe hơn khi bị huyết áp thấp

(64)
Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh có thể cải thiện được nếu như bạn nhận biết và điều trị bệnh từ sớm. Khi bị huyết áp thấp, bạn nên kết ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

6 nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến phản ứng viêm

(27)
Phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một số nhóm thực phẩm có thể làm tình ... [xem thêm]

7 thói quen xấu ảnh hưởng đến da khô

(10)
Bạn quan tâm đến làn da của mình? Bạn muốn nó căng mịn, trắng sáng?Bạn thuộc nhóm da dầu, da nhạy cảm hay da hỗn hợp? Bài viết này sẽ dành cho những bạn ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu xã hội

(39)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn lo âu xã hội là gì?Cảm thấy lo lắng trong một số tình huống xã hội là điều bình thường. Ví dụ như có một buổi hẹn hò ... [xem thêm]

Cách chữa chóng mặt nhanh nhất chỉ trong 5 phút

(35)
Mỗi khi bị chóng mặt, bạn thấy như cả thế giới quay cuồng. Chúng tôi giới thiệu những cách trị chóng mặt nhanh nhất, tốn không quá 5 phút để bạn kịp ... [xem thêm]

Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

(32)
Bạn có biết mình mang nhóm máu gì không? Nếu là mẹ bầu nhóm máu O, bạn cần thận trọng khi con chào đời vì có thể sau khi sinh con bạn bị vàng da. Tại sao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN