7 phương pháp quá đơn giản để từ bỏ thói quen ngáy ngủ

(4.38) - 21 đánh giá

Tình trạng ngáy ngủ rất phổ biến ở nam giới, có đến hàng triệu người cũng đang khổ sở vì chuyện này. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các phương thức chữa ngáy ngủ bạn nhé.

Tiếng ngáy phát ra khi đường thở trên của bạn quá hẹp làm cho luồng khí bị hỗn loạn. Khi đó, các luồng khí này làm cho các mô xung quanh dao động và phát ra tiếng ồn.

Nhìn chung, ngủ đủ giấc, ngủ nghiêng, tránh uống rượu trước giờ đi ngủ và tắm nước nóng nếu mũi bị nghẹt là những phương pháp đơn giản có thể giúp giảm ngáy ngủ.

1. Thay đổi tư thế ngủ

Nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòng miệng sát với thành sau cuống họng khiến cho đường thở trên bị hẹp lại và phát ra tiếng ồn. Khi đó, bạn chỉ cần xoay người ngủ nghiêng một bên là có thể giải quyết vấn đề.

Bạn có thể dùng gối kê lưng, vì gối có thể nâng đỡ cơ thể, giúp bạn dễ dàng nằm nghiêng và nhờ đó giúp đường thở thoáng hơn, khí thoát ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra, đặt một quả bóng quần vợt dưới lưng cũng giúp bạn hạn chế nằm ngửa. Bạn cũng có thể ngủ dựa đầu vào giường để đường khí thoát ra dễ dàng và ngăn ngừa ngủ ngáy. Tuy nhiên, cách này có thể khiến bạn đau cổ. Nếu bạn vẫn còn ngáy khi đã thay đổi vị trí ngủ thì có thể nguyên nhân là do chứng ngưng thở khi ngủ. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Giảm cân

Giảm cân có thể giúp một số người cải thiện tình trạng ngáy ngủ. Nếu bạn chỉ ngáy sau khi đã tăng cân thì có lẽ phương pháp này sẽ hữu hiệu với bạn. Theo một nhà khoa học, việc tăng cân ở cổ có thể làm cho đường kính trong của cổ họng giảm lại và dễ bị khép lại khi ngủ, gây ra tiếng ngáy.

3. Không uống rượu

Rượu và thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến các cơ ở phía sau cổ họng, do đó dễ khiến bạn phát ra tiếng ngáy. Uống rượu 4–5 tiếng đồng hồ trước khi ngủ sẽ khiến bạn ngáy to hơn nữa đấy.

4. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh

Những thói quen xấu khi ngủ cũng có thể có tác động giống như việc uống rượu. Nếu bạn làm việc trong thời gian quá lâu mà không ngủ đủ giấc, thì khi ngủ, bạn sẽ dễ “ngủ như chết” vì đã quá mệt mỏi. Khi ngủ quá say, các cơ sẽ trở nên yếu ớt hơn khiến bạn phát ra tiếng ngáy. Do đó, để chữa “bệnh ngáy ngủ”, bạn nên luyện tập thói quen ngủ đủ giấc, đều đặn và đúng giờ.

5. Mở rộng đường thở

Giữ đường thở mở khi ngủ có thể giúp ích cho việc hô hấp và cho phép không khí thoát ra ngoài dễ dàng. Hãy tưởng tượng đường thở giống như ống nước, khi ống nước bị hẹp, nước sẽ thoát ra mạnh hơn và phát ra âm thanh. Đường thở của bạn cũng hoạt động như vậy. Nếu mũi bị nghẹt hoặc bị hẹp lại do bạn bị cảm hoặc vì các nguyên nhân khác, luồng khí sẽ thoát ra nhanh và dễ dàng gây ra tiếng ngáy.

Tắm nước nóng trước khi ngủ có thể giúp bạn mở rộng đường thở. Ngoài ra, bạn có thể dùng một ít nước muối để rửa mũi bằng ống tiêm khi tắm.

Miếng dán thông mũi cũng có tác dụng trong việc giúp đường thở thông thoáng, giúp bạn cải thiện tình trạng ngáy ngủ đấy.

6. Đổi gối nằm

Các chất gây dị ứng trong phòng ngủ và trong gối có thể góp phần khiến bạn phát ra tiếng ngáy. Vì vậy, hãy nghĩ xem, lần gần đây nhất bạn thay gối là khi nào?

Bụi có thể tích tụ trong gối và gây dị ứng, làm cho bạn ngáy ngủ. Ngoài ra, việc cho thú cưng ngủ trên giường cũng có thể là một nguyên nhân. Do đó, nếu ban ngày bạn không cảm thấy vấn đề gì nhưng lại gặp khó chịu vào ban đêm thì có vẻ những thứ này chính là “thủ phạm”. Tốt nhất là bạn nên sấy hoặc phơi gối 2 tuần 1 lần và thay gối 6 tháng 1 lần để có thể hạn chế tối đa lượng bụi và chất gây dị ứng.

7. Uống nhiều nước mỗi ngày

Các chất tiết trong mũi và vòm miệng mềm trở nên khô lại khi bạn bị mất nước. Điều này có thể tạo ra nhiều tiếng ngáy ngủ.

Theo Viện Y học, một người phụ nữ khỏe mạnh nên hấp thu khoảng 11 ly nước và nam giới cần khoảng 16 ly mỗi ngày. Hãy uống nước để giúp cổ họng không bị khô bạn nhé.

Nói chung, ngủ đủ giấc, ngủ nghiêng, tránh uống rượu trước giờ đi ngủ và tắm nước nóng nếu mũi bị nghẹt là những phương pháp đơn giản có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc giảm ngáy ngủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy có vị lạ trong miệng

(22)
Nếu dạo gần đây bạn hay thấy có vị lạ trong miệng (có thể là vị đắng, chua, mặn, ngọt hoặc vị của kim loại) thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể ... [xem thêm]

Phẫu thuật ung thư vú: Các chọn lựa tái tạo

(46)
Các lựa chọn tái tạo sau khi phẫu thuật ung thư vú có thể khiến bạn bối rối. Có nhiều loại lựa chọn để tìm hiểu. Vì thế, hãy nghiên cứu từng loại ... [xem thêm]

Tất tần tật mọi điều mẹ cần biết về chất kẽm cho trẻ

(54)
Bạn có biết nguyên nhân trẻ bị còi cọc không chỉ là do thiếu canxi mà còn do thiếu kẽm? Vậy mẹ đã bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách chưa? Kẽm là một kim ... [xem thêm]

Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

(64)
Một số phụ nữ có bất thường ở tử cung về hình dạng hoặc cấu trúc so với tử cung bình thường. Đây được gọi là bất thường ở tử cung, dị dạng ... [xem thêm]

Tác hại khôn lường của việc hút thuốc lá đối với làn da

(72)
Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn?

(96)
Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhỏ luôn có những câu nói khiến người lớn phải ngạc nhiên. Có thể nói thế giới trong mắt trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng ... [xem thêm]

Những điều nên biết về những cơn đột quỵ ở thân não

(30)
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ nhưng có thể gây nên những triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

(63)
Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN