Tại sao nên hạn chế cho trẻ ngồi tư thế W?

(4.28) - 81 đánh giá

Trẻ nhỏ thường ngồi tư thế W vì ở tư thế này, trẻ cảm thấy thoải mái, giữ được cân bằng khi trẻ chưa ngồi vững như người lớn. Tuy nhiên, kiểu ngồi này nếu trở thành thói quen hàng ngày lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng có liên quan đến xương khớp và phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi ngồi chơi với trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ mới biết ngồi đến tập đi, nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy trẻ thường ngồi theo tư thế W. Ngồi theo tư thế này thường đem đến cho trẻ cảm giác thoải mái và trẻ có thể ngồi hàng giờ liền.

Tại sao nên hạn chế cho trẻ ngồi tư thế W lâu?

Rất nhiều trẻ em có thói quen ngồi bệt trên sàn nhà trong tư thế hướng hai chân về hai phía khác nhau, đầu gối gập, bàn chân hướng ra ngoài tạo thành tư thế có hình dạng giống như chữ W. Lý do khiến nhiều trẻ nhỏ thích ngồi ở tư thế này là trẻ có sự hỗ trợ, đem đến cho trẻ cảm giác thăng bằng và trẻ sẽ không phải dùng quá nhiều đến cơ trên thân để ngồi thẳng.

Theo các chuyên gia về xương khớp, bạn nên hạn chế cho trẻ ngồi theo tư thế này vì một số lý do sau:

  • Tư thế ngồi chữ W khiến cơ thể dồn nhiều áp lực vào cơ chân, các khớp, hông và đầu gối, dẫn đến phần cơ trên thân không thể phát triển vì không phải hoạt động nhiều.
  • Tư thế ngồi chữ W sẽ khiến cơ chân bị co rút và các khớp bị nới lỏng, dẫn đến những bất thường trong liên kết xương và dáng đi của trẻ.
  • Tư thế ngồi chữ W khiến trẻ gặp phải các vấn đề về cân bằng, phối hợp, hạn chế kỹ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn.

Các chuyên gia đều cho rằng việc trẻ ngồi tư thế W quá lâu sẽ khiến trẻ chậm phát triển các kỹ năng vận động thô như phối hợp và cân bằng.

Các tư ngồi phù hợp bạn nên dạy trẻ

Mỗi khi nhìn thấy trẻ ngồi chữ W, bạn nên sửa lại tư thế ngồi thích hợp cho trẻ. Dưới đây là một số tư thế ngồi tốt cho sức khỏe của trẻ mà bạn nên biết:

1. Tư thế ngồi xếp bằng

Đây là tư thế ngồi trái ngược với tư thế ngồi W. Với tư thế này, hai chân của trẻ sẽ bắt chéo nhau ở phía trước như hình chiếc kéo. Đây là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng vận động giữa hai bên cơ thể. Kỹ năng này không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe của trẻ mà còn giúp phát triển khả năng nhận thức và học tập.

2. Tư thế ngồi duỗi thẳng 2 chân

Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân duỗi thẳng ra trước mặt. Tư thế này rất tốt với cơ thân vì nó đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.

3. Quỳ cao

Đây là tư thế quỳ gối trên sàn với hông và người thẳng. Tư thế này giúp phát triển xương chậu, khớp hông và cơ đùi rất tốt.

Bạn cần lưu ý có một số trẻ gặp phải các vấn đề về thần kinh hoặc chỉnh hình khiến trẻ chỉ có thể ngồi tư thế W. Do đó, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đổi tư thế ngồi. Đối với tình huống này, bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi điều chỉnh tư thế ngồi cho trẻ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

(75)
Định nghĩaBệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ ... [xem thêm]

Lý do mẹ bầu không nên mang giày cao gót

(79)
Đối với nhiều phụ nữ, khi mang thai, việc mang giày dép gì cho phù hợp là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Sự thoải mái và an toàn là yếu tố hàng đầu ... [xem thêm]

Tiết lộ 5 lợi ích thần kỳ từ việc rửa mặt bằng giấm táo

(13)
Rửa mặt bằng giấm táo là cách làm đẹp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp bạn sở hữu một làn da trắng hồng, khỏe khoắn và mềm mịn hơn mỗi ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn bị cảm lạnh

(10)
Mỗi khi cảm thấy không được khỏe trong người, bạn thường tự chuẩn đoán đó là do bị cảm lạnh. Thế nhưng đây có thể không phải đơn giản là chứng ... [xem thêm]

Kiêng cữ khi mang thai: Những điều nên và không nên làm

(34)
Kiêng cữ khi mang thai là điều mà mọi mẹ bầu cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều hiểu rõ những việc nên và không nên làm khi ... [xem thêm]

Cholesterol cao khi mang thai liệu có nguy hiểm?

(70)
Việc có thai sẽ khiến các mẹ phải luôn cân nhắc các lựa chọn của mình xem đó có thực sự tốt cho cả bạn và đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng ... [xem thêm]

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Bài tập giúp bạn đánh bay mỡ tay thừa

(16)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN