5 bài tập để kiểm tra độ tuổi cơ thể bạn

(3.91) - 40 đánh giá

Để mức độ dẻo dai cũng như tuổi sinh học của bạn, Hello Bacsi gợi ý 5 bài tập giúp bạn kiểm tra độ tuổi cơ thể này. Bắt tay vào kiểm tra ngay thôi!

Mỗi người đều có một độ dẻo dai bẩm sinh, đó là lý do tại sao trẻ em lại có thể dễ dàng xoạc chân hay uốn cong chân vòng qua đầu. Tuy nhiên, khi thời gian dần trôi qua, sự dẻo dai và mức độ linh hoạt của khớp ấy sẽ dần mất đi. Thói quen ngồi làm việc tại văn phòng cũng góp phần khiển cơ thể bị cứng lại. Và kết quả là bạn sẽ cảm thấy khó kéo khóa của váy hay thậm chí là đứng thẳng dậy cũng thật khó khăn.

Hãy chuẩn bị sẵn sàng và giữ vững cả tâm lý của mình nữa nhé, vì có thể kết quả sẽ không như bạn mong đợi. Trước khi thử thách, hãy khởi động nhẹ với việc bật nhảy, tập squat và đá chân nhé!

Kiểm tra độ tuổi cơ thể: Độ dẻo khớp vai

Thực hiện như hình sau:

Kết quả:

  • Cảm thấy quá dễ: Xin chúc mừng! Khớp của bạn vẫn đang rất trẻ và dẻo dai
  • Nó khá khó đối với bạn, nhưng bạn vẫn cố gắng thực hiện được: Hãy bắt đầu luyện tập ngay để lấy lại độ dẻo vốn có
  • Động tác này cực kỳ khó, bạn gần như không thể thực hiện chính xác: Bạn hãy thử đặt 2 tay ra sau lưng, bàn tay này nắm lấy khuỷu tay kia. Giữ nguyên tư thế trong vài phút. Luyện tập theo tư thế này thường xuyên để hạn chế tình trạng căng cứng cơ vai.

Kiểm tra độ tuổi cơ thể: Độ dẻo cột sống

Thực hiện theo hình sau:

Kết quả:

  • Nếu bạn có thể đặt toàn bộ lòng bàn tay áp xuống mặt đất: Rất tuyệt đấy! Cơ thể bạn đang ở mức dưới 25 tuổi và có vẻ như bạn đã căng giãn cơ thường xuyên
  • Nếu chỉ có ngón tay chạm tới mặt đất: Cũng không sao cả. Nhưng hãy cố gắng tập luyện thêm để dẻo dai hơn nhé!
  • Nếu bạn không thể chạm đất: Bạn thực sự cần bắt đầu luyện tập ngay. Các khớp cột sống của bạn có lẽ đã quen dần với việc dính vào nhau do ngồi hay nằm cả ngày đấy!

Kiểm tra độ tuổi cơ thể: Độ dẻo phần cổ trước và đai vai

Thực hiện theo hình sau:

Kết quả:

  • Nếu bạn không chạm được vào gót chân: Chắc chắn bạn đã không còn ở độ tuổi thiếu niên rồi. Đừng cố gắng quá sức. Thay vào đó, hãy uốn cong người về phía sau, dùng 2 tay đỡ lưng mình và tập luyện nhiều hơn nữa nhé!
  • Nếu bạn thực hiện tư thế dễ dàng: Thật tuyệt vời! Hãy trở lại tư thế ban đầu thật chậm rãi.

Kiểm tra độ tuổi cơ thể: Độ dẻo khớp hông

Thực hiện theo hình sau:

Kết quả:

  • Nếu bạn có thể chạm trán vào đầu gối và giữ nguyên tư thế trong vòng ít nhất là 2 phút: Rất đáng khen đấy! Độ tuổi cơ thể của bạn hiện đang tương đương với lứa tuổi đến trường
  • Nếu không thể chạm đến đầu gối hay chân tự động khuỵu xuống: Khớp hông của bạn đã không còn linh hoạt nhiều nữa, cơ đùi sau cũng không còn đủ độ đàn hồi.

Kiểm tra độ tuổi cơ thể: Độ dẻo khớp gối

Thực hiện theo hình sau:

Kết quả:

  • Nếu bạn đang còn trẻ: Động tác này sẽ rất dễ thực hiện. Tiền hành từng động tác nhỏ, bạn có thể kết thúc tư thế chống đẩy và trở về tư thế chữ A một cách dễ dàng
  • Sau 30 tuổi: Sẽ khó để bạn hoàn thành thử thách này mà khuỷu tay, lưng và đầu gối không bị gập lại. Hãy lưu ý điểm này và tập luyện căng giãn cơ nhiều hơn nữa
  • Nếu bạn không thể hoàn thành động tác: có lẽ bạn đang hơn 50 tuổi và rất ít tham gia các hoạt động thể chất đấy.

Bây giờ thì bạn đã biết cách rồi, hãy thử kiểm tra độ tuổi cơ thể ngay để biết chúng đang ở mức độ nào. Dù kết quả cao hay thấp, bạn vẫn nên cố gắng tập luyện và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, lại còn giúp bạn luôn tươi trẻ nữa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi mang thai

(38)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

5 cách chăm sóc da nhạy cảm cần thay đổi ngay

(61)
Cách chăm sóc da khỏe mạnh là điều mà chúng ta quan tâm nhiều nhất. Chúng ta chăm sóc làn da mỗi ngày, chi rất nhiều tiền cho các sản phẩm chăm sóc da và trang ... [xem thêm]

4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho trẻ mới tập đi

(89)
Dinh dưỡng cho bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Sau đây là bốn nhóm thực phẩm bạn nên xem xét để cho vào bữa ăn hằng ngày của bé.1. ... [xem thêm]

Liệu có thể biết giới tính thai nhi dù không siêu âm?

(75)
Ngày nay mẹ bầu có thể dễ dàng biết mình sắp chào đón công chúa hay hoàng tử bằng việc siêu âm, tuy nhiên nhiều phụ huynh lại thích lựa chọn những cách ... [xem thêm]

Phụ nữ có nên dùng gừng khi mang thai?

(100)
Gừng đã trở thành một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa qua hàng ngàn năm. Những lợi ích mà phương thuốc tuyệt vời này đem lại là rất ... [xem thêm]

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

(77)
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện ... [xem thêm]

Trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng có sao không?

(58)
Nhiều người cho rằng việc sổ mũi, sốt, đau, khó chịu và chảy nước mũi khi trẻ mọc răng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học đằng sau ... [xem thêm]

Đãng trí có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

(43)
Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN