7 biến chứng khi không điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(3.66) - 88 đánh giá

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có khi không cần điều trị nhưng bạn vẫn phải có biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một rối loạn liên quan đến tế bào tiểu cầu trong máu. Hầu hết trường hợp bệnh giảm tiểu cầu ở người lớn là mạn tính, tức là bệnh sẽ kéo dài suốt đời. Số lượng tiểu cầu giảm sút gây ra nhiều triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khác nhau. Khi lượng tiểu cầu càng thấp, khả năng xuất huyết (chảy máu) đột ngột càng cao, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nếu không điều trị để điều chỉnh mức tiểu cầu lại bình thường, tình trạng xuất huyết sẽ trở nên nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhiều người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ có thể không cần điều trị. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh thông qua các xét nghiệm máu. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh.

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến 7 biến chứng phổ biến của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khi không điều trị.

1. Các vết thương không ngừng chảy máu

Thông thường, tiểu cầu sẽ tham gia vào quá trình đông máu. Khi bạn không may bị thương, tiểu cầu sẽ hoạt động hết mức để máu không bị mất quá nhiều.

Tuy nhiên, khi bạn mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, số lượng tiểu cầu không có đủ để tham gia vào quá trình tạo thành cục máu đông. Kết quả, vết thương của bạn sẽ không ngừng chảy máu cho dù đã băng bó tạm thời. Khi đó, bạn phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp nếu không thể cầm máu.

2. Thiếu máu

Chảy máu quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Mặc dù có khá nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu nhưng trong bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, xuất huyết không kiểm soát là lý do chính dẫn đến thiếu máu. Máu đi vào da và các mô sâu hơn gây ra các nốt xuất huyết, vết bầm tím trên bề mặt da hoặc ổ tụ máu… Mất máu có khả năng xảy ra với cả xuất huyết nội hay ngoại. Ở phụ nữ, thiếu máu còn liên quan đến tình trạng mất máu nhiều qua chu kỳ kinh nguyệt.

3. Các vết bầm tím sẽ hạn chế bạn tham gia các hoạt động

Đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, các vết bầm tím xuất hiện là do hiện tượng chảy máu không được kiểm soát chứ không liên quan đến chấn thương. Tuy nhiên, bạn nên tránh tham gia các hoạt động như chơi thể thao để phòng ngừa chấn thương gây thêm nhiều vết bầm.

Nếu bạn vẫn thấy các vết bầm xuất hiện trên da khi đã tránh các hoạt động có nguy cơ gây thương tích cao thì hãy đến gặp bác sĩ sớm. Đó có khả năng là dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

4. Mệt mỏi cũng cản trở các hoạt động thường ngày

Khi số lượng hồng cầu quá thấp, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi mắc phải bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu – một bệnh tự miễn mạn tính. Tình trạng mệt mỏi quá mức có thể gây khó khăn khi bạn muốn duy trì thói quen hàng ngày và cũng làm tăng nguy cơ bị chấn thương.

5. Xuất huyết nội

Chảy máu không kiểm soát được do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gây ảnh hưởng đến não bộ, chẳng hạn như xuất huyết não. Tình trạng này xảy ra khi lượng tiểu cầu trong máu hạ xuống rất thấp, ít hơn 20.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu. Khi nồng độ tiểu cầu chỉ còn 5.000 tế bào trên mỗi microlit máu hay thấp hơn thì cần phải cấp cứu y tế ngay lập tức. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ (National Heart, Lung and Blood Institute) thì dù có khả năng gây tử vong nhưng xuất huyết não hiếm khi xảy ra.

Chảy máu đường tiêu hóa cũng là một dạng xuất huyết nội hiếm gặp, có thể dẫn đến các biến chứng khác.

6. Nhiễm trùng nghiêm trọng

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc phải các nhiễm trùng nghiêm trọng, nhất là khi bạn đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Hãy cảnh giác với những triệu chứng sớm của nhiễm trùng, bao gồm:

  • Sốt cao và run
  • Mệt mỏi đột ngột
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Khó thở
  • Cứng cổ

Khi thấy có những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

7. Giảm tuổi thọ do những biến chứng liên quan

Mặc dù không có cách chữa trị cho bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ gây tử vong nhanh chóng. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Huyết học Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong liên quan trực tiếp đến xuất huyết giảm tiểu cầu rất hiếm khi xảy ra.

Tiên lượng sống sau khi được chẩn đoán bệnh sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị cũng như khả năng phòng ngừa các rủi ro từ các biến chứng đe dọa đến tính mạng như xuất huyết não. Độ tuổi, tiền sử bệnh liên quan đến xuất huyết nội và sức khỏe tổng thể nói chung cũng là những yếu tố cần được đánh giá.

Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu không đáp ứng tốt với điều trị khi mà số lượng tiểu cầu không tăng lên hơn 20.000 tế bào trên mỗi microlit máu mặc dù đã cắt bỏ lá lách và dùng nhiều liệu pháp y tế, người bệnh có nguy cơ cao bị giảm tuổi thọ do chảy máu và nhiễm trùng.

Diễn biến của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khó có thể lường trước được. Tập trung vào các biện pháp để giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng khi không điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu thêm về những lựa chọn điều trị và thay đổi lối sống hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 tác hại của ngủ nhiều mà bạn nên biết

(53)
Thói quen ngủ quá ít có thể để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không có nghĩa là bạn ngủ nhiều thì sẽ nhận được nhiều ... [xem thêm]

7 loại thức ăn giúp các chàng có cơ bắp săn chắc

(81)
Cơ bắp săn chắc luôn khiến bạn trông thật khỏe khoắn và mạnh mẽ trong mắt các nàng. Bên cạnh việc chăm chỉ đến phòng gym, bạn cũng cần lưu ý đến chế ... [xem thêm]

12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết

(65)
Các loại thực phẩm lên men phổ biến như sữa chua, kim chi, dưa cải chua, củ kiệu… không những giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức ... [xem thêm]

Bạn có biết ung thư phổi di căn lên não như thế nào?

(47)
Ung thư phổi di căn lên não chiếm khoảng 40% các trường hợp di căn của tế bào ung thư phổi. Đối với ung thư phổi, di căn được xem là giai đoạn 4 của ... [xem thêm]

Bệnh về tình dục

(77)
Tìm hiểu chungBệnh về tình dục là gì?Bệnh về tình dục là các bệnh hoặc rối loạn liên quan đến tình dục, thường bao gồm:Bệnh lây truyền qua đường ... [xem thêm]

Tất cả những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng

(64)
Viêm mũi dị ứng, còn gọi là bệnh sốt cỏ khô, là nhóm các triệu chứng khó chịu mà xảy ra khi cơ thể của bạn được tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên mang áo ngực trong thai kì?

(82)
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi. Ngực bắt đầu thay đổi và lớn hơn, vì vậy việc mặc áo ngực có thể khiến bạn cảm thấy không thoải ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh uống sữa dê có an toàn hay không?

(55)
Nếu muốn cho trẻ sơ sinh uống sữa dê thay vì sữa công thức, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần cũng như độ an toàn của thực phẩm này.Bạn đang có ý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN