5 sai lầm của bố mẹ khi tiêm ngừa vắc xin cho con

(4.43) - 97 đánh giá

Việc tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh những bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi cho trẻ tiêm vắc xin. Vậy sai lầm khi tiêm vắc xin là gì?

Việc tiêm ngừa đầy đủ sẽ giúp cho con bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Để giữ cho con luôn khỏe mạnh và tránh được bệnh, phụ huynh nên tránh 5 quan niệm sai lầm sau:

1. Vắc xin có thể gây ra bệnh tự kỷ và các chứng rối loạn khác

Các bậc cha mẹ rất quan tâm việc có hay không mối liên hệ giữa vắc xin kết hợp phòng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (còn được gọi là vắc xin MMR) và bệnh tự kỷ rối loạn phát triển – một vấn đề đã được nêu ra trong một báo cáo ở Anh vào 7 năm trước. Quan niệm này hiện nay vẫn còn vì bệnh tự kỷ có khuynh hướng xuất hiện trong khoảng thời gian tiêm ngừa khi trẻ được một tuổi. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ không cho trẻ tiêm vắc xin vì chỉ sợ trẻ bị tự kỷ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguyên nhân không hẳn do vắc xin gây ra. Các nhà khoa học đã chứng minh được vắc xin không hề gây ra bệnh tự kỷ.

2. “Tốt nhất là hãy đợi đến khi trẻ lớn hơn rồi mới bắt đầu tiêm ngừa cho vắc xin”

Thông thường tiêm vắc xin phải đúng lịch trình thì bé mới có sức khỏe tốt cũng như an toàn, bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như sởi, quai bị… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh nghĩ rằng tiêm ngừa cho trẻ khi lớn mới an toàn.

Các bác sĩ luôn ủng hộ việc các bậc cha mẹ nuôi dạy con theo cách riêng của mình. Song bạn phải đảm bảo rằng con trẻ được tiêm ngừa vắc xin theo đúng lịch trình.

3. Tiêm nhiều vắc xin sẽ phá hỏng hệ thống miễn dịch của bé

Trẻ có thể được tiêm ngừa khoảng 23 mũi tiêm vào thời điểm trẻ 2 tuổi và có thể tiêm nhiều đến 6 mũi trong một lần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều bậc cha mẹ lo ngại về việc các loại vắc xin có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đang phát triển của trẻ. Chính sự lo lắng ấy đã khiến các bậc phụ huynh từ chối tiêm vắc xin cho con.

Trẻ em có khả năng phản ứng một cách an toàn trước những thách thức đối với hệ thống miễn dịch từ việc tiêm vắc xin.

Việc tiêm ngừa vắc xin kết hợp hoặc tiêm đồng thời nhiều loại vẫn an toàn, ví dụ như vắc xin ‘5 trong 1’ (được gọi là Pediarix) để chống lại bệnh viêm gan B, bại liệt, uốn ván, bạch hầu và ho gà.

4. Không nên tiêm ngừa khi trẻ bị cảm

Quan điểm của các bậc phụ huynh cho rằng tiêm vắc xin khi con trẻ đang bị bệnh thì sẽ có phản ứng xấu hoặc sẽ phá hỏng hệ thống miễn dịch là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy các loại bệnh nhẹ không làm ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với vắc xin của con.

Dĩ nhiên, vắc xin cũng có thể kích hoạt các phản ứng phụ, bao gồm sốt và phát ban, cũng như đau ở vị trí tiêm, nhưng hiếm khi gây ra tình trạng đáng báo động.

Nếu trẻ có hiện tượng co giật hoặc sốt cao, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp chữa trị kịp thời.

5. Vắc xin có chứa chất bảo quản nguy hiểm

Cho đến gần đây, người ta quan tâm nhiều về sự an toàn của thimerosal, một hợp chất ngăn ngừa vắc xin không bị nhiễm vi khuẩn và có chứa một dạng chất của thủy ngân được gọi là ethylmercury. Thủy ngân với số lượng lớn sẽ rất có hại cho não của trẻ.

Vì mối lo ngại về tác động của thimerosal đối với trẻ em nên người ta đã loại bỏ chất này khỏi hầu hết các loại vắc xin ở trẻ em vào năm 1999. Tuy nhiên, hợp chất thimerosal vẫn còn trong một số loại vắc xin trị cảm cúm. Nếu bạn vẫn lo ngại, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm loại thuốc không chứa thimerosal.

Nhu cầu tiêm ngừa cho trẻ một cách an toàn và đúng thời điểm để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao nhiều bậc cha mẹ luôn lo lắng đi tìm các bệnh viện có đủ loại vắc xin để tiêm ngừa cho con của mình. Bạn có thể giúp cho con tiêm ngừa những loại vắc xin phù hợp bằng cách mang theo sổ tiêm ngừa vắc xin khi đi khám ở bác sĩ nhi khoa trước khi bác sĩ tiến hành chủng ngừa hoặc có thể tham khảo thông tin tại Dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh tại nước ngoài Medisetter, điện thoại (028) 6681 1670.

Medisetter liên kết với hơn 50 trung tâm y tế hàng đầu tại 5 quốc gia có nền y tế phát triển sẽ cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho bạn. Nếu bạn có dự định cho trẻ tiêm vắc xin ở nước ngoài, bạn có thể tham khảo các bệnh viện hàng đầu châu Á chuyên về khoa nhi tại đây.

Medisetter sẽ tìm kiếm bệnh viện theo nhu cầu của bạn, cũng như việc lựa chọn lịch hẹn với bệnh viện, khách sạn, thông dịch viên… hoàn toàn miễn phí. Để hiểu thêm nhiều thông tin, hãy liên hệ ngay với Medisetter để được tư vấn miễn phí ngay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

(73)
Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị nhưng bạn chỉ nên cho con chơi khi hơn 3 tuổi để tránh những sự cố bất ngờ không mong muốn xảy ra. Vì sao ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

9 liệu pháp tự nhiên giúp bạn trị chứng dị ứng

(94)
Dị ứng do cơ địa hoặc dị ứng do thời tiết hay môi trường khiến bạn luôn khó chịu với khoang mũi ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ… Để tránh các tác dụng ... [xem thêm]

Bạn sẽ có được 7 lợi ích sức khỏe này khi ăn trứng gà

(27)
Trứng gà là một trong số ít loại đồ ăn được giới dinh dưỡng xem là “siêu thực phẩm”.Mỗi quả trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng mà có thể các ... [xem thêm]

Mách nàng công sở cách làm salad ngon miệng lại đẹp mắt

(72)
Nếu bạn muốn có bữa trưa bổ dưỡng mà vẫn duy trì vóc dáng và tiết kiệm thời gian, hãy thử ngay cách làm salad cực kỳ ngon mắt khiến bạn không nỡ ăn!Các ... [xem thêm]

3 bước nhận diện rối loạn nhân cách ranh giới

(45)
Bạn có người thân hay bạn bè bị chứng rối loạn nhân cách ranh giới? Phương pháp WEB bao gồm 3 bước có thể giúp ích trong việc nhận diện người mắc chứng ... [xem thêm]

Cách giúp đỡ bạn bè nhiễm HIV sống lạc quan hơn

(21)
Nếu bạn của bạn bị nhiễm HIV, họ sẽ cảm thấy lo lắng, chán nản, cô lập và sợ hãi vô cùng. Là bạn bè, bạn có thể giúp họ sống lạc quan hơn bằng ... [xem thêm]

Chứng hôi miệng và bệnh tiểu đường

(24)
Hơi thở có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu báo động bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn bị tiểu đường, mùi của hơi thở có thể cho biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN