5 cách giúp mẹ thư giãn khi bé quấy khóc

(3.79) - 43 đánh giá

Dù yêu thương bé đến thế nào đi nữa, hẳn sẽ có những lúc bạn sẽ cảm thấy cực kỳ căng thẳng vì mãi nghe tiếng bé khóc liên tục. Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, bạn hãy thử áp dụng những bí quyết sau.

1. Nghỉ ngơi một lát

Nếu bạn là người duy nhất phải trông bé bảy đêm một tuần vào những thời điểm bé quấy khóc, chắc chẳn bạn sẽ phải chịu đựng căng thẳng dồn dập. Tâm trạng khó chịu và stress không những tác động lên cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như mối quan hệ với người bạn đời. Vì vậy, nếu có hai người, hãy chia đều nhiệm vụ dỗ bé cho cả hai (môt giờ trực, một giờ nghỉ, một đêm trực, một đêm nghỉ, hoặc bất cứ sự sắp xếp nào bạn thấy tốt nhất). Khi thay đổi cảm giác về bàn tay mẹ chạm bé (và nhịp điệu đung đưa khác nhau) đôi khi có thể giúp bé cảm thấy bình tĩnh hơn.

Sau đó, hãy chắc chắn rằng cả hai bạn thỉnh thoảng được nghỉ ngơi cùng nhau, ít nhất một lần một tuần. Bạn có thể thuê người trông trẻ hoặc tận dụng người thân hay bạn bè để dành thời gian riêng cho nhau. Đi ra ngoài ăn tối, thăm bạn bè, đến phòng tập thể dục, đi mát-xa hoặc đi dạo là một trong những cách để hâm nóng tình cảm và nghỉ ngơi sau những ngày chăm con vất vả.

Nếu bạn là bố, hoặc mẹ đơn thân hoặc dành phần lớn thời gian sống một mình vì bạn đời bạn phải công tác xa, bạn sẽ cần phải kêu gọi sự giúp đỡ thường xuyên hơn. Việc dỗ trẻ sơ sinh khóc nhiều giờ mỗi ngày là điều không phải ai cũng có thể tự làm. Hãy nhờ người trông trẻ, người thân hoặc bạn bè sẵn lòng giúp bạn chăm bé.

2. Cho bé nghỉ ngơi

Khóc là hình thức giao tiếp duy nhất của trẻ với người thân. Nhưng một khi bạn đã đáp ứng tất cả các nhu cầu của bé (cho ăn, ợ hơi, thay tã, an ủi…) mà không làm thay đổi được mức độ la hét của bé, bạn có thể để bé nghỉ ngơi bằng cách đưa bé xuống cũi hoặc nôi của mình một chút (đặt lưng bé xuống trong tư thế nằm ngửa). Bạn đừng áy náy nếu để bé khóc trong khoảng 10 hay 15 phút trên nôi trong khi bạn cần làm điều gì đó như nằm nghỉ, kiểm tra e-mail, tập yoga, làm đẹp, thiền định, xem tivi, hoặc đọc một vài trang sách. Điều này sẽ tốt hơn nếu bạn đã cảm thấy ít bực bội và có nhiều năng lượng hơn để bế bé lên lần nữa.

3. Đeo tai nghe hoặc nút tai

Để giảm bớt tác động từ tiếng khóc của bé, bạn nên sử dụng nút tai. Nút tai tuy không chặn âm thanh hoàn toàn, nhưng cũng phần nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhét nút tai hoặc tai nghe và bạn có thể thư giãn.

4. Tập thể dục

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Tập luyện tại nhà với bé vào buổi sớm trong ngày, bơi hoặc tập thể dục tại một câu lạc bộ sức khỏe có các dịch vụ chăm sóc trẻ em kèm theo, hoặc đi bộ ngoài trời cùng bé trong xe đẩy khi bé quấy khóc có thể giúp hai mẹ con bình tĩnh hơn.

5. Tâm sự

Bạn có thể khóc trên bất kỳ bờ vai nào: của người bạn đời, bác sĩ của bé, bác sĩ riêng của bạn, một thành viên gia đình, một người bạn, thậm chí là một người lạ trong phòng trò chuyện của cha mẹ. Hẳn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn khi có thể trút bầu tâm sự (và thậm chí là nước mắt) với ai đó. Tốt nhất là bạn nên chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ, đặc biệt với người đã vượt qua được vấn đề này, điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

6. Hãy tìm người giúp đỡ nếu bạn thấy mình đã quá sức

Hầu như tất cả mọi người đều bị kích động bởi một đứa bé khóc liên tục. Nhưng đối với một số người, việc bé khóc suốt cuối cùng có thể trở nên quá sức chịu đựng. Kết quả là đôi khi chuyện bạo hành bé có thể xảy ra. Bạn có thể dễ mắc phải vấn đề này hơn nếu bạn đang chịu đựng cơn trầm cảm sau sinh. Nếu bạn có suy nghĩ làm tổn thương bé, chẳng hạn như nếu bạn cảm thấy rất muốn đánh bé hoặc gây tổn hại cho bé bằng bất kỳ cách nào, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Nhờ tới một người hàng xóm giữ bé giúp nếu có thể, cho đến khi bạn có thể kiểm soát lại chính mình. Sau đó gọi một ai đó có thể giúp bạn – người bạn đời, một người họ hàng, một người bạn thân, bác sĩ của bé hoặc bác sĩ của bạn. Ngay cả khi những cảm xúc mạnh mẽ của bạn không dẫn đến bạo hành bé, chúng vẫn có thể làm xói mòn mối quan hệ với bé và làm bạn mất tự tin vào chính mình khi làm cha mẹ. Vì vậy bạn cần được tư vấn và giúp đỡ ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

Tìm hiểu vui: Dự đoán tính cách khi làm bố mẹ dựa vào 12 cung hoàng đạo

(50)
Ba mẹ nào cũng muốn hiểu rõ tính cách của con mình để có hướng nuôi dạy tốt hơn. Thế nhưng làm sao để biết được điều đó? Chúng tôi sẽ giới thiệu ... [xem thêm]

Ráy tai – có nên lấy thường xuyên?

(46)
Hầu như người Việt luôn có thói quen làm vệ sinh tai của mình hằng tuần, thậm chí là hằng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng chúng ta không nên lấy ráy tai ... [xem thêm]

Bé có nguy cơ cao nhiễm trùng tai do khói thuốc lá

(15)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

Mách nhỏ cách sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách

(64)
Sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn và tránh làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.Các thuốc xịt mũi thường giúp điều ... [xem thêm]

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

(92)
Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng ... [xem thêm]

Lấy lại trí nhớ sau cơn đột quỵ

(52)
Tìm hiểu chungRối loạn trí nhớ là bệnh gì?Rối loạn trí nhớ là kết quả của việc cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, gây cản trở việc lưu trữ, duy ... [xem thêm]

Suy nghĩ tích cực và tiêu cực đem lại điều gì?

(74)
Suy nghĩ tích cực và tiêu cực là hai trạng thái tư duy trái ngược nhưng có thể bổ sung cho nhau để giúp bạn sống tốt hơn nếu biết cách kết hợp. Hello Bacsi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN