4 tư thế yoga dành riêng cho dân văn phòng

(4.38) - 72 đánh giá

Yoga được coi là một hình thức tập luyện tâm thế cổ xưa có kết hợp các tư thế cơ thể, kiểm soát hơi thở, thiền định và thư giãn.

Yoga mang lại những lợi ích về sức khỏe cũng như tinh thần có thể giúp thư giãn và kiểm soát stress, lo lắng. Yoga có nhiều phong cách, hình thức và cường độ để có thể phù hợp với mọi người. Bạn lo rằng mình không có thời gian đến lớp tập yoga? Không sao cả vì có rất nhiều tư thế yoga cực kỳ hiệu quả bạn có thể tập ngay tại phòng làm việc của mình.

Lợi ích của yoga

Có hàng chục nghiên cứu về lợi ích của yoga. Hầu như tất cả những người đã tập yoga ước rằng họ bắt đầu tập sớm hơn. Yoga sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm:

  • Giảm stress. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có thể giúp giảm stress và lo lắng. Nó cũng có thể khiến tâm trạng tốt lên và mang lại cảm giác thoải mái.
  • Cải thiện vóc dáng. Tập yoga có thể nâng cao khả năng giữ thăng bằng, sự dẻo dai, linh hoạt và sức mạnh.
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính. Yoga có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đối với các bệnh mãn tính như bệnh tim và cao huyết áp. Ngoài ra, tập yoga cũng có thể giúp làm giảm bớt một số tình trạng mãn tính chẳng hạn như trầm cảm, đau, lo lắng và mất ngủ.

Có thể tập yoga tại nơi làm việc không?

Hẳn ai cũng biết nếu chỉ ngồi tại bàn làm việc suốt ngày là điều không nên. Vì vậy, thay vì dành cả ngày trên ghế văn phòng, hãy thử tập một số động tác yoga vào giờ nghỉ trưa để thư giãn gân cốt và giúp cơ thể lấy lại năng lượng.

Bạn có thể nghĩ rằng chiếc ghế bạn luôn phải ngồi khi làm việc không phải là thứ có thể giúp bạn tĩnh tâm, nhưng nó là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong khi ở văn phòng. Một số tư thế yoga bạn có thể thử với chiếc ghế của bạn:

Tư thế cái cây kết hợp với ghế: Bắt đầu bằng cách giữ thăng bằng trên chân phải của bạn. Nâng chân trái và đặt bàn chân trái lên đùi chân phải. Bạn có thể đặt chân trái lên các vị trí thấp hơn như đầu gối hoặc cẳng chân phải nếu như bạn gặp khó khăn khi đặt lên đùi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hông trái giãn ra.

Đặt một bàn tay lên chiếc ghế để giữ thăng bằng. Khi bạn đã thực hiện được tư thế, bắt đầu điều chỉnh nhịp thở. Sau khi giữ tư thế đó 5-10 nhịp đếm, đổi bên.

Tư thế đại bàng ngồi: Để thực hiện tư thế này, bạn nên ngồi thoải mái trên ghế. Đưa khuỷu tay trái xuống bên dưới khuỷu tay phải rồi nắm hai bàn tay lại.

Tiếp theo, bắt chéo một chân lên chân còn lại đang đặt trên sàn nhà. Khép đùi lại gần nhau, và giữ mu bàn chân của chân bên trên chạm vào mặt sau cổ chân của chân chống trên mặt đất. Bạn sẽ cảm thấy sức ép ở bên trong đùi của mình. Giữ 5-7 nhịp đếm. Đổi bên.

Tư thế vũ công: Giữ thăng bằng trên chân phải, vịn hờ vào lưng ghế (hoặc bàn hay tường) bằng tay phải. Chân trái giơ cao phía sau lưng rồi dùng tay trái nắm lấy má chân, chỗ bên ngón cái rồi kéo căng tay lên. Tay phải duỗi thẳng về phía trước. Giữ 5-7 nhịp đếm. Lặp lại với bên còn lại.

Tư thế đài sen: Ngồi ở tư thế hoa sen hoặc xếp bằng. Hít thở. Sau đó đổi bên.

Bạn cũng có thể di chuyển một chút xung quanh bàn để thử những tư thế khác, chẳng hạn như thả lỏng và lắc cổ tay hoặc vươn vai, để có thể kéo giãn cơ thể.

Những điều cần lưu ý khi tập yoga

Nói chung yoga an toàn cho hầu hết những người khỏe mạnh, nhất là khi tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên đã qua đào tạo. Nhưng cũng có một số tình huống khi tập yoga có thể gây ra rủi ro. Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga nếu bạn có mắc bất kỳ bệnh hoặc có một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Dễ đông máu
  • Các bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp
  • Mang thai – mặc dù yoga nói chung là an toàn đối với phụ nữ mang thai, nhưng cũng nên tránh một số tư thế nhất định
  • Các vấn đề khả năng giữ thăng bằng
  • Loãng xương nặng
  • Huyết áp không kiểm soát được.

Làm việc tại bàn cả ngày dài không chỉ nhàm chán mà còn gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Yoga là một gợi ý tuyệt vời cho bạn và đồng nghiệp để tập thể dục, tận hưởng thời gian làm việc và nâng cao năng suất công việc.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • 5 bài tập cơ xương khớp dành riêng cho giới văn phòng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp điều trị tật bàn chân vẹo cho trẻ

(61)
Tật bàn chân vẹo là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ em, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc phát hiện ... [xem thêm]

Thai nhi 5 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(65)
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổiThai nhi tuần 5 phát triển như thế nào?Con mẹ khi được 5 tuần tuổi có kích thước bằng hạt mè và trông giống như ... [xem thêm]

Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm đúng cách để bảo vệ da

(11)
Nếu biết cách tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm, bạn sẽ không còn phải lo lắng gặp phải các vấn đề như ửng đỏ, nóng rát…Da nhạy cảm rất dễ kích ... [xem thêm]

Xơ gan gây giãn tĩnh mạch thực quản: Hiểu để phòng ngừa

(29)
Trong nhiều năm qua, tỷ lệ xơ gan gây giãn tĩnh mạch thực quản có xu hướng ngày càng tăng đột biến. Điều này khiến giãn tĩnh mạch hay thậm chí là chảy ... [xem thêm]

5 kiểu ngoại tình không sex bạn rất dễ vướng vào

(79)
Bạn nghĩ rằng mình và người ấy chưa một lần nắm tay, ôm ấp hay lên giường thì hoàn toàn “trong sáng”? Thật ra, bạn vẫn có thể ngoại tình không sex với ... [xem thêm]

Dưa lưới: Thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ mang thai bị thừa cân

(40)
Dưa lưới là loại trái cây ngon, bổ dưỡng và có giá trị dinh dưỡng cao. Vào những ngày thời tiết nóng bức, đặc biệt là vào mùa hè thì quả dưa lưới là ... [xem thêm]

Cảnh báo 7 hậu quả kinh hoàng từ việc nạo phá thai

(11)
Hậu quả của việc nạo phá thai đối với nữ giới là rất nghiêm trọng. Thậm chí, thủ tục nguy hiểm này còn có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không ý ... [xem thêm]

3 dấu hiệu cho thấy bạn cần một đôi giày thể thao mới

(96)
Việc lựa chọn quần áo khá quan trọng cho việc tập luyện thể dục, bên cạnh đó việc chọn giày tập cũng quyết định cách bạn thực hiện các động tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN