Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm đúng cách để bảo vệ da

(3.74) - 11 đánh giá

Nếu biết cách tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm, bạn sẽ không còn phải lo lắng gặp phải các vấn đề như ửng đỏ, nóng rát…

Da nhạy cảm rất dễ kích ứng, chỉ cần bất cẩn một chút là da bạn có thể phải hứng chịu nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vậy bạn có nên tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm?

“Da mình nhạy cảm thì có thể tẩy da chết không?” – “Da mình trở nên đỏ và xót sau khi tẩy da chết, mình có nên thử lại lần nữa không?”. Đó là những thắc mắc thường gặp của những bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm – những người gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc làn da khó chiều này.

Lợi ích của khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào chết, các mảng da bong tróc trên bề mặt, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó làm sáng và cải thiện bề mặt da.

Chúng ta có thể liệt kê một số lợi ích chính của việc tẩy da chết:

♦ Loại bỏ tế bào chết, dầu thừa, bụi bẩn trên da.

♦ Cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho da, làm da hồng hào hơn.

♦ Thúc đẩy chu kỳ làm mới da diễn ra nhanh hơn, từ đó tình trạng sắc tố da cũng được cải thiện.

♦ Tạo điều kiện cho các dưỡng chất trong những sản phẩm chăm sóc da được thẩm thấu tốt hơn.

Riêng đối với da nhạy cảm, tẩy da chết giúp phục hồi và làm dịu những vùng da bị kích ứng, khôi phục lớp màng bảo vệ da. Từ đó, làn da sẽ dần thích nghi với sự thay đổi của môi trường xung quanh, cũng như có khả năng tránh được những tình trạng kích ứng có thể xảy đến.

Với những lợi ích trên thì việc tẩy da chết cho làn da nhạy cảm là điều hoàn toàn nên làm. Chỉ cần chọn đúng sản phẩm phù hợp và thực hiện đúng cách thì tình trạng kích ứng sau khi tẩy tế bào chết sẽ rất khó xảy ra.

Phương pháp tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Có rất nhiều phương pháp và công cụ để tẩy da chết. Về cơ bản chúng được chia thành 2 nhóm chính sau đây:

Tẩy da chết cơ học (vật lý)

Phương pháp này chủ yếu dùng lực tác động lên bề mặt da nhằm loại bỏ các tế bào chết trên da. Thường dùng các công cụ sau đây:

♦ Cọ/miếng rửa mặt: thường có đầu lông chổi mềm hoặc gai silicone chất lượng cao, thích hợp để sử dụng thường xuyên mà không làm kích ứng da. Một số loại có gắn máy (còn gọi là máy rửa mặt), có khả năng làm sạch sâu hơn nhờ công nghệ rung sóng âm.

♦ Mút rửa mặt – konjac sponge: đây là một dụng cụ để tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm này có cấu tạo từ sợi konjac – một loài thực vật tự nhiên giàu chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, loại mút rửa mặt này có nhược điểm hao mòn, thời gian sử dụng ngắn, chỉ từ 3-6 tháng.

♦ Hạt scrub: loại tẩy da chết dạng hạt này cực kỳ thông dụng. Thành phần thường là các loại hạt nhỏ để ma sát, lấy đi tế bào da chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, các bạn có da nhạy cảm sẽ có cảm giác hơi rát da sau khi sử dụng. Các hạt này có thể gây xước da và khiến da tổn thương nếu bạn chà sát lâu và nhiều lần.

♦ Peeling gel: thường được gọi là tẩy tế bào chết dạng kỳ, sản phẩm có dạng gel lỏng, không có hạt như scrub. Khi massage trên da, gel này sẽ nhanh chóng vón lại thành những vụn nhỏ. Peeling gel làm sạch nhẹ nhàng, êm ái, không gây xước bề mặt da như scrub. Chính vì vậy, đây là dạng tẩy da chết vật lý phù hợp với làn da nhạy cảm, da kích ứng hoặc bị mụn.

Tẩy da chết hóa học

Tẩy tế bào da chết hóa học được dùng như 1 sản phẩm đặc trị, khi nó không rửa đi và lưu trên da thì có thể liên tục đào thải các tế bào chết.

♦ Alpha-hydroxy acid (AHA): một số loại AHA điển hình là glycolic acid, lactic acid, tartaric acid và citric acid. Nó hoạt động bằng cách phá vỡ sự liên kết của các tế bào chết, bụi bẩn trên bề mặt da và loại bỏ chúng. AHA phù hợp với da khô, lão hóa, xỉn màu. Nồng độ AHA trong sản phẩm nên ở từ 5-10% và có độ pH vào khoảng 3-4 sẽ phù hợp cho da.

♦ Beta-hydroxy acid (BHA): loại BHA được dùng phổ biến nhất chính là salicylic acid. BHA dễ dàng thẩm thấu qua lỗ chân lông từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa. BHA hoạt động khá nhẹ nhàng nên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho da mụn, da nhạy cảm, dễ kích ứng. Nồng độ BHA phù hợp cho da ở khoảng từ 1-2% và có độ pH vào khoảng 3-4.

Cách tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Da nhạy cảm vốn rất mỏng manh và dễ kích ứng, vì vậy bạn nên tìm cho mình một sản phẩm tẩy da nhẹ nhàng nhất. Có thể sử dụng các sản phẩm peeling gel hoặc các loại tẩy tế bào chết hóa học có thành phần lactic acid. Đây là một chất vừa có khả năng làm sạch da, lại vừa có thể cấp ẩm.

Bạn nên hạn chế sử dụng các phương pháp tẩy da chết cơ học quá mạnh tay vì các loại scrub và cọ rửa có thiết kế quá cứng hay nhọn có thể gây nên một số kích ứng và thương tổn cho da.

Việc tẩy tế bào da chết sẽ làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn bắt buộc phải dùng kem chống nắng hàng ngày và nên che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài.

Dưới đây là một số bí quyết tẩy da chết cho từng tình trạng da nhạy cảm:

♦ Da dầu, nhạy cảm và có mụn

Đối với kiểu da này, bạn nên dùng BHA, nó vừa có tính kháng khuẩn, vừa giúp làm mịn và sạch mụn mà không khiến da bị kích ứng. Thực hiện 3 lần/tuần.

Kết hợp với tẩy da chết dạng hạt scrub nhỏ, mịn 2 lần/tuần để giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ.

Không được sử dụng 2 phương pháp này cùng một ngày mà nên chia ra các ngày khác nhau.

♦ Da thường, một số chỗ bị kích ứng, mẩn đỏ và bạn muốn chống lão hóa

Loại da này cần các sản phẩm tẩy tế bào chết có khả năng làm mịn da và dịu đi các kích ứng để da khỏe mạnh hơn.

Tránh sử dụng các sản phẩm có chất tạo mùi. Bạn nên thử sản phẩm mới ở một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để đảm bảo chúng không gây dị ứng.

Sử dụng sản phẩm AHA có chứa lactic acid 3 lần/tuần.

♦ Da khô, nhạy cảm, mẩn đỏ và bạn muốn chống lão hóa

Bạn nên dùng các sản phẩm có chứa dầu jojoba hoặc dầu tầm xuân (rosehip oil) và các loại thực vật lành tính vì chúng có khả năng làm dịu da và củng cố hàng rào bảo vệ da.

Kết hợp với lactic acid do chất này phù hợp với da khô và lão hóa. Dùng 3 lần/tuần.

Không nên lạm dụng việc tẩy da chết.

Khi nào nên ngừng việc tẩy tế bào chết?

Dừng tẩy tế bào chết nếu bạn nhận thấy làn da của mình bị mẩn đỏ, sưng, viêm, bong tróc hoặc bị kích ứng. Tránh tẩy tế bào chết nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc hoặc các sản phẩm trị mụn, bao gồm retinol và benzoyl peroxide. Nó có thể làm da của bạn tồi tệ hơn hoặc gây ra thêm nhiều mụn.

Thảo My/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh suy giảm nhận thức nhẹ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

(17)
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là một giai đoạn suy giảm nhận thức rõ rệt do sự lão hóa và bệnh mất trí nhớ gây ra. Triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách ... [xem thêm]

9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ dưa hấu

(42)
Dưa hấu chứa hàm lượng nước đến 92%, được coi là loại trái cây tươi mát và giải nhiệt tuyệt vời nhất mà bạn có thể thưởng thức trong những ngày hè ... [xem thêm]

Tiến sĩ Nhật Bản Eri Katagiri: “Tiêm chất độn cằm là cả một nghệ thuật”

(49)
Cằm hai ngấn (cằm nọng) hay đi đôi với những rối loạn về hô hấp khi ngủ do các vách quanh họng bị giãn ra và làm hẹp đường thở bởi áp lực từ phần ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

Uống thuốc cảm khi cho con bú cần lưu ý gì?

(44)
Việc uống thuốc cảm khi cho con bú có an toàn hay không? Bạn có thể áp dụng những phương pháp trị cảm lạnh nào mà không cần dùng thuốc?Nếu bạn đang sử ... [xem thêm]

Cho bé uống sữa đậu nành có an toàn không?

(73)
Sữa đậu nành là thức uống chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn đang phân vân không biết có nên cho bé uống sữa đậu nành? Nếu ... [xem thêm]

Hội chứng Galactorrhea: Ngực tiết sữa dù không mang thai

(43)
Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% phụ nữ mắc phải hội chứng Galactorrhea và 33% trong số đó có ít nhất một lần sinh con.Thông thường, phụ nữ chỉ tiết sữa ... [xem thêm]

Thực phẩm giàu vitamin K mẹ bầu không thể bỏ qua

(63)
Vitamin K quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin K trong chế độ ăn uống hàng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN