4 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị hen suyễn

(3.74) - 79 đánh giá

Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên việc chẩn đoán và điều trị hen suyễn không hề dễ dàng cho bác sĩ cũng như các bậc phụ huynh.

Bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những thông tin cơ bản về hen suyễn ở trẻ em, giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất để ngăn ngừa cũng như chữa trị kịp thời cho con.

Hen suyễn ở trẻ em

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn đang ngày càng tăng. Đây là tình trạng mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa chắn chắn về lý do tại sao tỷ lệ hen suyễn ở trẻ em tăng nhanh như vậy. Có thể chính các chất ô nhiễm có trong môi trường cộng với việc tiếp xúc nhiều tác nhân dị ứng có trong thức ăn và thế giới xung quanh chính là thủ phạm âm thầm gây hen suyễn ở trẻ.

Hen suyễn là chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khí bị viêm dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng đến việc hô hấp. Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng (chất dị ứng như khói bụi, phấn hoa và nấm mốc) và những chất ô nhiễm trong môi trường (như khói thuốc lá) gây ra. Thực tế giữa hen suyễn và dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 60% bệnh nhân hen suyễn do dị ứng hoặc sốt gây ra. Trẻ em bị các loại dị ứng trong thời kỳ sơ sinh như chàm hay dị ứng thức ăn thường mang nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn cao.

Viêm đường hô hấp trên hoặc không khí lạnh chính là nguyên nhân làm bộc phát các cơn hen. Những triệu chứng hen suyễn xuất hiện khi đường dẫn khí tiếp xúc với các chất kích ứng, sau đó phản ứng dị ứng khiến cho chúng sưng lên, co thắt và tiết dư thừa chất nhầy. Đường dẫn khí bị co thắt tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở gọi là thở khò khè.

Trẻ bị thở khò khè

Ở trẻ sơ sinh, đường dẫn khí của trẻ thường rất nhỏ, vì vậy chỉ cần một chút sưng tấy cũng đủ khiến trẻ khó thở. Điều này làm phát sinh thở khò khè. Thở khò khè thường phổ biến ở trẻ trước 1 tuổi và gây ra bởi các virus cảm cúm. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một ví dụ phổ biến. Loại virus này thường gây ra loại viêm phổi gọi là viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ. RSV thường bắt đầu như bệnh cảm thông thường với các triệu chứng như ho và tắc nghẽn, sau đó tiến triển nghiêm trọng hơn thành các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng.

Các nguyên nhân khác có thể gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Đường dẫn khí mềm dễ dàng bị thu hẹp (tình trạng thường xảy ở trẻ lớn hơn 2 tuổi).
  • Mẩu thức ăn hoặc một vật nhỏ mắc ở đường dẫn khí.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm thanh khí quản (chứng bệnh do virus cảm lạnh gây ra, khiến trẻ ho liên tục).
  • Axit dạ dày có trong phổi do trào ngược dạ dày thực quản.

Bạn nên đưa con đến khám bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè, kể cả bề ngoài của trẻ có tỉnh táo và thoải mái. Các triệu chứng dưới đây cho thấy trẻ đang có vấn đề về hô hấp:

  • Thở nhanh hơn bình thường
  • Mũi phập phồng
  • Da tái xanh xung quanh vùng môi.

Làm thế nào để chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em?

Thở khò khè chưa chắc là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Thông thường trẻ sơ sinh thở khò khè thường được cho là mắc các bệnh về đường hô hấp. Đáng tiếc là cho đến hiện nay vẫn chưa có bài kiểm tra hay xét nghiệm nào có thể chẩn đoán hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Chúng ta không thể tiến hành đo chức năng phổi vì trẻ còn quá nhỏ. Gia đình cần chăm sóc và quan sát trẻ thường xuyên để biết được nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè. Nếu tình trạng này xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với bụi bẩn hoặc đột nhiên bộc phát mà không bị viêm đường hô hấp trên thì đây chính xác là bệnh hen suyễn. Đồng thời, khi bạn cho trẻ tiến hành các liệu pháp chữa trị hen suyễn, cơ thể trẻ hoàn toàn phản ứng lại với chúng thì chắc chắn khả năng hen suyễn ở trẻ là chính xác.

Giữa hen suyễn và dị ứng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu trẻ có tiền sử mắc phải các loại dị ứng như bệnh chàm (viêm da dị ứng), trẻ hoàn toàn có khả năng bị hen suyễn. Ngoài ra, gia đình có tiền sử dị ứng và hen suyễn cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không phải trẻ mắc bệnh hen suyễn nào cũng xuất hiện triệu chứng thở khò khè. Một vài trẻ sẽ bộc phát các triệu chứng khác như ho mạn tính, đặc biệt là ho vào ban đêm hoặc phát ho mỗi khi trời trở lạnh. Nếu trẻ cứ tiếp tục ho dai dẳng đến 5 tuổi thì bạn nên cho trẻ tiến hành đo chức năng phổi để chẩn đoán hen suyễn.

Làm thế nào để điều trị hen suyễn ở trẻ em?

Việc điều trị bệnh suyễn đòi hỏi rất nhiều thời gian để phối hợp với bác sĩ. Bạn nên học cách sử dụng thuốc cho con cũng như kiểm soát hơi thở của trẻ. Bất cứ khi nào trẻ xuất hiện những triệu chứng khác thường, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời. Mức độ nghiêm trọng của bệnh suyễn có thể thay đổi nhiều lần trong vòng một năm do thời tiết thay đổi. Bệnh cũng tiến triển khác nhau khi trẻ lớn lên. Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ít nhất 3 lần một tháng để có thể giúp trẻ kiểm soát được hết các triệu chứng cũng như theo dõi liệu trình điều trị, từ đó có những thay đổi phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

Bác sĩ thường kê 2 loại thuốc cơ bản sau để giúp trẻ điều trị hen suyễn:

  • Thuốc có tác dụng nhanh sử dụng mỗi khi lên cơn. Albuterol thường là loại thuốc phổ biến có trong toa giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn. Loại thuốc này có thể được sử dụng dưới dạng uống. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc thông qua máy xông khí dung hoặc ống hít cầm tay. Máy xông khí dung sẽ giúp biến đổi thuốc sang dạng hơi để trẻ dễ dàng hấp thu trực tiếp vào trong phổi thông qua mặt nạ của máy. Thuốc albuterol có tác dụng giúp mở phổi và giảm co thắt dường dẫn khí để trẻ có thể dễ dàng hấp thu nhiều khí hơn. Máy khí dung hoạt động rất nhanh chóng, thường chỉ mất một vài phút để hấp thu thuốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý máy có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị kích thích và hốt hoảng. Nếu cơn hen đặc biệt nghiêm trọng, bạn nên cho trẻ sử dụng loại thuốc khác như corticosteroid. Corticosteroid có cả dạng lỏng và viên. Bạn cũng có thể tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho trẻ trong 3 đến 5 ngày.
  • Thuốc ngăn ngừa các kích ứng và viêm nhiễm đường dẫn khí lâu dài. Nếu con của bạn mắc chứng thở khò khè, đòi hỏi chữa trị bằng thuốc albuterol nhiều hơn 2 hoặc 3 lần một tuần, bác sĩ có thể sẽ thêm những loại thuốc dự phòng vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh ngăn ngừa thở khò khè để tránh dẫn đến những vấn đề hô hấp, các loại thuốc dự phòng này còn có vai trò quan trọng trong việc giúp phổi tránh khỏi tổn thương và viêm sưng. Hai loại thuốc chống viêm sưng được sử dụng ở trẻ em là cromolyn sodium và corticosteroid dạng hít. Để chúng phát huy tác dụng, bạn nên cho trẻ sử dụng mỗi ngày bất kể trẻ có bộc phát các triệu chứng bệnh hay không. Cromolyn sodium thường phát huy tác dụng sau 4 tuần sử dụng và corticosteroid là sau 2 tuần. Mặc dù có một vài tác dụng phụ, song cromolyn sodium vẫn rất an toàn. Nếu con của bạn mắc bệnh hen suyễn nghiêm trọng, bạn cần cho con sử dụng corticosteroid dưới dạng hơi. Chúng sẽ đi trực tiếp đến phổi của trẻ và có ít tác dụng phụ hơn thuốc dạng viên hoặc lỏng.

Mục tiêu của việc điều trị hen suyễn là giúp con loại bỏ những triệu chứng cản trở việc thở để con có thể tham gia tất cả hoạt động thể chất dễ dàng mà không cần lo lắng quá nhiều về sức khỏe.

Để hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị hen suyễn của con, bạn có thể sử dụng máy xông mũi họng. Thiết bị này giúp đưa thuốc trực tiếp vào phổi một cách hiệu quả, từ đó giúp cắt giảm các cơn hen suyễn nhanh chóng và hiệu quả.

Máy xông mũi họng nén khí NE-C801KD là lựa chọn phù hợp dành cho bé yêu. Công nghệ van ảo độc đáo chỉ có ở OMRON, hạt thuốc nhỏ mịn giúp thuốc thẩm thấu sâu tới túi phổi, không hao hụt thuốc giúp hiệu quả xông cao, không dùng van silicon độc hại và cốc thuốc sử dụng chất liệu nhựa dễ vệ sinh, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Bên cạnh đó, sản phẩm với thiết kế sinh động và dễ thương giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình điều trị.

Máy xông mũi họng nén khí NE-C801KD

Hiện nay, máy xông mũi họng nén khí OMRON là thương hiệu duy nhất trên thị trường được Hội hô hấp Việt Nam khuyên dùng.

Bạn có thể tham khảo và mua sản phẩm tại đây.

Những loại thực phẩm thường gây hen suyễn ở trẻ em

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện về dị ứng thực phẩm. Họ xét nghiệm máu ở trẻ em và người lớn để xác định mức độ dị ứng của những người này đối với một số thực phẩm thông thường. Trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng vào năm 2010 đã công bố rằng những người bị hen suyễn thường dễ dị ứng với thức ăn hơn nhiều so với những người không hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn càng nặng thì dị ứng thực phẩm càng dễ xảy ra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn và hen suyễn rất khác nhau ở từng người bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý hạn chế những loại thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm tình trạng hen suyễn ở trẻ em.

Tôm

Dị ứng với tôm và sò là một tình trạng rất thường gặp, ở mọi lứa tuổi. Nếu bé dị ứng nặng với loại thực phẩm này thì ngay cả ngửi mùi hương khi chế biến các loài động có vỏ này cũng có thể kích hoạt phản ứng dị ứng thực phẩm.

Đậu phộng

Tình trạng dị ứng đậu phộng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Việc tránh xa loại thực phẩm này thật sự khá khó khăn vì chúng là loại nguyên liệu rất thường được dùng trong nấu ăn. Đối với các loại bánh kẹo trong siêu thị, không phải lúc nào bảng nguyên liệu cũng liệt kê rõ ràng. Thành phần này cũng có thể được tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ dầu trộn salad, bánh tráng miệng, nước sốt và thực phẩm cho người ăn chay. Ngoài ra, tình trạng nhiễm chéo trong quá trình chế biến có thể làm bé dị ứng ngay với cả những thực phẩm không chứa đậu phộng.

Sữa

Dị ứng sữa thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Khi bé bị dị ứng với loại thực phẩm này, bạn cần hết sức cảnh giác vì có một số loại thực phẩm chứa một ít sữa trong đó chẳng hạn như thịt và cá ngừ đóng hộp – vốn có chứa một loại protein sữa như chất kết dính. Vì vậy, hãy đọc thật kỹ nhãn hiệu trước khi mua hàng và phải hỏi kỹ đầu bếp về các thành phần trong thức ăn họ chế biến khi bạn đưa bé đi ăn ở ngoài.

Trứng

Bạn có thể sử dụng gelatin, nấm men, và bột nở để thay thế trứng trong một số công thức nấu ăn. Ngoài ra, bạn nên cảnh giác với những loại thực phẩm có chứa trứng trong đó. Một số thức uống, thực phẩm nướng, mì ống và thậm chí cả bánh quy đôi khi có thể được làm từ trứng. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ thông tin thành phần sản phẩm trước khi ăn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tuyệt chiêu luyện ngủ cho cặp sinh đôi cực hiệu quả

(29)
Việc luyện ngủ cho cặp sinh đôi là một hành trình gian nan. Tuy nhiên, nếu bạn có trong tay một số “tuyệt chiêu” nhất định, công việc này sẽ trở nên ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên dùng hạt đậu gà trong thai kỳ hay không?

(34)
Hạt đậu gà là loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Thời gian gần đây, đậu gà cũng được du nhập vào Việt Nam ... [xem thêm]

Mức đường huyết của bạn có đang tăng quá cao?

(81)
Đường mang lại năng lượng để chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng mức đường huyết tăng quá cao thì thực sự nguy hiểm.Chúng ta có xu hướng ... [xem thêm]

Vì sao bạn bị nóng rát vùng kín?

(38)
Nguyên nhân của tình trạng nóng rát vùng kín không phải lúc nào cũng là triệu chứng bệnh lý mà có thể là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn đấy! Đối ... [xem thêm]

Muối hồng Himalaya không phải lúc nào cũng tốt

(70)
Muối hồng Himalaya tuy có một số khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng liệu có xứng đáng với giá tiền gấp khoảng 10 lần muối thường? Trước khi quyết ... [xem thêm]

Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ kéo dài do rối loạn lo âu, trầm cảm nhiều năm

(12)
Chứng mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Việc chữa bệnh mất ngủ đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong một thời gian ... [xem thêm]

Giảm cân bằng dứa chẳng cần lo lắng!

(87)
Nhiều nàng truyền tai nhau bí quyết ăn dứa giảm cân, song không phải ai áp dụng cũng thành công. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe đáng ... [xem thêm]

10 điều nên và không nên thực hiện khi mắc đái tháo đường

(57)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN