Bí quyết cho mẹ không bị táo bón sau khi sinh bé

(4.33) - 22 đánh giá

Sau sinh vài ngày, bạn có thể bị táo bón. Điều này là bình thường. Khoảng 20% phụ nữ mắc táo bón sau khi sinh. Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ bị táo bón trong suốt thai kỳ, bạn cũng có thể mắc phải sau khi sinh vài ngày.

Vì sao mẹ bị táo bón sau khi sinh?

Các nguyên nhân gây táo bón sau sinh có thể bao gồm:

  • Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể cao;
  • Hệ thống tiêu hóa bị chậm lại khi bạn chuyển dạ;
  • Nếu bạn sử dụng thuốc như thuốc giảm đau (khi chuyển dạ, như pethidine hoặc diamorphine), hoặc viên sắt, các loại thuốc này có thể làm bạn táo bón.

Làm sao để mẹ không bị táo bón sau sinh?

Để phòng tránh táo bón và tự thúc đẩy cơ chế hoạt động tự nhiên của đường ruột, bạn nên:

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày.
  • Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, bao gồm các loại trái cây, rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Cố gắng duy trì hoạt động thể chất tích cực nhất có thể.
  • Sử dụng các biệt dược làm mềm phân (Colace, Surfak,…) hoặc thuốc nhuận tràng chứa chất xơ (Citrucel, FiberCon,…) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang cho con bú và cảm thấy khát nước, bạn nên uống thật nhiều nước.
  • Đi bộ thường xuyên. Đi bộ có thể gây đau cho bạn vào thời gian đầu sau khi sinh do cơ thể bạn vẫn đang phục hồi. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng đi đại tiện hơn nếu chỉ cần đi bộ ngắn đều đặn vào cuối mỗi ngày.
  • Không bao giờ nhịn ngay khi bạn cảm thấy mình có nhu cầu đi tiêu.

Táo bón sau sinh có thể trở nên nghiêm trọng hay không?

Tuy không thường xuyên nhưng đôi khi táo bón sau sinh có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Nếu bạn bị táo bón nặng đi kèm đau bụng xen kẽ với tiêu chảy hoặc phân bạn đi ra chứa chất nhầy hoặc máu, hãy báo với bác sĩ ngay.

Ngoài ra, áp lực tạo ra trong quá trình đại tiện hoặc đại tiện với phân quá cứng có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ – căn bệnh khiến cho tĩnh mạch bị sưng ở vùng trực tràng. Bệnh trĩ có thể làm bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu, mặc dù hiếm khi gây ra các biến chứng hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón sau sinh sẽ tự khỏi nhanh chóng sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc bạn bị chảy máu trực tràng, bạn phải gọi ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất thị lực đột ngột có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

(40)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

(88)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo ... [xem thêm]

12 thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm khớp dạng thấp

(42)
Các cơn đau của chứng viêm khớp dạng thấp thật sự rất khó chịu, chế độ ăn uống của bạn có thể góp một phần vào sự khó chịu đó! Đây là lý do ... [xem thêm]

Chẩn đoán ung thư gan ở trẻ, bố mẹ nên phản ứng ra sao?

(58)
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân ung thư gan nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất. Thế nhưng, hiện nay nhiều ... [xem thêm]

Bố mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm?

(68)
Khi con bạn đến tuổi vị thành niên, bạn dễ trông thấy trẻ thường có những cảm xúc thất thường: Đôi khi buồn bã, nổi loạn, đôi lúc thu mình và thậm ... [xem thêm]

10 mục tiêu năm mới giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

(82)
Bạn muốn đặt mục tiêu sống khỏe mỗi ngày nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hãy thử với những điều đơn giản và dễ dàng nhất nhé!Năm mới ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sán chó: 10 biểu hiện thường gặp

(37)
Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào ... [xem thêm]

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi “yêu”?

(57)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Hello Bacsi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN