Liệu pháp hỗ trợ hồi phục sau nhồi máu cơ tim

(3.61) - 89 đánh giá

Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã nhận ra rằng triệu chứng của nhồi máu cơ tim không chỉ có một và không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tiền sử bệnh và tuổi tác.

Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường xảy ra khi một vùng cơ tim bị tổn thương, hoại tử do động mạch vành vận chuyển máu chứa oxy về tim bị tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu của sự tắc nghẽn này là do các mảng bám, mảng xơ vữa và huyết khối trong động mạch gây ra.

Khi lưu lượng máu về tim thấp, nhịp tim người bệnh sẽ nhanh hơn và huyết áp hạ thấp hơn. Đến một lúc khi tim bị thiếu máu trầm trọng, cơn nhồi máu cơ tim (cơn đau tim) sẽ xảy ra.

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim

Xơ vữa động mạch là thủ phạm lớn nhất gây nhồi máu cơ tim. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm:

  • Nồng độ cholesterol trong máu cao (tăng cholesterol máu)
  • Giảm nồng độ lipoprotein mật độ cao (HDL), thường được gọi là “cholesterol tốt”
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiền sử mắc bệnh mạch vành khi còn nhỏ
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Không hoạt động thể chất
  • Ở tuổi trung niên, đàn ông có nguy cơ đau tim cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ của phụ nữ lại tăng lên khi bắt đầu mãn kinh.

Ngoài xơ vữa động mạch, còn có các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là dị tật tim bẩm sinh, dễ tụ huyết khối, bệnh mô liên kết, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống.

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nếu có điều gì không ổn với trái tim của bạn, bạn có nhận ra không? Sau đây là những dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim mà bạn cần phải chú ý.

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm

Càng nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh, bạn càng có nhiều cơ may ngăn cơn nhồi máu cơ tim xảy đến. Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ cơ thể của chính mình. Nếu nhận thấy có điều gì đó không ổn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo Hiệp hội Chăm sóc bệnh nhân tim mạch, có khoảng 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các biểu hiện sớm trước khi bùng phát bệnh. Nếu nhận thức được các triệu chứng ban đầu này, bạn sẽ kịp thời điều trị và ngăn ngừa tổn thương tim xảy ra.

Các triệu chứng sớm của nhồi máu cơ tim là:

  • Đau nhẹ hoặc khó chịu ở ngực (có thể đến và đi đột ngột)
  • Đau ở vai, cổ và hàm
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở
  • Lo lắng hoặc lú lẫn nghiêm trọng

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nam giới

Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở nam giới cao hơn phụ nữ và họ cũng bị nhồi máu cơ tim sớm hơn.

Nếu nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hút thuốc lá, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, béo phì thì khả năng bị nhồi máu cơ tim thậm chí còn cao hơn.

Các triệu chứng đau tim ở nam giới bao gồm:

  • Đau hoặc cảm thấy bị đè nặng ở ngực
  • Đau hoặc khó chịu ở phần trên của cơ thể như cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
  • Nhịp nhanh và không đều
  • Khó tiêu
  • Khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Toát mồ hôi lạnh

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là triệu chứng nhồi máu cơ tim ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần để ý tất cả các dấu hiệu xảy ra vi mình dù là nhỏ nhất.


Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh nhồi máu cơ tim để hiểu rõ hơn

Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nhận ra rằng triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới khá khác nhau. Triệu chứng điển hình ở phụ nữ bao gồm:

  • Mệt mỏi bất thường kéo dài trong vài ngày
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Lo lắng
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Khó tiêu
  • Đau lưng, vai hoặc cổ họng

Phụ nữa sau 50 tuổi sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn. Trong giai đoạn này, thời kỳ mãn kinh sẽ bắt đầu, mức hormone estrogen (hormone giúp trái tim khỏe mạnh) trong cơ thể hạ xuống.

Nữ giới trải qua cơn nhồi máu cơ tim ít có cơ hội sống sót hơn nam giới. Do đó, điều quan trọng là phái đẹp phải luôn chú ý đến sức khỏe của bn thân trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim thầm lặng

Nhồi máu cơ tim thầm lặng xảy ra mà không có các triệu chứng rõ nét. Nói cách khác, bạn thậm chí còn không nhận ra mình đang bị nhồi máu cơ tim.

Các cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường và người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim trước đó. Triệu chứng thường là:

  • Khó chịu nhẹ ở ngực và biến mất khi nghỉ ngơi
  • Hay khó thở và mệt mỏi
  • Đau bụng hoặc ợ nóng
  • Xanh xao

Phòng tránh nhồi máu cơ tim

Không bao giờ là quá muộn để ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim, ngay cả khi bạn đã từng bị. Dưới đây là những cách để ngăn chặn cơn nhồi máu cơ tim:

  • Dùng thuốc: Uống thuốc có thể làm giảm nguy cơ và giúp phục hồi chức năng tim bị tổn thương. Các thuốc để phòng ngừa nhồi máu cơ tim là aspirin, statin, thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển. Tuy nhiên, bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định và toa do bác sĩ kê đơn, không được tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc đột ngột.
  • Lối sống: Duy trì cân nặng khỏe mạnh với chế độ ăn có lợi cho tim, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và kiểm soát các tình trạng có thể dẫn đến nhi máu cơ tim, như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường.
  • Theo đui chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol xấu, bỏ thuốc lá, rượu bia.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hiểu rõ cách sơ cứu nhồi máu cơ tim là bí quyết giúp thoát khỏi tử thần

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

5 lý do bạn nên chải tóc cho bé thường xuyên

(24)
Nhiều bậc cha mẹ lo rằng chải tóc cho bé thường xuyên sẽ gây tổn thương da đầu của trẻ. Thế nhưng, thực tế, việc này lại đem đến nhiều lợi ích bất ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về hồi phục sau mổ đục thủy tinh thể

(85)
Theo thống kê từ các chuyên gia nhãn khoa, mổ đục thủy tinh thể là một trong những liệu pháp phẫu thuật an toàn cũng như đơn giản nhất trong vòng một thập ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Đau ngực lúc đang tập thể dục có nguy hiểm không?

(59)
Hầu hết chúng ta, kể cả những người khỏe mạnh, đều có thể bị đau ngực lúc đang tập thể dục. Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau ngực, nó có ... [xem thêm]

Làm thế nào để đối phó với thai kỳ có nguy cơ cao? (Phần 1)

(36)
Khi thai kỳ có nguy cơ cao, bạn cần phải chú ý những gì để bảo vệ cho thai nhi? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.Khi mang thai, bạn phải ... [xem thêm]

Công thức làm bữa sáng cho con theo kiểu Tây

(38)
Nếu là một người mẹ, bạn có thể hiểu rõ việc làm cho con một bữa sáng đầy đủ chất khá khó khăn, nhất là khi con phải vội vã đến trường hay bạn ... [xem thêm]

Cà tím có thể ngăn ngừa ung thư?

(54)
Thơm có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm viêm khớp, ngăn ngừa các bệnh về mắt do lão hóa… Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN