30 phút vàng để cấp cứu khi sốc phản vệ

(3.75) - 38 đánh giá

Gần đây, vụ một nam tiếp viên hàng không Viet Jet Air tử vong vì sốc phản vệ với thuốc giảm đau đang làm dư luận chú ý. Tuy kết quả của vụ án chưa được làm rõ nhưng dấy lên trong cộng đồng nhiều câu hỏi: sốc phản vệ là gì? Làm sao phòng tránh tình trạng nguy hiểm này khi đi khám chữa bệnh? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan ngay dưới đây.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế. Phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tiếp xúc gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch của bạn có thể dẫn đến sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Các nguyên nhân của sốc phản vệ là gì?

Nếu bạn đã bị phản ứng dị ứng, bạn sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ. Nhưng không phải tất cả các phản ứng dị ứng sẽ dẫn đến sốc phản vệ. Một vài phản ứng dị ứng có thể đặt bạn vào nguy cơ bao gồm:

  • Dị ứng thức ăn với sữa, hải sản, đậu nành, trứng, đậu phộng và các loại hạt
  • Dị ứng với thuốc như penicillin
  • Côn trùng cắn hoặc chích.

Nguyên nhân gây ra dị ứng ít phổ biến hơn gồm:

  • Dị ứng cao su thiên nhiên (latex)
  • Hậu quả của cơn sốc phản vệ trước đây
  • Tập thể dục.

Triệu chứng của sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Chảy nước mũi, hắt hơi
  • Miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng
  • Chân tay sưng
  • Ho
  • Chuột rút hoặc tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều.

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở khó chịu
  • Đau ngực hoặc tức
  • Huyết áp thấp
  • Mạch yếu và nhanh
  • Chóng mặt
  • Lẫn lộn.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như:

  • Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng
  • Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Ví dụ, phát ban, sưng và ói mửa
  • Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ
  • Chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.

Những yếu tố nguy cơ nào gây sốc phản vệ?

Có một số yếu tố nguy cơ được biết đến khi gặp sốc phản vệ. Người ta tin rằng di truyền có thể làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng này. Điều này được cho là đặc biệt đúng với những người có một tiền sử gia đình từng bị sốc phản vệ.

Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ.

Nếu bạn đã trải qua sốc phản vệ, bạn có nguy cơ cao sẽ gặp lại nó một lần nữa.

Nếu bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách tránh những yếu tố thúc đẩy mà bạn biết. Điều quan trọng là những người có nguy cơ và người thân của họ cần chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp có thể.

Bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng thường được tư vấn để mang theo một ống tiêm epinephrine tự động mọi lúc, và cần đảm bảo rằng người bệnh và thân nhân của họ biết làm thế nào để sử dụng đúng cách ống tiêm tự động để giúp họ trong trường hợp khẩn cấp. Đây là một thiết bị bao gồm một cây kim và ống tiêm với liều lượng thuốc đầy đủ. Khi tiêm thuốc này vào phần đùi trên, nó có thể làm chậm hoặc ngừng phản ứng dị ứng và có khả năng cứu sống người gặp phải.

Điều trị cấp cứu cho người bị sốc phản vệ ra sao?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc ai đó bạn biết là đang bị sốc phản vệ, hãy tìm đến cấp cứu y khoa ngay lập tức.

Đảm bảo rằng người đó cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu người ngừng thở, cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi người giúp đỡ đến.

Nhiều người bị dị ứng nghiêm trọng được tiêm epinephrine bằng ống tiêm tự động. Điều này có thể giúp điều trị các triệu chứng của sự phản ứng.

Epinephrine (hoặc adrenaline) thường được sử dụng để điều trị sốc phản vệ. Nó được đưa vào cơ thể qua một ống tiêm tự động, chứa một kim có thể cung cấp cho một liều adrenalin tại một thời điểm. Vùng được tiêm thường là cơ bắp đùi bên ngoài. Sau khi tiêm, triệu chứng của người bệnh sẽ cải thiện một cách nhanh chóng. Nếu không, tiêm lần hai có thể là cần thiết. Bạn vẫn sẽ cần phải gặp bác sĩ để tiếp tục điều trị.

Cách nào giúp bạn và người thân ngăn ngừa sốc phản vệ?

Cách dừng bị sốc phản vệ tốt nhất là tránh gây nên dị ứng bởi thực phẩm hoặc những thứ khác mà bạn đang bị dị ứng. Bác sĩ có thể giúp tìm nguyên nhân gây nên dị ứng của bạn bằng xét nghiệm đơn giản như nghiệm pháp da hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên để ngăn dị ứng. Tất cả sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng và sốc phản vệ.

Hãy tự định dạng trong đầu một kế hoạch phòng chống sốc phản vệ cho chính mình và người thân, ví dụ bạn cần hướng dẫn cho người thân về những việc cần làm khi bạn bị sốc, nhận biết triệu chứng của sốc phản vệ và trong trường hợp khẩn cấp, họ cần làm gì để cứu bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 tác nhân gây suyễn mà bạn không ngờ tới

(16)
Hen suyễn là căn bệnh có thể làm cho bất cứ bệnh nhân nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Điều này có thể bị gây ra bởi 5 tác nhân mà bạn không ngờ tới ... [xem thêm]

Thuốc xổ giun Fugacar

(75)
Thuốc Fugacar có tác dụng điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim. Thuốc có thể điều trị nhiễm một hay nhiều loại giun đường ruột cùng lúc.Thuốc ... [xem thêm]

Viêm khớp liên quan đến ung thư, đúng hay sai?

(86)
Các bệnh nhân viêm khớp lại có lý do để lo lắng rồi đây: có một thông tin rằng viêm khớp có thể dẫn tới ung thư. Thực hư chuyện này ra sao và làm thế ... [xem thêm]

Bà bầu trang điểm liệu có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(55)
Với phụ nữ hiện đại, trang điểm gần như là điều không thể thiếu mỗi khi đi làm, đi chơi. Thế nhưng việc trang điểm khi mang thai thì sao? Bà bầu trang ... [xem thêm]

Hãy hít thở để giải tỏa căng thẳng

(80)
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay bị stress vì nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để xả stress, bạn nên tập theo phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả ... [xem thêm]

Triệu chứng nhận biết sớm viêm cột sống dính khớp

(72)
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý cột sống bị viêm làm các dây chằng, sụn khớp và gân dính vào cột sống bị sưng. Theo thời gian, các đốt sống ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú có nên uống cà phê?

(32)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng dầu tràm

(88)
Tinh dầu tràm là sản phẩm của quá trình chưng cất từ lá và cành non của cây tràm và tràm gió. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn dầu tràm với dầu tràm trà hay dầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN