3 cách làm nước rửa chén tự nhiên bảo vệ đôi tay bạn

(3.68) - 31 đánh giá

Bạn lo ngại vì nước rửa chén thông thường khiến da tay khô ráp? Nếu không quen dùng bao tay rửa chén, bạn hãy thử ngay cách làm nước rửa chén tự nhiên tại nhà để giữ cho đôi tay mịn màng nhé!

Thói quen sử dụng nước rửa chén bằng hóa chất có thể làm hại da tay khi tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, nếu nước rửa chén hóa học vẫn còn bị sót lại sau khi rửa thì sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

Nước rửa chén từ nguyên liệu thiên nhiên sẽ giúp bạn đảm bảo những tiêu chí an toàn và dịu nhẹ với da tay. Bạn có thể tạm biệt đôi găng tay vướng víu cũng như không sợ da tay bị khô ráp, ăn da và ngứa ngáy.

Có rất nhiều cách tự làm nước rửa chén đơn giản và nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Bạn chỉ cần biết cách kết hợp giữa các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong gia đình. Các nguyên liệu thường dùng để làm nước rửa chén là chanh, giấm, bột mì hay thậm chí là từ sả, bồ kết, vỏ bưởi…

Dưới đây là ba cách làm nước rửa chén tự nhiên có tác dụng làm sạch tương tự như các loại nước rửa chén thông thường mà bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà.

1. Cách làm nước rửa chén từ bột mì

Bột mì chứa hàm lượng carbohydrate có tác dụng hút dầu mỡ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bột mì còn có tác dụng làm sáng da tay. Bạn có thể sở hữu làn da ngày càng trắng sáng hơn bằng cách rửa chén bát với dung dịch nước rửa chén từ bột mì, giấm và men vi sinh này.

Nguyên liệu

  • 200g bột mì
  • 160g giấm nuôi
  • 30g tinh chất cà phê cô đặc
  • 160g men vi sinh

Cách làm

Đây là một trong những cách làm nước rửa chén đơn giản nhất vì bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu theo liều lượng cho sẵn và trộn lại là hoàn thành.

Bước 1: Chia nguyên liệu

– Chia đôi tất cả các nguyên liệu ra làm hai lần để hỗn hợp trộn được đều và dễ dàng hơn.

Bước 2: Trộn nguyên liệu

– Bạn chỉ cần trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau. Lưu ý rằng bạn cần khuấy mạnh và đều tay để bột mì không bị vón cục.

Bước 3: Bảo quản hỗn hợp

– Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp đã trộn đều vào lọ to có vòi xịt để tiện lợi khi sử dụng. Mỗi khi rửa, bạn chỉ cần lấy một lượng nước rửa chén vừa đủ và rửa như bình thường.

2. Cách làm nước rửa chén từ chanh và giấm

Không chỉ mang lợi ích cung cấp vitamin C, quả chanh còn là một chất tẩy rửa cực sạch trong nhà bếp. Ngoài ra, thành phần chính của giấm là dung dịch axit axetic, khiến giấm thành dung dịch tẩy rửa rất tốt có khả năng làm sạch dễ dàng các vết bám, vết bẩn. Do đó, sự kết hợp hai nguyên liệu này sẽ cho bạn một loại nước rửa chén tự nhiên giúp rửa sạch đống bát đĩa.

Nguyên liệu

  • 6 trái chanh
  • 500ml nước
  • 100ml giấm trắng
  • 1 chén muối tinh

Cách làm

Đối với nước rửa chén từ chanh và giấm thì bạn cần bỏ ra nhiều công sức hơn để đun nấu. Khi quyết định làm nước rửa chén này thì bạn cần chú ý để không bị cháy khét thành phẩm nhé.

Bước 1: Sơ chế quả chanh

– Rửa sạch chanh

– Cắt chanh thành các lát nhỏ

– Loại bỏ hạt chanh.

Bước 2: Đun sôi hỗn hợp nước và chanh

– Cho toàn bộ phần chanh đã cắt vào chảo, đổ nước xâm xấp bề mặt, sau đó vặn lửa to để đun lên cho sôi.

– Nước sôi, vặn lửa nhỏ lại và đun tiếp khoảng 20 phút rồi mang ra. Bạn nhớ khuấy đều khi đun và thêm nước nếu cần để tránh bị khét.

Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp chanh vừa đun

– Đổ hỗn hợp chanh vừa đun vào máy xay sinh tố, đổ nước ngang bề mặt

– Xay kỹ cho đến khi hỗn hợp chanh nhuyễn ra.

Bước 4: Đun sôi hỗn hợp vừa xay và cho giấm, muối

– Đổ hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào chảo, đun tiếp lửa vừa cho đến khi sôi thì thêm giấm và muối vào.

– Tiếp tục đun lửa nhỏ trong thời gian 10 đến 15 phút rồi tắt bếp.

– Để nguội và cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh để bảo quản. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh vì để ngoài sẽ nhanh hỏng.

3. Cách làm nước rửa chén từ sả, bồ kết và vỏ bưởi

Bồ kết thường được dùng để gội đầu nên bạn có thể an tâm rằng đây là dung dịch nước rửa chén cực kỳ an toàn với làn da. Cách làm nước rửa chén từ việc kết hợp tính năng làm sạch của bồ kết với tinh dầu từ vỏ bưởi và hương thơm của sả sẽ mang lại cho bạn một loại nước rửa chén tự nhiên nhưng có khả năng làm sạch cao.

Nguyên liệu

  • 200g bồ kết
  • 5 – 6 cây sả
  • Vỏ bưởi (càng nhiều càng tốt)

Cách làm

Tương tự như nước rửa chén làm từ chanh và giấm, đây là nước rửa chén cần đến công đoạn dùng nhiệt, do đó bạn cần chú ý một chút khi nấu để có thể hoàn thành dung dịch nước rửa chén này.

Bước 1: Nấu nước bồ kết

– Bồ kết rửa sạch.

– Sau đó bạn để khô và nướng để bồ kết chín và có mùi thơm.

– Tiếp theo, bạn đập giập bồ kết đã nướng rồi cho vào nồi nấu chung với nước.

Bước 2: Sơ chế sả và vỏ bưởi

– Sả và vỏ bưởi rửa sạch.

– Sau đó cắt sả và vỏ bưởi thành miếng nhỏ. Lưu ý: Bạn nên cắt càng nhỏ càng tốt để có thể thu được nhiều tinh dầu nhất.

Bước 3: Nấu kỹ hỗn hợp

– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và cho thêm 1 lượng nước vừa phải.

– Bạn nấu cho đến khi nước có màu đen và đặc là được. Lưu ý: Khi nấu bạn cần khuấy liên tục để tránh bị cháy khét.

Bước 4: Lọc bỏ cặn bã

– Cuối cùng, bạn để nguội và lọc bỏ bã và lấy nước cho vào hũ thủy tinh để dùng dần.

Lưu ý khi dùng nước rửa chén tự nhiên

Nước rửa chén tự làm có nhiều ưu điểm như dịu nhẹ với da tay, khả năng làm sạch cũng rất cao và còn an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm cần nhớ để tránh đi các mặt còn hạn chế của loại nước rửa chén này.

1. Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ

Mặc dù đây là loại nước rửa chén an toàn cho sức khỏe thì bạn vẫn cần quan tâm đến liều lượng khi dùng. Nếu bạn sử dụng quá ít nước rửa chén thì chén bát sẽ dễ còn lại vết bẩn, gây hại cho bạn khi dùng.

Ngược lại, nếu bạn sử dụng quá nhiều nước rửa chén thì không những lãng phí mà còn cần phải rửa đi rửa lại bằng nước nhiều lần để tránh còn sót lại nước rửa chén trên vật dụng.

2. Ghi rõ hạn sử dụng trên chai đựng

Vì nước rửa chén tự làm được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên, không chất bảo quản nên thời gian sử dụng cũng rất hạn chế. Đa số các loại nước rửa chén tự làm chỉ nên dùng trong tuần.

Bạn nên để nước rửa chén ở tủ lạnh để có thể bảo quản lâu hơn và cần ghi nhớ thời gian sử dụng. Để đảm bảo, bạn có thể ghi rõ hạn dùng vào giấy note và dán lên chai đựng nước rửa chén tự làm.

3. Nước rửa chén tự làm không diệt sạch vi khuẩn

Khả năng làm sạch của nước rửa chén sinh học khá tốt. Tuy nhiên, bạn cần dùng đến nước rửa chén hóa học để có thể diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn cũng như khử sạch mùi hôi cứng đầu như cá tanh, nước mắm…

Ngoài ra, nếu bạn lỡ để chén bát bị bẩn một lúc lâu mới đi rửa thì bạn nên dùng đến nước rửa chén thông thường thay vì nước rửa chén tự làm, vì lúc này vi khuẩn sinh sôi khá nhiều. Thông thường, để tăng hiệu quả làm sạch thì bạn có thể pha thêm nước rửa chén có khả năng diệt khuẩn cao vào nước rửa chén tự làm.

Nếu bạn đã có sẵn nguyên liệu, cách làm nước rửa chén tự nhiên cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên áp dụng để có thể bảo vệ da tay và hạn chế các chất độc hại tích tụ vào cơ thể. Ngoài ra, trong những trường hợp bị hết nước rửa chén hóa học mà bạn chưa tiện đi mua thì nước rửa chén tự nhiên cũng là một cách “chữa cháy” kịp thời đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

(49)
Nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ là việc trẻ khóc đêm làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

(76)
Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. ... [xem thêm]

Dễ mắc nhưng không khó chữa bệnh viêm da tiếp xúc

(73)
Bạn đã bao giờ sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay chất tẩy rửa mới, và da bạn bị sưng đỏ và kích ứng chưa? Nếu có, bạn hãy cẩn thận vì có thể bạn ... [xem thêm]

Học cách làm mứt gừng để tăng vị thơm nồng cho khay mứt Tết

(74)
Lợi ích của gừng đối với sức khỏe trẻ nhỏ đã được nền y học cổ truyền công nhận. Không những vậy, đây còn là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên ... [xem thêm]

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

(19)
Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì sử dụng thực phẩm tốt cho răng miệng cũng góp phần không nhỏ để giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và khỏe đẹp.Như ... [xem thêm]

4 lưu ý khi đeo trang sức bạc cho trẻ để tránh gặp rủi ro

(56)
Các chuyên gia khuyên bạn nếu có ý định cho trẻ đeo trang sức thì nên lựa chọn các loại trang sức bạc bởi bạc có khả năng ức chế sự phát triển của vi ... [xem thêm]

Quan hệ tình dục an toàn: 5 nguyên tắc phụ nữ không nên bỏ qua!

(64)
Quan hệ tình dục an toàn là cách bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục hoặc mang thai ngoài ý muốn. Nếu không biết cách quan hệ ... [xem thêm]

Nhiễm trùng xoang: Những điều nên và không nên làm

(41)
Nhiễm trùng xoang là một tình trạng dễ gặp phải ở mọi đối tượng khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN