24 tháng

(3.96) - 15 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé trải nghiệm tất cả mọi thứ khác của mình, bé sẽ liên tục muốn thử nghiệm những điều khác nhau và giọng nói của bé gần như cho phép bé làm tất cả mà không mất công sức đòi hỏi nhiều. Thêm nữa, thét lên sẽ giúp bé thu hút sự chú ý ngay lập tức.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Khi cơ lưỡi và cơ miệng bắt đầu phát triển hơn, khả năng phát âm của bé sẽ được cải thiện. Hãy giúp bé bằng cách lặp lại những gì bé nói. Việc này sẽ giúp bé phát âm chính xác hơn cũng như giúp bà của bé và người lãng tai khác có thể lắng nghe bé dễ dàng hơn. Cùng với thời gian và sự kiên nhẫn, hầu hết các bé sẽ vượt qua được tình trạng này.

Hãy giải thích với bé rằng việc bé la hét sẽ làm tai mẹ bị đau và nói rằng mẹ sẽ không trả lời bé cho đến khi bé dùng giọng bình thường để nói với mẹ. Nhưng mẹ phải cẩn thận đừng hét lên trong khi đang dạy dỗ bé. Mẹ cũng có thể nói: “Đó là giọng con nên dùng khi mình chơi ở ngoài. Dùng giọng đó để nói khi mình chơi ở công viên thì không sao.” Thực tế thì nếu mẹ thực sự muốn con chú ý đến việc này, hãy cố gắng hạ thấp giọng của mẹ xuống đến mức gần như mẹ đang thì thầm khi nói chuyện với bé.

Về chế độ ăn dành cho bé, hãy cố gắng sắp xếp những bữa ăn có sự kết hợp tốt giữa các loại thức ăn với nhau. Nếu mẹ có thể cho bé ăn một loạt các thức ăn lành mạnh từ các nhóm thực phẩm khác nhau thì bé sẽ có được tất cả các chất dinh dưỡng bé cần, cho dù bé ăn rau quả vào cuối ngày hôm nay và ngũ cốc vào ngày hôm sau. Những gì con thật sự ăn trong tuần còn quan trọng hơn nhiều so với bữa ăn dinh dưỡng mà mẹ sắp xếp cho bé dùng trong từng bữa ăn cụ thể hay trong từng ngày cụ thể. Chỉ cần được ăn các loại thức ăn tốt cho sức khỏe thì bé sẽ tự biết cách lựa chọn các chất dinh dưỡng và hàm lượng chất dinh dưỡng mà bé thật sự cần.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Bé ngủ hàng ngày như thế nào?

Hầu hết các trẻ ở độ tuổi này ngủ khoảng 11 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa khoảng hai giờ trong ngày. Tuy nhiên, giờ đi ngủ thường là một trận chiến giữa mẹ và con vì trẻ em độ tuổi này rất thích vận động và liên tục di chuyển. Con cũng có khi không muốn ngủ vì bé sợ bóng tối và phải ở một mình.

Bé ăn hàng ngày như thế nào?

Các bác sĩ sẽ hỏi câu hỏi này để tìm hiểu xem liệu rằng con có một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng hay không. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất mẹ cho bé ăn một số món ăn nhẹ lành mạnh hoặc chỉ cho mẹ vài cách để giúp đứa con hiếu động của mẹ ngồi đủ lâu để ăn cho xong vì hầu hết trẻ 18 tháng tuổi sẽ khó chịu khi bị đặt vào ghế cao và ngồi một chỗ trong giờ ăn.

Có dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng tập đi vệ sinh chưa?

Nhiều trẻ nhỏ lúc này đã phát triển được các kỹ năng thể chất và nhận thức cần thiết để có thể tập đi vệ sinh, chẳng hạn như có thể tự kéo quần của bé lên xuống dễ dàng khi bé từ 18 đến 24 tháng tuổi. Nhưng một số thì không làm được điều đó cho đến khi bé lớn đến tầm 4 tuổi.

Con đã biết đi chưa?

Đến lúc này thì con chắc chắn đã nên tập những bước đi đầu tiên rồi. Trẻ con sẽ học cách đi trong khoảng từ 9 đến 18 tháng tuổi. Nếu bé có thể đi khi nhón chân hay có thể nghiêng hẳn về một bên, hãy nhớ nói điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể đánh giá khả năng vận động của bé một cách chính xác hơn.

Bé có khi nào nói “không” và nổi giận dữ dội?

Đa số trẻ 18 tháng tuổi sẽ phát hiện được sự vui thú khi bé nói “không” và bé thích dùng từ ngữ ấy. Đó là một dấu hiệu của sự độc lập và phát triển ngôn ngữ trong quá trình bé lớn lên.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa:

  • Cân và đo các thông số sức khỏe của con để chắc chắn rằng bé đang phát triển với tốc độ bình thường;
  • Kiểm tra nhịp tim và nhịp thở của bé;
  • Khám mắt và tai của bé;
  • Đo kích thước đầu của bé để theo dõi sự phát triển của não;
  • Tiêm chủng thêm lần nữa cho bé nếu cần, bao gồm tiêm ngừa uốn ván, ho gà, bạch hầu, sốt tê liệt, viêm gan A và bất kỳ loại vắc xin nào mà bé đã bỏ qua ở các đợt tiêm chủng trước đó;
  • Tư vấn về bất cứ thắc mắc về sức khỏe của bé, bao gồm cả việc làm thế nào để phát hiện triệu chứng của nhiễm trùng tai, cảm lạnh và cúm;
  • Trả lời bất kỳ thắc mắc nào của mẹ về việc dạy bé cách đi vệ sinh hay thi hành kỷ luật;
  • Cung cấp cho mẹ các thông tin và những kiến thức sâu hơn về sự phát triển của con cũng như tính cách và hành vi của bé;
  • Xét nghiệm máu để biết liệu bé có mắc bệnh thiếu máu và nhiễm độc chì trong trường hợp bé có bất kì nguy cơ mắc bệnh nào.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Tai nạn thường xảy ra trong thời gian mẹ bận rộn, lúc mẹ đang bận làm việc và gặp áp lực. Ví dụ như khi mẹ đang vội vào buổi sáng, trước khi ăn tối, tại các bữa tiệc hoặc khi có khách và khi đi du lịch. Đây là thời điểm mà các bậc cha mẹ thường bị phân tâm trong giây lát.

Trong số các tai nạn xảy ra, một số tai nạn phổ biến hay xảy ra với trẻ tuổi này đó là ngã từ cửa sổ, ngã xuống cầu thang, ngã từ bàn ghế khi bé leo lên hay bị bỏng khi bé túm lấy chậu và chảo nóng trên lò hoặc thậm chí bé sẽ bị ngộ độc.

Chỉ cần nhận thức được thực tế là những tai nạn trên có thể xảy ra có thể giúp mẹ chuẩn bị và đảm bảo bé được an toàn hơn. Đứa con 17 tháng tuổi của mẹ sẽ chưa đủ tuổi để chơi trong sân nếu như mẹ sẽ không thể hoàn toàn để mắt tới bé trong một vài phút tới.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đâu là điểm khác biệt giữa bác sĩ tâm thần và bác sĩ tâm lý?

(64)
Khi mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý để điều trị. Tuy nhiên, bạn có biết khi nào mình ... [xem thêm]

Tác hại của việc đeo kính áp tròng quá lâu

(45)
Kính áp tròng có thể giải quyết mối lo cho những người cận thị cũng như nó có nhiều màu sắc mang tính thời trang. Tuy nhiên, đeo kính này quá lâu có thể ... [xem thêm]

Thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo gồm những bước nào?

(24)
Thẩm tách máu là một phần của quá trình chạy thận nhân tạo, cần được bác sĩ thực hiện cẩn thận. Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ ... [xem thêm]

Điều gì khiến trẻ sơ sinh không tăng cân?

(99)
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vấn đề này. Nhiều trường hợp có thể mất hàng tháng để bác sĩ có thể thực hiện các cuộc xét nghiệm và nghiên cứu ... [xem thêm]

4 mục tiêu cho người đang mắc bệnh mãn tính trong năm mới

(87)
Bước sang một năm mới, mỗi chúng ta đều có những mục tiêu của riêng mình để nâng cao chất lượng sống và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu mục tiêu cho ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm cần tránh trong năm đầu đời của bé

(76)
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, vì thế bạn cần hết sức cẩn thận khi cho con ăn. Hãy tham khảo bảy ... [xem thêm]

Không tự ý điều trị quai bị tại nhà để phòng ngừa biến chứng

(58)
Quai bị là bệnh lây nhiễm nhanh do virus mumps gây ra. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-4 tuần nhưng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc bản thân thì sẽ ... [xem thêm]

Những ai sẽ chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị tiểu đường?

(46)
Bạn lo lắng, hoang mang khi nhận kết quả con bị bệnh đái tháo đường týp 1. Việc trẻ mắc bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN