4 mục tiêu cho người đang mắc bệnh mãn tính trong năm mới

(4.45) - 87 đánh giá

Bước sang một năm mới, mỗi chúng ta đều có những mục tiêu của riêng mình để nâng cao chất lượng sống và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu mục tiêu cho người mắc bệnh mãn tính là sức khỏe thì bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng của mình?

Bệnh mãn tính là căn bệnh tiến triển kéo dài theo thời gian hoặc hay tái phát, gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Vì thế, bạn cần đặt ra những mục tiêu cho bản thân để có thể giúp cải thiện bệnh. Bạn hãy cùng Chúng tôi tham khảo 5 mục tiêu cho người đang mắc bệnh mãn tính trong năm mới nhé!

1. Lắng nghe cơ thể mình

Mỗi người có cơ thể, khả năng hấp thụ chuyển hóa, bệnh lý… đều khác nhau. Bạn là người hiểu cơ thể chính mình nhất, bạn có thể biết được đâu là giới hạn của mình, cơ thể mình muốn gì và cần gì. Vì thế, bạn không nên áp dụng những cách trị bệnh không có kiểm chứng hay tin đồn truyền tai nhau mà phải đi khám để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, bạn có thể cần thêm những cách giúp dễ dàng kiểm soát bệnh hiệu quả có thể từ người thân, bạn bè hay tình cờ đọc bài báo sức khỏe. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức được khi thực hiện có tạo sự thoải mái cho cơ thể mình không và mức độ hiệu quả như thế nào, vì vấn đề này chỉ mình bạn cảm nhận được.

Bạn nên đặt mục tiêu lắng nghe cơ thể mình để tìm thấy được những phương pháp hiệu quả khi điều trị bệnh mãn tính. Điều này vừa giúp bạn tránh được các rủi ro khi áp dụng sai cách trị vừa có thể chủ động phòng bệnh tiến triển nặng hơn.

2. Đặt ra giới hạn cho bản thân

Trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, việc đặt ra giới hạn cho cơ thể là điều rất quan trọng. Bạn đi xét nghiệm lấy máu, đo đường huyết, huyết áp… đều có một khoảng mốc giới hạn để bạn nhận biết được tình trạng bệnh lý. Cơ thể bạn cũng vậy, giới hạn cho bạn biết được bạn đang kiểm soát được bệnh ở mức độ như thế nào.

Bạn không thể kiểm soát được bệnh tiểu đường nếu liên tục sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, hay bệnh huyết áp nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối. Bạn hãy đặt ra giới hạn một ngày tiêu thụ một lượng vừa phải để cải thiện tùy dạng bệnh. Tuy nhiên, bạn cần tránh đặt giới hạn quá khó hoặc tạo sự thay đổi đột ngột với cơ thể. Cơ thể bạn cần sự làm quen trong từng giai đoạn, vì vậy bạn hãy đặt giới hạn mục tiêu cho người đang mắc bệnh mãn tính phù hợp với cơ thể mình.

Bạn hãy đặt ra những giới hạn mục tiêu cho người mắc bệnh mãn tính nhằm kiểm soát các yếu tố giúp cải thiện bệnh tốt hơn như chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi…

3. Xóa bỏ mặc cảm bệnh tật

Một số bệnh đặc thù có thể liên quan đến hình thể như những người béo phì thường dễ bị bệnh tiểu đường, hoặc người mắc bệnh hô hấp thường không thể hoạt động thể chất được lâu. Nhóm người này đôi lúc sẽ cảm thấy mặc cảm khi bản thân mình gặp phải tình trạng không thể như người bình thường và càng tự ti hơn khi có người trêu chọc. Vấn đề này có thể làm người bệnh nản, yếu tố tâm lý có thể khiến bệnh khó kiểm soát hơn.

Điều quan trọng là bạn cần vượt qua được nỗi mặc cảm đó, đây là vấn đề không thể làm được ngay lập tức mà cần phải có thời gian. Bạn có thể vượt qua được rào cản tâm lý nhờ vào yếu tố bên trong và bên ngoài, bạn nên tự thúc đẩy bản thân cũng cần sự động viên từ người thân.

Sức khỏe bản thân và sức khỏe tinh thần là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau giúp bạn kiểm soát bệnh tốt nhất. Hãy đặt ra mục tiêu tư duy tích cực, bạn sẽ có thể xua tan mọi nỗi mặc cảm về bệnh tật.

4. Thu xếp thời gian nghỉ ngơi

Đối với người đang mắc bệnh mãn tính, sức khỏe không thể bằng người bình thường nên bạn rất cần sự nghỉ ngơi. Nếu bạn mắc các bệnh như bệnh rối loạn thần kinh tim, bệnh phổi… đều cần sự nghỉ ngơi hợp lý, vì nếu làm việc quá sức có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

Thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết ở bất cứ ai, đặc biệt là ở những người mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn nghỉ ngơi một cách hợp lý. Sau khi làm việc, bạn nằm trên giường, tay sử dụng điện thoại và cho đó là sự nghỉ ngơi thì điều này không đúng. Trong lúc nghỉ ngơi, bạn cần thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và tránh nghĩ ngợi nhiều, đồng thời bạn tránh ôm đồm công việc, tự tạo áp lực stress cho bản thân.

Bệnh mãn tính tuy khó chữa nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh bằng tư duy tích cực và lối sống lành mạnh. Bạn hãy đặt ra những mục tiêu cho người đang mắc bệnh mãn tính để có thể điều trị bệnh tốt hơn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sex: Có một quyết định đúng đắn

(46)
Sex là gì? “Sex” là một từ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể dùng để chỉ hoạt động tình dục và thường gặp nhất chính là sự giao cấu ... [xem thêm]

11 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả bơ với phụ nữ mang thai

(21)
Thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần làm quen với những món ăn lành mạnh. Bổ sung những loại trái cây giàu dinh dưỡng như quả bơ là điều vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

(27)
Uốn ván là bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không điều trị bệnh uốn ván ở trẻ nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong khi cơ hô hấp ngưng hoạt ... [xem thêm]

Dùng thuốc mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?

(97)
Đối với trẻ nhỏ, táo bón không phải một là triệu chứng hiếm gặp. Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ là cách đơn giản nhất mà nhiều bố mẹ nghĩ đến khi ... [xem thêm]

29 tuần

(49)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 29, bé có thể có khả năng:Tự ăn bánh quy;Trêu đùa (tạo ra âm thanh trêu đùa phì phèo nước ... [xem thêm]

Nước uống thể thao: Có lợi hay có hại?

(78)
Nước uống thể thao được quảng cáo như thức uống thần kỳ giúp tập luyện bền bỉ và khỏe mạnh hơn. Vậy sự thật có giống như quảng cáo?Nếu bạn xem ... [xem thêm]

Cẩm nang yoga cho người mới bắt đầu

(28)
Yoga không chỉ là những động tác uốn dẻo hay hít thở thông thường mà còn chứa đựng nhiều giá trị hơn thế. Thông qua bộ môn này, bạn có thể đạt ... [xem thêm]

12 tác dụng của sữa ong chúa bạn không nên bỏ lỡ

(83)
Bạn đã từng nghe nói về tác dụng của sữa ong chúa với da mặt giúp cải thiện sạm nám hay vết thâm do sẹo mụn? Sữa ong chúa chẳng những có công dụng giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN