20 điều mẹ bầu cần biết khi mang thai lần đầu

(4.1) - 63 đánh giá

Lần đầu mang thai, bên cạnh cảm giác hạnh phúc, vui sướng thì các bà mẹ còn gặp phải không ít bối rối về những thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi lơ là việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng.

Bạn mới mang thai lần đầu và băn khoăn không biết làm sao để có một thai kỳ suôn sẻ ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết khi mang thai trong bài viết sau nhé.

20 điều cần biết khi mang thai lần đầu

1. Các dấu hiệu mang thai

Mang thai luôn là điều tuyệt với nhất đối với phụ nữ, do đó khi nhìn thấy những triệu chứng mang, nhiều bà mẹ không khỏi vui mừng. Thế nhưng, đôi khi các triệu chứng ấy có thể là “tín hiệu giả”. Để chắc chắn, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đi khám. Ngoài ra, nếu bạn thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua… thì nhiều khả năng bạn đã có “tin vui” rồi đấy.

2. Khám thai định kỳ

Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe tiền sản trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi đã mang thai, bạn tuân thủ những mốc khám thai định kỳ mà bác sĩ đã đề ra. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.

3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đình

Đây là một trong những điều quan trọng nhất phải làm khi mang thai. Thảo luận với mẹ, bà ngoại hoặc những người thân trong gia đình để biết chính xác những vấn đề di truyền hoặc dị tật thai nhi có trong dòng họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp.

4. Tiêm vắc xin – Một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà mẹ cần tuân thủ

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi chào đời. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.

Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Việc tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:

  • Vắc xin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
  • Vắc xin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
  • Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
  • Vắc xin viêm màng não.

Một số vắc xin mẹ bầu không nên tiêm:

  • Vắc xin cúm LAIV.
  • Vắc xin ngừa HPV.
  • Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella.
  • Vắc xin bại liệt (IPV).

5. Các giai đoạn mang thai

Thai kỳ của mẹ bầu được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm ba tháng, được gọi là tam cá nguyệt. Ở từng giai đoạn, cơ thể sẽ có những thay đổi khác nhau như thay đổi hormone, huyết áp, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Các mẹ nên theo dõi những thay đổi này ngay từ những ngày đầu mang thai để có biện pháp khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng nên tính ngày dự sinh, để chuẩn bị mọi thứ cho thật tốt.

6. Bong huyết trong suốt thai kỳ

Dấu hiệu điển hình đầu tiên của việc mang thai là chậm kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.

Hiện tượng này xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biệt giữa kinh nguyệt và loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc. Thông thường, nếu mang thai, màu máu sẽ có xu hướng nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt bạn thường thấy.

7. Mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết đến chuyện tăng cân

Hầu hết các mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân bao nhiêu là vừa và làm sao để giảm cân sau sinh. Việc nên tăng bao nhiêu cân phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi sinh. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai thì nên lượng calo tiêu thụ mỗi ngày cần ít hơn người bình thường. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ bầu chỉ cần ăn đúng bữa ăn và hiểu đúng những gì bé cần.

8. Nên và không nên ăn gì?

Cùng với việc uống bổ sung vitamin, sắt và canxi, các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ngoài ra, bạn nên tránh xa các sản phẩm có chứa cồn và caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

9. Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết

Các mẹ bầu nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều sức lực. Mẹ bầu cần có sức khỏe để có thể vượt qua quá trình đó một cách thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, việc tập thể dục khi mang thai còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ, theo đó sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.

10. Không thoải mái khi mang thai

Mang thai không phải là một việc dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều khó chịu như không thể đứng hoặc ngồi quá lâu, khó khăn khi đi lại vào những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng táo bón và nôn cũng làm cạn kiệt nguồn năng lượng của bạn. Do đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều để giảm bớt cảm giác khó chịu.

11. Du lịch khi mang thai lần đầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ và giai đoạn cuối, mẹ bầu nên hạn chế du lịch, di chuyển xa. Bạn chỉ nên làm việc này khi đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2. Lưu ý để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần nên nếu đi du lịch xa bằng phương tiện này bạn nên tìm hiểu rõ.

Trường hợp có những vấn đề sau, mẹ bầu nên tránh đi du lịch:

  • Từng bị sảy thai
  • Mang đa thai
  • Huyết áp cao
  • Tử cung bất thường
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Cổ tử cung bất thường
  • Bong huyết trong thai kỳ
  • Đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung.

12. Những điều mẹ bầu cần biết: Hãy suy nghĩ tích cực

Việc suy nghĩ tích cực sẽ giúp mẹ bầu mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, tâm lý của các bà mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần ngay từ khi lên kế hoạch sinh bé nhé.

13. Không làm việc quá căng thẳng

Các bà mẹ có thể chuyên tâm tập trung vào công việc khi bé đã chào đời. Do đó, đừng suy nghĩ quá nhiều về công việc ở thời điểm hiện tại mà hãy tập trung chăm sóc bé.

14. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Những bà mẹ làm việc đến tháng thứ tám thường đẻ con nhẹ cân. Mang thai đã tạo ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, do đó bạn đừng ép cơ thể chịu đựng thêm những căng thẳng do công việc.

15. Mua sắm vật dụng cho bé khi mang thai lần đầu

Hãy lên danh sách vật dụng cần thiết cho con rồi sắm dần mẹ nhé. Đừng để đến phút chót rồi mới đi mua. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.

16. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu: Chọn nơi sinh phù hợp

Hãy lên kế hoặc chọn sẵn một bệnh viện để sinh con với tiêu chí là phù hợp với điều kiện tài chính của bạn và gia đình. Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác như trình độ chuyên môn của bác sĩ, thời gian thăm viếng, vệ sinh và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện. Khi đã chọn được, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.

17. Tìm hiểu về cách nuôi dạy con

Việc nuôi dạy con có thể rất đơn giản với người này nhưng lại khó khăn với người khác. Do đó, hãy tâm sự với bác sĩ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách cho bà bầu để trang bị kiến ​​thức về cách chăm sóc bé.

18. Kinh nghiệm mang thai lần đầu: Đau đẻ

Khi ngày dự sinh đang đến gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn co thắt đang dần diễn ra. Hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Hãy đi bộ khi có dấu hiệu chuyển dạ vì điều này giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn đấy.

19. Lo sợ

Bạn nên nhớ rằng, nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính các mẹ bầu có nỗi lo sợ này thường quá trình vượt cạn thường diễn ra chậm hơn từ 1–1,5 giờ so với bình thường. Tình trạng sợ hãi sẽ làm tăng nồng độ hormone catecholamine trong máu, làm suy yếu các chức năng của tử cung. Ngoài ra, nếu bạn và bác sĩ không có sự kết nối thì cũng làm trì hoãn thời gian sinh con. Do đó, bạn nên tham gia một vài lớp học tiền sản nhé.

20. Tăng cường trí nhớ

Khi mang thai, trí nhớ của người mẹ thường tốt hơn so với những phụ nữ không mang thai.

Những điều bạn nên lưu ý khi mang thai lần đầu

  • Tìm một bác sĩ giỏi để đỡ đẻ.
  • Mặc quần áo thoải mái. Đừng lo lắng vì mình sẽ xấu.
  • Bạn sẽ bắt đầu ngáy vì màng mũi sưng lên.
  • Hạn chế mặc áo ngực chật hay có gọng cứng vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của núi đôi.
  • Phù chân khi mang thai là một triệu chứng thường gặp. Hãy kê chân cao khi ngủ và uống nhiều nước nhé.
  • Đừng lo lắng về dịch âm đạo trừ khi nó có mùi, màu xanh lá cây hoặc có máu.
  • Sự thay đổ của hormone khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Da căng ra và thường bị ngứa khi mang thai.
  • Bạn sẽ có mùi khác. Những thay đổi trong cơ thể sẽ khiến bạn có một mùi hương mới.
  • Ham muốn tình dục sẽ thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và những thay đổi này là tạm thời.
  • Hãy thường xuyên nói chuyện hoặc hát cho bé nghe vì thanh âm của bạn rất quan trọng với bé.
  • Tâm trạng của các mẹ bầu thường thay đổi thất thường, lúc thì tức giận, lúc thì buồn bã, lúc thì sợ hãi.
  • Nếu bạn đang mang thai và có con nhỏ, hãy dạy bé về trách nhiệm của việc làm anh/chị và hướng dẫn bé cách để chăm sóc, chơi với em.
  • Không nên nuôi thú cưng ở nhà.
  • Tìm người chăm sóc bé khi bạn đi làm hoặc bận việc. Tốt nhất là người thân trong gia đình, nếu không được, hãy thuê vú em hoặc người giữ trẻ.

Chỉ có bản thân bạn mới biết được điều gì là tốt nhất cho cơ thể và bé. Hãy nhớ rằng việc mang thai đã mở ra chương mới trong cuộc đời người phụ nữ. Việc lần đầu mang thai thường làm cho bạn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, qua những chia sẻ trên, hy vọng đã giảm bớt phần nào những lo lắng của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bỏ túi 7 cách sử dụng phấn rôm không phải ai cũng biết

(95)
Phấn rôm thường dùng cho em bé để chống hăm tã, rôm sảy hay phụ nữ dùng trong việc làm đẹp. Thế nhưng, phấn rôm còn có những công dụng khác nữa. Để ... [xem thêm]

Bạn đã bế bé đúng cách?

(52)
Đối với những người chưa từng bao giờ bế em bé, hẳn lần đầu làm điều này sẽ rất sợ bởi em bé quá mong manh và bé nhỏ. Đối với bé, việc được ... [xem thêm]

33 tuần

(72)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần đầu tiên của tháng thứ 9, con bạn sẽ có thể:Để 2 chân trên đất khi được giữ thẳng ... [xem thêm]

Sỏi thận có những loại nào? 4 loại sỏi bạn nên biết

(80)
Bệnh sỏi thận có nhiều loại với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ phụ thuộc vào loại sỏi mà bạn mắc.Sỏi thận là ... [xem thêm]

Thuốc điều trị tiểu đường khi mang thai

(72)
Nếu lo lắng việc dùng thuốc trị tiểu đường khi mang thai sẽ tác động không tốt đến em bé trong bụng thì bạn có thể tạm gác nỗi sợ này lại và hãy ... [xem thêm]

Mẹo lựa chọn toner phù hợp với từng loại da

(94)
Để sở hữu một làn da mịn màng, trắng sáng thì việc sử dụng loại toner phù hợp là một trong những bước không thể bỏ qua trong chu trình chăm sóc da mỗi ... [xem thêm]

Cnattu Kids: Giải pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh mùa hè cho trẻ

(76)
Trong những ngày hè nắng nóng gần đây, số trẻ phải nhập viện vì mắc các bệnh đường hô hấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban đang không ngừng tăng lên. ... [xem thêm]

Những nghi ngờ sau khi bỏ thuốc lá

(96)
Rất bình thường nếu bạn có những nghi ngờ về quá trình bỏ hút thuốc và sau cai thuốc..Đôi khi những người nghi ngờ có thể cản trở bạn bắt đầu bỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN