Các dạng đau đầu và cách chữa trị không dùng thuốc

(3.58) - 49 đánh giá

Hầu hết mỗi người chúng ta đều đã từng bị đau đầu. Đó là cảm giác đau từ nhẹ đến nặng bên dưới da đầu, đôi khi lan xuống cổ. Hầu hết các cơn đau đầu chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, số khác lại có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí vài ngày. Các cách chữa đau đầu gồm thay đổi lối sống, thư giãn và đôi khi cần uống thuốc. Sau đây là những kiến thức về một số dạng đau đầu khác nhau mà bạn nên biết.

Các dạng đau đầu mà nhiều người thường mắc phải

Đau đầu không đe dọa tính mạng nhưng nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nặng hơn, ví dụ như đột quỵ. Đau đầu được phân loại thành nhiều dạng khác nhau. Một số dạng thường gặp nhất là:

Đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ là dạng đau đầu phổ biến nhất và thường được gọi là đau đầu “thường nhật” vì hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cơn đau này. Khi phát tán, cơn đau cả đầu xuất hiện liên tiếp. Bạn cũng có thể cảm giác căng cứng ở mặt sau cổ và cơ vai rồi lan ra phía trước và cảm thấy có áp lực từ sau mắt và xương hàm. Đau đầu căng cơ có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng sẽ không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hầu hết những cơn đau sẽ hết sau 30 phút hoặc vài ngày.

Đau nửa đầu

Đây là một dạng đau đầu nặng với những cơn đau nhói ở đằng trước hay hai bên đầu. Đau nửa đầu có xu hướng khởi phát ở một bên đầu và sau đó lan sang bên kia. Một số triệu chứng khác đi kèm bao gồm buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng hay âm thanh. Đau nửa đầu là một tình trạng bệnh lý thường gặp. Theo thống kê cứ năm người nữ giới thì có một người mắc bệnh và cứ 15 người nam giới thì có một người bị đau nửa đầu.

Đau đầu cụm

Đau đầu cụm là cơn đau đầu dữ dội ở một bên đầu, thường là ở quanh mắt. Đau đầu cụm có thể làm bạn thức giấc trong đêm. Nó thường diễn ra mỗi ngày, theo từng cơn và kéo dài vài tuần, vài tháng rồi giảm dần. Các cơn đau có thể thuyên giảm và biến mất tạm thời trong vòng vài tháng hoặc vài năm rồi sẽ tái phát lại. Có khoảng 10-20% các trường hợp đau đầu cụm sẽ phát triển thành bệnh mạn tính.

Đau đầu do nội tiết tố

Đau đầu do nội tiết tố thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là chị em sắp hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh. Những yếu tố có thể kích thích cơn đau là tình trạng hậu sản hoặc bạn đang sử dụng thuốc ngừa thai.

Tại sao bạn bị đau đầu?

Các cơn đau ở đầu được phân loại theo nguyên nhân bao gồm:

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát thường do các thụ thể đau ở đầu hoạt động quá mức gây ra. Nhiều người cho rằng có những phản ứng hóa học xảy ra trong não, dây thần kinh, mạch máu trong và ngoài hộp sọ và cơ ở đầu cổ. Các tình trạng bệnh lý thường sẽ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Các dạng đau đầu nguyên phát là đau nửa đầu, đau đầu căng cơ, đau đầu cụm và đau đầu do nội tiết tố.

Vài yếu tố có thể gây đau đầu nguyên phát như:

  • Rượu, đặc biệt là rượu đỏ;
  • Một vài thức ăn nhất định như thịt đã qua chế biến có chứa nitrat;
  • Thay đổi giờ giấc ngủ hay thiếu ngủ;
  • Tư thế ngủ không tốt;
  • Bỏ bữa;

Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát thường do những bệnh lý nghiêm trọng gây ra như:

  • Xuất huyết ở vị trí giữa não và lớp màng mỏng bao bọc não (xuất huyết dưới màng nhện);
  • Huyết áp cao;
  • Nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não hay áp xe;
  • U não;
  • Tụ dịch trong não gây phù não (não úng thủy);
  • Áp lực trong não tăng cao nhưng không phải cho khối u (u não giả);
  • Ngộ độc khí cacbon oxit;
  • Thiếu ô-xy khi ngủ (chứng ngưng thở khi ngủ);
  • Các vấn đề mạch máu và xuất huyết trong não như dị dạng động tĩnh mạch (AVM), phình động mạch não hay đột quỵ.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết các cơn đau đầu có thể tự hết khi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng những cơn đau nặng có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu các cơn đau của bạn:

  • Xảy ra đột ngột và rất dữ dội mà mọi người hay nói là đau đến nỗi mờ mắt;
  • Không hết và ngày càng tệ hơn;
  • Xảy ra sau chấn thương đầu nghiêm trọng;
  • Xảy ra đột ngột sau khi ho, cười, hắt hơi, thay đổi tư thế hay gắng sức;
  • Có một vài triệu chứng kèm theo như thân nhiệt tăng cao (sốt), cứng cổ, phát ban, đau hàm khi nhai, mắt mờ, ngứa da đầu hay một bên mắt bị đau dữ dội và đỏ.

Các cách chữa đau đầu

Dạng đau đầu căng cơ và đau nửa đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể chữa khỏi thông qua những thay đổi trong lối sống. Bạn có thể xoa dịu những cơn đau bằng các phương pháp thư giãn như tập yoga, massage, tập thể dục, chườm khăn nóng lên trán và cổ.

Nếu nguyên nhân là do thoái hoá đốt sống cổ, cách chữa đau đầu phổ biến là trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu như phương pháp kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS. Sử dụng kết hợp máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, các bác sĩ chuyên khoa sẽ nắn các khớp xương để đưa về đúng cấu trúc ban đầu, giúp giảm áp lực lên đĩa đệm nhằm phục hồi lại hoạt động của hệ thần kinh của bạn. Đây là cách chữa đau đầu do thoái hoá đốt sống cổ mà lại an toàn vì không cần đến phẫu thuật.

Một số mẹo giúp bạn phòng ngừa đau đầu

Nếu thường xuyên bị đau đầu căng cơ, bạn nên lập ra một cuốn sổ ghi lại các tần suất và thời điểm khởi phát các cơn đau để xác định đâu là yếu tố khởi phát. Từ đó, bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn hay lối sống để giảm bớt nguy cơ các cơn đau đầu tái phát.

Bên cạnh các cách chữa đau đầu, bạn cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục, ngủ nghỉ đều đặn và ăn đủ chất cũng như bảo đảm cơ thể luôn đủ nước, hạn chế uống rượu hoặc dùng các thực phẩm chứa caffeine.

Tập thể dục đều đặn và thư giãn là phương pháp quan trọng để giảm stress và căng thẳng, nguyên nhân gây ra những cơn đau ở đầu. Ngoài ra bạn cũng nên tập duy trì tư thế đi đứng, ngồi chuẩn và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ cũng như uống đủ nước nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Để dạy trẻ bướng bỉnh không còn là cuộc chiến

(24)
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc ... [xem thêm]

Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra

(36)
Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng ... [xem thêm]

Thoái hóa khớp hông: Lên chiến lược ngay từ bây giờ để chiến đấu với bệnh

(25)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

Dị ứng tinh trùng: Nguyên nhân và cách điều trị

(12)
Bạn thường nghe nói dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, còn dị ứng tinh trùng thì sao? Triệu chứng của nó hay nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa hay dị ứng ... [xem thêm]

Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở mẹ bầu

(28)
Tháng năm là tháng phòng chống đột quỹ ở Mỹ, đột quỵ dường như không liên quan đến đến việc mang thai, tuy nhiên đột quỵ có thể xảy ra trong quá trình ... [xem thêm]

7 dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần nhận biết sớm

(95)
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày không chỉ giúp bạn điều trị nhanh chóng hồi phục, mà còn phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm. ... [xem thêm]

Bổ sung omega-3 cho bé với những thực phẩm sau đây

(14)
Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, bổ sung omega-3 cho bé là điều mà mọi cha mẹ đều ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

(70)
Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN