Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?

(4.03) - 21 đánh giá

Nội soi vòm họng là cách để bác sĩ nhận biết nhiều những trạng thái bất thường đang diễn ra ở vòm họng của bạn. Đó cũng là cơ sở dữ liệu để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác cho sức khỏe vòm họng. Tuy nhiên, nội soi vòm họng không phải là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn phát triển gồm ủ bệnh, bộc phát, tiến triển và di căn. Bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm và chỉ bộc phát khi đã trở nặng. Điều này gây nhiều bất lợi cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Muốn tăng hiệu quả chữa trị ung thư vòm họng, bạn phải phát hiện bệnh ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.

Nội soi vòm họng là gì?

Nội soi vòm họng là một loại xét nghiệm được các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng sử dụng để nhìn vào phía sau cổ họng của bệnh nhân. Ống nội soi mềm, độ dài linh hoạt có gắn camera và kính chuyên dụng ở 2 đầu cho phép bác sĩ nhìn thấy những hình ảnh rõ ràng ở mũi và cổ họng.

Trước khi nội soi vòm họng, bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ đông máu. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu như aspirin, clopidogrel, warfarin hoặc thuốc chống viêm khớp, hãy thông báo cho bác sĩ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng một trong các loại thuốc đó (hoặc tất cả) để thuận lợi cho quá trình nội soi vòm họng.

Bạn còn phải nhịn ăn hoàn toàn trong 6-8 tiếng đồng hồ trước khi nội soi nhưng có thể uống một ít nước trước đó 2 giờ. Nếu bạn bị nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe khi nhịn ăn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

Nội soi vòm họng có đau không?

Thông thường, bạn phải làm thủ tục nội soi ở bệnh viện hoặc phòng khám có đầy đủ trang thiết bị y tế. Khi đó, sẽ có một bác sĩ chuyên khoa giúp bạn nội soi và một y tá hỗ trợ ghi chép thông tin bệnh án. Thủ tục nội soi thường mất khoảng 30 phút và thực hiện trong lúc bạn tỉnh táo. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê trước khi nội soi.

Bạn nằm xuống giường bệnh, ống nội soi mềm được nhẹ nhàng đưa vào miệng rồi đi xuống cổ họng của bạn để bác sĩ xem xét hình ảnh. Nội soi vòm họng không gây đau đớn cho bệnh nhân mà chỉ khiến họ gặp sự khó chịu nhẹ. Cảm giác ấy giống như khi bạn bị khó tiêu hoặc đau họng.

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bằng cách nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy mọi diễn biến bên trong vòm họng của bệnh nhân. Ngoài ra, họ cũng có thể nhìn thấy các hạch bạch huyết gần đó bị sưng hoặc có dấu hiệu bất thường.

Như đã phân tích, ung thư vòm họng không dễ nhận biết khi chỉ có một vài biểu hiện bất thường ở khu vực vòm họng. Vì thế, phương pháp nội soi vòm họng đơn thuần không phải là cách tốt nhất để phát hiện ung thư vòm họng.

Sau khi nội soi, nếu nghi ngờ những biến đổi bất thường ở vòm họng là dấu hiệu của bệnh ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành thêm thủ tục sinh thiết để có chẩn đoán chính xác. Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô (tế bào) bất thường ở vòm họng để xét nghiệm xem đó chỉ là tế bào đang bị tổn thương bình thường hay tế bào ung thư.

Làm xét nghiệm sinh thiết hoặc tầm soát ung thư theo định kỳ là cách giúp bạn phát hiện ung thư hoặc nguy cơ gây ung thư để triệt tiêu chúng trong những giai đoạn đầu.

Bạn sẽ gặp rủi ro gì khi nội soi vòm họng?

Nhìn chung, kiểu nội soi này nhẹ nhàng hơn các kiểu nội soi khác. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ tục, y tá hoặc điều dưỡng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin người thân có thể hỗ trợ bạn nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau khi bạn nội soi. Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm:

♠ Đau họng

Trong vòng 24 giờ sau khi nội soi vòm họng, có thể bạn sẽ bị đau họng nhẹ. Cảm giác này rõ ràng hơn khi bạn nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

♠ Đầy hơi

Trong khi tiến hành nội soi, không khí sẽ đi vào dạ dày khiến bạn bị đầy hơi hoặc trướng bụng nhẹ. Điều này sẽ tự động biến mất sau vài tiếng đồng hồ.

♠ Chảy máu

Bệnh nhân vừa nội soi họng cũng có thể bị chảy máu ở vùng nào đó trên đường ống nội soi đi qua. Đây là một trong những lý do vì sao bác sĩ yêu cầu bạn phải kiểm tra mức độ đông máu trước khi tiến hành nội soi. Chảy máu là rủi ro rất hiếm gặp trong các trường hợp nội soi vùng họng.

♠ Khó thở

Với những người cần phải dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê trước khi nội soi họng, có thể họ sẽ thấy khó thở sau khi hoàn tất thủ tục. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ được giữ lại bệnh viện (hoặc phòng khám) để tiếp tục theo dõi cho đến khi họ trở lại nhịp thở bình thường.

Trương Phương Đài/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm để có giải pháp phù hợp

(68)
Nguyên nhân gây bệnh chàm vẫn chưa được hiểu rõ ràng, nhưng có thể do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các chất kích ứng mà đối với những người ... [xem thêm]

Liệu bà bầu có nên sử dụng ghế mát xa?

(30)
Trong thời gian mang thai, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau nhức ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Để giải quyết vấn đề này, ghế mát xa đang ... [xem thêm]

Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch

(48)
Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có ... [xem thêm]

6 điều bạn nên biết về băng vệ sinh tampon

(47)
Bạn có thể thỏa thích đi bơi dịp đèn đỏ nhờ sử dụng băng vệ sinh tampon? Mặc dù rất hữu ích nhưng đừng quá lạm dụng kẻo nguy cho sức khỏe nhé!Trong ... [xem thêm]

7 bí quyết truyền cảm hứng tập thể dục ngay cả khi bạn lười biếng!

(47)
Bạn cũng muốn tập thể dục nhưng không thể cưỡng lại sức quyến rũ của chiếc giường vào buổi sáng? Ngay cả khi bạn chẳng có chút động lực nào, các bí ... [xem thêm]

Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?

(45)
Nước ép trái cây đóng chai vừa tiện lợi lại có hương vị thơm ngon, tuy nhiên loại thức uống này lại gây nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn!Nhịp sống ... [xem thêm]

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

(55)
Bạn có thấy con thứ của mình thường sẽ nghịch ngợm và chống đối hơn con đầu lòng không? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy một trong những tính cách ... [xem thêm]

Tiêm vắc xin khi mang thai: những điều cần biết

(72)
Tiêm vắc xin khi mang thai và trước mang thai không những giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự an toàn cho trẻ.Hệ miễn dịch của mẹ là lá chắn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN