Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thật sự hiệu nghiệm?

(4.21) - 73 đánh giá

Hiện nay, nhiều người sử dụng tỏi như một biện pháp điều trị tăng huyết áp thay thế cho các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, bạn nên biết chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi chỉ hiệu quả đối với những người bị tăng huyết áp tâm thu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tăng huyết áp, còn có tên gọi cao huyết áp, là bệnh lý ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới, nghĩa là cứ ba người sẽ có một người gặp phải căn bệnh này.

Tỏi là một loại thảo mộc đôi khi được sử dụng như một biện pháp chống lại tăng huyết áp. Một số chuyên gia đề xuất ý tưởng chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi cho rằng việc một người có thói quen ăn loại thảo mộc này thường xuyên hoặc uống chiết xuất tỏi ở dạng bổ sung trong chế độ ăn uống có thể giúp người đó điều trị cao huyết áp hiệu quả hơn hoặc phòng ngừa chỉ số huyết áp vượt quá phạm vi lý tưởng.

Tuy nhiên, vì sao lại chọn chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi? Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả? Sau đây, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về giả thiết trên nhé.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Bạn biết gì về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi?

Vì sao chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi?

Tăng huyết áp là yếu tố hàng đầu dẫn đến nhiều loại bệnh liên quan đến tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, nên một số người đã nỗ lực kiểm soát áp lực máu bằng cách tiêu thụ tỏi với số lượng lớn. Họ cho rằng tỏi có thể hạ huyết áp phần nào bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất oxit nitric, một hoạt chất đóng vai trò chủ đạo trong việc làm các mạch máu giãn nở.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Bạn đã điều trị tăng huyết áp đúng cách?

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỏi và tăng huyết áp

Theo Viện Y tế Quốc gia, tỏi có khả năng hạ huyết áp tương đối.

Một nghiên cứu về tỏi và huyết áp được công bố trên trang Rối loạn tim mạch BMC vào năm 2008 cho biết, các nhà khoa học đã phân tích 11 thử nghiệm lâm sàng đã được công bố trước đây và thấy rằng tỏi vượt trội hơn so với giả dược khác trong việc hạ áp lực máu ở những người mắc bệnh tăng huyết áp.

Trong một báo cáo khác được công bố trên Annals of Pharmacotherapy cùng năm, các nhà nghiên cứu đã xem xét 10 thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của tỏi đối với huyết áp. Kết quả cho thấy việc sử dụng tỏi có liên quan đến tình trạng huyết áp giảm ở những người bệnh bị tăng huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, tỏi lại không có tác dụng đối với những tình nguyện viên chỉ bị tăng huyết áp tâm trương.

Nguồn: Healthline.com

Huyết áp tâm thu đề cập đến lượng áp lực máu do tim tạo ra tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Trong khi đó, huyết áp tâm trương thể hiện huyết áp khi cơ tim giãn ra.

Nghiên cứu gần đây nhất về tỏi và huyết áp là một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu năm 2013. Nghiên cứu này bao gồm 79 người bị tăng huyết áp tâm thu không thể kiểm soát, mỗi người được tiêm chiết xuất tỏi (với những liều lượng gồm 240mg, 480mg hoặc 960mg mỗi ngày) hoặc giả dược trong 12 tuần.

Vào cuối thời gian điều trị, những người dùng 48 mg hoặc 960mg chiết xuất tỏi hàng ngày cho thấy tình trạng giảm đáng kể ở chỉ số huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, những người được tiêm 240mg chiết xuất tỏi không đạt được kết quả này.

Bạn có thể muốn xem tiếp: Huyết áp tâm trương cao và những điều bạn chưa biết.

Cẩn thận khi chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

Mặc dù sử dụng tỏi với số lượng bình thường trong món ăn có thể an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng chất bổ sung lại có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Những người bị rối loạn xuất huyết và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng tỏi. Vì tỏi có thể làm chậm quá trình đông máu, tiêu thụ tỏi cùng với thuốc làm loãng máu (bao gồm cả aspirin và warfarin) hoặc các chất bổ sung như bạch quả có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như xuất huyết và bầm tím.

Bạn có thể muốn biết: Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Các lựa chọn kiểm soát huyết áp thay thế tỏi

Thay đổi một số hành vi để sống lành mạnh đóng vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát huyết áp. Những thói quen này bao gồm:

  • Tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng dành cho người bệnh tăng huyết áp, chẳng hạn như chế độ ăn DASH
  • Hạn chế ăn muối và sử dụng thức uống chứa cồn
  • Đạt cân nặng khỏe mạnh và duy trì nó
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
  • Không hút thuốc lá
  • Kết hợp các biện pháp giảm căng thẳng vào thói quen sinh hoạt hàng ngày

Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung axit béo omega-3, duy trì mức vitamin D tối ưu và tiêu thụ chiết xuất ca cao thường xuyên có thể giúp kiểm soát áp lực máu do tim tạo ra tác động lên thành động mạch.

Bạn có thể muốn biết thêm: 9 bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp và Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích.

Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

Mặc dù việc tăng lượng tỏi tiêu thụ có thể giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tăng huyết áp, bạn vẫn không nên sử dụng các chất bổ sung chiết xuất từ tỏi để thay thế cho việc chăm sóc tăng huyết áp tiêu chuẩn. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ, tăng huyết áp không thể kiểm soát có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, ví dụ như tổn thương thận và giảm thị lực. Tăng huyết áp không kiểm soát cũng liên quan đến vấn đề suy giảm trí nhớ.

Nếu bạn đang cân nhắc việc chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện.

Bạn có thể chưa biết: Biến chứng tăng huyết áp: Bạn đã biết gì về nó?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về tiêm phòng dại cho vật nuôi

(72)
Bệnh dại là căn bệnh nhiễm virus nghiêm trọng nhắm vào não và hệ thần kinh. Nó lây sang người qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Hiện nay, cách ... [xem thêm]

Kích thích nhũ hoa có giúp mẹ bầu chuyển dạ?

(93)
Kích thích nhũ hoa là hành động cọ xát, xoa bóp núm vú, bầu ngực để giúp gây co thắt và thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ.Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được ... [xem thêm]

Sốc văn hóa khi du học: Làm sao để vượt qua?

(16)
Bên cạnh những áp lực về tài chính và bài vở, sinh viên du học còn phải đối mặt với sốc văn hóa khi hòa nhập với môi trường mới. Nếu không biết cách ... [xem thêm]

Những tác hại của công nghệ với gia đình và 9 cách giải quyết

(81)
Xã hội ngày càng hiện đại với công nghệ phát triển. Các thiết bị điện tử, Internet, mạng xã hội và các ứng dụng tiện ích ngày càng phổ biến, giúp con ... [xem thêm]

Kính áp tròng màu: Hiểm họa đằng sau vẻ đẹp mơ ước

(65)
Tác hại của kính áp tròng thường xuất phát từ việc bạn bất cẩn, sơ xuất trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản loại kính này, dẫn đến nhiều hệ ... [xem thêm]

Bật mí 7 dấu hiệu của sự căng thẳng

(89)
Trong cuộc sống bộn bề ngày nay, không khó tránh khỏi những áp lực, mệt mỏi dễ khiến con người ta căng thẳng. Bạn đã biết dấu hiệu của sự căng thẳng? ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

(15)
Thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bạn đã biết nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa cho bé yêu chưa?Sắt là vi ... [xem thêm]

6 bí quyết cứu vãn kế hoạch ăn kiêng của bạn

(20)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN