12 tuần

(4.26) - 98 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Lúc này, bạn sẽ nhận ra bé lớn nhanh như thổi. Vào tuần thứ tư của tháng thứ hai, bé có thể:

  • Cười không ngớt;
  • Chụm hai tay vào nhau;
  • Khi nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên 90 độ;
  • Cười lớn tiếng;
  • Ré lên khi thích thú;
  • Dõi theo đồ vật đặt cách bé 15 cm và di chuyển khuôn mặt 180 độ (từ bên này sang bên kia).

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Đọc sách cho bé nghe là một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ bé phát triển. Việc nghe bạn đọc sẽ giúp tai bé bắt nhịp với nhịp điệu của ngôn ngữ nói. Thay đổi tông giọng khi đọc, nhấn giọng và hát cho bé nghe sẽ giúp tương tác giữa bạn và bé thêm phần thú vị hơn. Nếu bé cứ nhìn đi hướng khác hoặc tỏ ra không hứng thú gì trong khi bạn đang đọc sách, hãy để bé tạm nghỉ một lát. Bạn cần chú ý và thuận theo phản ứng của bé.

Có rất nhiều cuốn sách hay bạn có thể đọc cho bé nghe. Hãy chọn những cuốn sách với nhiều tranh ảnh lớn, rực rỡ và kí tự đơn giản hoặc những cuốn sách chỉ có hình ảnh để bạn có thể diễn tả lại cho bé nghe. Khi chọn sách, bạn không cần phải quá chú trọng về giới hạn độ tuổi. Sách được thiết kế cho trẻ lớn hơn vẫn có thể thu hút các bé nhỏ nếu sách có hình ảnh rõ ràng, sắc nét và màu sắc tươi sáng.

Bạn có thể tạo nên một không khí tích cực cho bé bằng cách:

  • Nựng bé;
  • Tương tác với bé;
  • Trò chuyện với bé;
  • Làm trò để bé cảm thấy thư giãn;
  • Tạo không gian riêng cho bé;
  • Chiều theo ý bé;
  • Làm mọi việc đúng lúc.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào từng tình trạng cụ thể của các bé, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất tổng quát. Bác sĩ có thể:

  • Đo cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu và tiến độ phát triển của bé sau sinh;
  • Khám sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra lại những vấn đề trước đó;
  • Hướng dẫn những gì bạn cần quan tâm trong tháng tiếp theo liên quan đến việc cho ăn, ngủ, sự phát triển và an toàn cho trẻ sơ sinh;
  • Trả lời những vấn đề bạn thắc mắc: Bé sẽ có những phản ứng như thế nào khi được tiêm chủng cho bé? Bạn nên ứng phó như thế nào? Bạn nên gọi cho bác sĩ khi bé có những phản ứng nào?

Bạn cũng cần chú ý tới những vấn đề sức khỏe, các vấn đề về trong viêc cho bú/ăn hoặc những thay đổi trong gia đình đã xảy ra trong hơn một tháng qua. Hãy ghi lại các thông tin và hướng dẫn của bác sĩ. Hãy ghi lại tất cả thông tin cần thiết, chẳng hạn như cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu, vết bớt, tiêm chủng, bệnh tật, thuốc được chỉ định, kết quả kiểm tra… vào hồ sơ sức khỏe của bé.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Đầu bé bị dẹt

Nếu đầu bé bị dẹt, rất có thể là do bé ngủ quá lâu ở cùng một tư thế. Khi trẻ mới lọt lòng, xương sọ của bé rất mềm và dẻo, vậy nên khi nằm ngửa vào ban đêm, đầu bé có thể bị dẹt ngay vị trí bé đè lên nệm. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Trong rất nhiều trường hợp, các vết dẹt dù sâu tới mức nào cũng sẽ trở lại bình thường khi con bạn bắt đầu biết bò và ngồi.

Nhưng để đảm bảo rằng mọi thứ vẫn ổn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thần kinh nhi khoa hoặc chuyên gia về sọ và mặt để xác định xem tình hình của bé có nghiêm trọng và cần phải điều trị gì hay không. Nếu trường hợp của bé không nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn thử một số phương pháp chữa trị tại nhà, chẳng hạn như cho bé nằm úp (khi bé thức và được bố mẹ giám sát) để tăng cường cơ cổ cho bé.

Bé bị hói hoặc rụng tóc

Bé hói đầu thường là do tư thế nằm của bé chứ không phải là do bé có vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. Các bé thường có xu hướng giữ đầu ở cùng một tư thế và cọ xát xuống nệm hoặc chà vào cạnh nôi, từ đó có thể làm tóc bị rụng nhiều ở những vị trí này. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn và thay đổi những thói quen kể trên.

Rất khó dự đoán khi nào tóc con bạn sẽ mọc trở lại. Hầu hết các bé sẽ có hai nhúm tóc riêng biệt trước khi bé tròn một tuổi, tuy vậy thời điểm rụng tóc và mọc tóc lại rất khác nhau. Một số bé tóc sẽ mọc lại ngay sau khi bị rụng, trong khi các bé khác sẽ mất nhiều thời gian hơn. Màu sắc và kết cấu của tóc mới cũng có thể khác biệt đáng kể so với tóc của bé khi mới lọt lòng.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị thường được cho là chỉ xảy ra với một người trưởng thành thường xuyên mang vác quá nhiều vật nặng. Nhưng thực tế ngay cả đối với trẻ nhỏ chưa bao giờ phải mang vác thứ gì nặng, các bé cũng có thể bị thoát vị. Thoát vị đĩa đệm có thể thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé trai, các bé sinh non và các cặp sinh đôi. Khi con bạn bị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể nhận biết bằng các dấu hiệu ban đầu chẳng hạn như khối u tại một trong những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng, đặc biệt là khi bé khóc hoặc kích động. Khối u này thường co lại khi bé yên lặng. Con bạn cũng có thể bị thoát vị bìu khi phần ruột trượt toàn bộ xuống đường ống dẫn vào bìu khiến cho bìu sưng hoặc phình to. Thoát vị thường không gây khó chịu cho bé và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy có khối u hoặc vết sưng ở vùng bẹn hoặc bìu của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ thường đề nghị điều trị cho bé ngay khi bé được chẩn đoán mắc phải thoát vị. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho bé. Phẫu thuật trong trường hợp này thường rất đơn giản, tỉ lệ thành công cao và có thể nhanh chóng xuất viện.

Rất ít trường hợp thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật. Thoát vị đĩa đệm không được điều trị ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nghẹt phần thoát vị do phần cơ quan này bị chèn ép bởi lớp cơ của ống bẹn, từ đó cản trở lưu thông máu và tiêu hóa trong ruột. Kết quả là bé sẽ bị nôn mửa, đau đớn, thậm chí bị sốc. Nếu bạn thấy bé đột nhiên khóc vì đau đớn, nôn mửa và không đi tiêu, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu bác sĩ ở xa, bé cần phải được đưa đến phòng cấp cứu gần nhất. Hãy nâng nhẹ phần dưới cơ thể của bé và chườm nước đá trên đường tới phòng cấp cứu để giúp ruột của bé co lại, nhưng đừng cố đẩy nó vào bằng tay.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều gì mẹ cần quan tâm là gì?

Các chỉ tiêu phát triển rất hữu ích cho việc so sánh con bạn với một loạt các trẻ bình thường khác để đánh giá sự tiến bộ của bé và phát hiện ra nếu bé chậm phát triển, nhưng so sánh con bạn với các bé khác hoặc với anh chị của bé sẽ khiến bạn lo lắng và thất vọng một cách không cần thiết.

Hai em bé hoàn toàn bình thường khi được đặt trong các hoàn cảnh khác biệt sẽ phát triển theo các chiều hướng khác nhau: một bé có thể nói nhiều và nói sớm hơn, bé khác lại phát triển thể chất, chẳng hạn như có thể sớm lật người. Sự khác biệt giữa các bé sẽ càng rõ rệt hơn khi bé tròn một tuổi: có bé có thể bò từ rất sớm nhưng đến 15 tháng tuổi mới bắt đầu biết đi, có bé lại không hề biết bò nhưng lại biết đi khi mới 10 tháng tuổi. Do đó những đánh giá của các bậc phụ huynh chỉ là ý kiến chủ quan chứ chưa hoàn toàn chính xác. Có cha mẹ thậm chí còn không nhận ra là bé đã bắt đầu tập trò chuyện bằng cách ríu rít, trong khi người khác lại có thể nghe thấy bé nói “baba”. Tất cả điều này cho thấy bạn không nên so sánh bé với các bé khác. Hãy nhớ rằng việc so sánh này thực sự rất vô nghĩa.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

(70)
Hiện nay liệu pháp rút tủy răng đang dần quen thuộc với mọi người. Rút tủy răng giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, nhưng bên cạnh đó bạn cũng ... [xem thêm]

Vi khuẩn ăn thịt người đến từ bệnh Whitmore gây nguy hiểm tính mạng

(22)
Vi khuẩn ăn thịt người hay còn có tên gọi Whitmore là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong lên đến 40% nếu chẳng may mắc phải. Thời ... [xem thêm]

5 bài tập HIIT giảm mỡ bụng giúp bạn thon gọn hơn

(27)
Bài tập HIIT giảm mỡ bụng hay còn gọi là bài tập thể lực cường độ cao là một kỹ thuật mà bạn tập hết 100% sức lực bằng các bài tập nhanh, cường ... [xem thêm]

Insulin dạng hít – phương pháp chữa trị tiểu đường mới

(71)
Insulin rất quen thuộc với những bệnh nhân tiểu đường. Hiện nay trên thị trường đã có mặt một loại insulin mới, được xem như là bước đột phá trong ... [xem thêm]

3 giai đoạn của quá trình sinh thường mà bà bầu cần nắm rõ

(24)
Sắp đến ngày dự sinh, bạn có thể rất lo lắng, đặc biệt nếu là người sợ đau. Vì vậy, hãy tìm hiểu trước các giai đoạn của quá trình sinh nở để ... [xem thêm]

Phim hoạt hình tiếng Anh cho trẻ em hay trong dịp hè này

(59)
Phim hoạt hình tiếng Anh cho trẻ em không những vừa thú vị, hấp dẫn mà còn có thể ươm mầm cho sở thích học ngoại ngữ của bé trong tương lai.Mùa hè này, ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung

(11)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm hiểu chungBệnh lạc ... [xem thêm]

U xơ nang tuyến vú

(93)
Tìm hiểu chungU xơ nang tuyến vú là bệnh gì?Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN