10 nguyên nhân gây đau tức vùng thượng vị

(3.77) - 37 đánh giá

Cơn đau tức vùng thượng vị hầu hết đều không gây nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể là triệu chứng của loét dạ dày, tiền sản giật khi mang thai…

Đau tức vùng thượng vị là tình trạng đau xuất hiện ở phần dưới xương sườn ngay khu vực bụng trên. Chứng đau thường xảy ra cùng với các triệu chứng phổ biến khác của hệ tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi… Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 10 nguyên nhân gây đau tức vùng thượng vị để kịp thời phòng tránh nhé!

1. Tình trạng khó tiêu gây đau tức vùng thượng vị

Tình trạng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn cùng với các triệu chứng như ợ, đầy hơi trong bụng và buồn nôn. Khi bạn ăn, dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn, đôi khi có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa làm xuất hiện chứng đau tức vùng thượng vị.

2. Trào ngược dạ dày gây đau tức vùng thượng vị

Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày đi ngược vào thực quản gây đau ở ngực và cổ họng đi kèm với đau vùng thượng vị. Về lâu dài có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Các triệu chứng phổ biến của trào ngược axit bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Ho kéo dài
  • Có vị đắng trong miệng
  • Đau họng dai dẳng hoặc giọng khàn
  • Cảm giác như có cục u ở cổ họng hoặc ngực

3. Viêm thực quản gây đau tức vùng thượng vị

Các nguyên nhân phổ biến gây niêm mạc thực quản bị viêm bao gồm axit từ dạ dày lên thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Nếu bạn không điều trị sớm, viêm thực quản theo thời gian cuối cùng có thể dẫn đến sẹo, gây chít hẹp thực quản, tăng cảm giác khó nuốt.

4. Thói quen ăn nhiều gây đau tức vùng thượng vị

Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày có thể giãn ra vượt quá kích thước bình thường, gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh. Áp lực này có thể gây đau trong ruột, làm khó thở vì phổi không đủ chỗ để nở rộng hơn khi hít vào. Thói quen ăn quá nhiều cũng có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Điều này gây ra những cơn đau tức vùng thượng vị nặng hơn.

5. Thoát vị gián đoạn gây đau tức vùng thượng vị

Thoát vị gián đoạn xảy ra khi một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành và vào ngực. Điều này có thể là do tai nạn hoặc cơ hoành yếu gây ra cơn đau tức vùng thượng vị. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến khác của thoát vị gián đoạn bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Viêm họng
  • Khó chịu ở ngực
  • Kích thích trong cổ họng

Thoát vị gián đoạn thường chủ yếu ảnh hưởng ở người lớn tuổi.

6. Loét dạ dày gây đau tức vùng thượng vị

Bệnh loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non của bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn hoặc do dùng quá nhiều một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau. Các triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày có thể bao gồm buồn nôn, nôn, cảm thấy mau no.

Các cơn đau tức vùng thượng vị do viêm loét dạ dày sau một thời gian có thể làm xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày như mệt mỏi, xanh xao hoặc khó thở.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh viêm loét dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị.

7. Thức uống gây đau tức vùng thượng vị

Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng menase trong cơ thể sẽ khó phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày…

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đồng thời rượu cũng có thể gây ra các tình trạng như viêm tụy, bệnh gan… làm đau tức vùng thượng vị.

Nếu uống rượu, bạn nên hạn chế khoảng 1 ly/ngày để ngăn ngừa những cơn đau dạ dày hay đau tức vùng thượng vị.

8. Rối loạn túi mật gây đau tức vùng thượng vị

Các vấn đề với túi mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật. Các triệu chứng rối loạn túi mật cụ thể có thể bao gồm:

  • Vàng da
  • Nôn, buồn nôn
  • Ăn không ngon
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Phân màu đất sét
  • Đau bụng dữ dội sau khi ăn

9. Viêm dạ dày gây đau tức vùng thượng vị

Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc gặp phải tổn thương liên tục đến dạ dày. Tình trạng này có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, hoặc có thể là mãn tính kéo dài trong nhiều năm nếu bạn không điều trị. Các triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày có thể bao gồm:

  • Đi phân đen
  • Buồn nôn, nôn mửa, hoặc nôn ra máu
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực hay phần trên cơ thể

10. Mang thai gây đau tức vùng thượng vị

Cơn đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực bào thai đang lớn lên đặt lên vùng bụng. Một số nguyên nhân khác có thể do những thay đổi trong hormone và hệ tiêu hóa gây ợ nóng thường xuyên.

Bạn cần lưu ý cơn đau tức vùng thượng vị trong thai kỳ đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn cần theo dõi chặt chẽ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau tức vùng thượng vị khi mang thai.

Phương pháp điều trị tình trạng đau tức vùng thượng vị tùy thuộc vào các nguyên nhân như:

• Chế độ ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều: Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống, bao gồm tập thể dục khoảng 30 phút/ngày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh…

• Một số loại thuốc: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng các loại thuốc này và tìm cách khác để kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc kháng axit.

• Một số bệnh lý: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cũng như điều trị lâu dài để kiểm soát các tình trạng gây ra cơn đau bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày…

Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau tức vùng thượng vị kéo dài hơn vài ngày mà vẫn không đỡ dù đã sử dụng phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc tại nhà. Bạn không nên tự ý mua thuốc dùng mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

(57)
Nếu bạn sinh mổ, còn được gọi là phẫu thuật mổ bắt con, bạn thường phải nằm viện bình quân khoảng ba ngày sau khi phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tình ... [xem thêm]

Cải thiện làn da bằng những thói quen đơn giản

(45)
Làm thế nào để có làn da căng mướt, sạch bóng và không tì vết là mơ ước của các cô gái? Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp bạn cải thiện làn ... [xem thêm]

Omega 3: 12 lợi ích tác dụng thần kỳ và cách bổ sung

(26)
Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về công dụng cũng như ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

(16)
Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non trước khi thai nhi được 37 tuần? Những trẻ sinh non có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe.Nếu ... [xem thêm]

Bạn đã đi bộ giảm cân đúng cách chưa?

(68)
Đi bộ giảm cân là một dạng tập luyện hiệu quả nếu bạn muốn duy trì cân nặng lý tưởng cũng như sở hữu thân hình thon gọn, cân đối. Tuy nhiên, phương ... [xem thêm]

Bí quyết chọn đồ bầu đúng chuẩn thời trang bà bầu

(15)
Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là về vóc dáng, cân nặng. Do đó, việc lựa chọn trang phục đúng chuẩn thời trang bà bầu ... [xem thêm]

10 điều khiến bạn trở thành người béo phì

(45)
Thừa cân béo phì hay còn gọi là bệnh béo phì là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Vậy ... [xem thêm]

Vòng đời virus HIV và cơ chế của thuốc kháng

(81)
Chu kì sống của virus HIV gồm 7 giai đoạn, dựa trên từng giai đoạn mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các cơ chế thuốc kháng HIV khác nhau để điều trị hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN