Bạn cần lưu ý gì về chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan?

(3.95) - 20 đánh giá

Bạn có biết rằng việc chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan cũng quan trọng không kém. Những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp gan nhanh hồi phục hơn.

Sau phẫu thuật ghép gan, bạn cần thay đổi trong lối sống và các hoạt động hàng ngày để đảm bảo gan nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị tình trạng thải ghép gan sau phẫu thuật. Để kiểm soát tình trạng này, bạn cần phải nắm rõ những lưu ý về chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan.

Phòng ngừa tình trạng thải ghép gan

Sau khi được phẫu thuật ghép gan, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng. Cơ thể có thể cảm nhận gan mới như một dị vật và bắt đầu tấn công nó. Phản ứng này được gọi là phản ứng từ chối gan.

Để ngăn cơ thể không tấn công gan mới, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc ức chế miễn dịch nhằm ngăn chặn hệ thống miễn dịch. Bạn sẽ có nguy cơ bị từ chối gan cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi ghép gan.

Ban đầu, các thuốc ức chế miễn dịch được kê toa ở liều cao, sau đó liều giảm dần để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bác sĩ sẽ tìm ra liều phù hợp tốt nhất cho bạn.

Có hai loại thuốc chính có thể ức chế hệ miễn dịch: corticosteroid và calcineurin.

Corticosteroid giúp giảm viêm do hệ miễn dịch gây ra. Những loại thuốc này có thể bao gồm methylprednisolone, prednisolone hoặc prednisone. Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Các tác dụng này bao gồm:

  • Thời gian chảy máu lâu hơn
  • Loét miệng
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Yếu cơ
  • Đường huyết cao có thể xấu đi hoặc gây ra bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Tích tụ dịch (phù nề)
  • Tăng cân
  • Các vết trên da
  • Loãng xương hoặc suy yếu xương
  • Đục thủy tinh thể, một rối loạn về mắt.

Các chất ức chế calcineurin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của protein calcineurin. Calcineurin thường hoạt động bằng cách kích hoạt tế bào T, giúp chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài như nhiễm trùng. Bằng cách ức chế calcineurin, bạn có thể ngăn chặn các phản ứng miễn dịch tiến triển. Các loại thuốc thường được sử dụng là cyclosporine và tacrolimus. Thuốc ức chế calcineurin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Ngứa ran tê
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ăn mất ngon
  • Huyết áp cao
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Run
  • Co thắt và đau cơ
  • Tăng mọc tóc trên da.

Mặc dù thuốc gây ra tác dụng phụ, nhưng liều lượng của thuốc không nên tự ý giảm hoặc dừng lại mà không có lời khuyên của bác sĩ.

Tất cả các loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, do đó bạn sẽ có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.

Chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan

Kiểm tra và phòng ngừa thường xuyên

Bạn có biết sau phẫu thuật ghép, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành tăng lên. Những vấn đề này cần phải được dự đoán và quản lý sớm. Bên cạnh đó, người được phẫu thuật ghép gan có thể mắc nguy cơ gãy xương cao hơn do chế độ dinh dưỡng kém trước khi phẫu thuật, bệnh gan mãn tính hoặc sử dụng thuốc steroid lâu dài. Bạn có thể được bác sĩ chỉ định kiểm tra mật độ xương.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi bệnh. Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống rượu và hút thuốc lá sau khi phẫu thuật. Dinh dưỡng chính là “chìa khóa” để chữa lành vết thương và giúp các chức năng gan hoạt động bình thường. Bạn cũng nên phòng ngừa và kiểm soát các tình trạng như tăng cân, đường huyết cao hoặc tăng cholesterol, vì chúng có thể gây hại cho gan mới.

Ở những người được phẫu thuật ghép gan, việc tiêu dùng những thực phẩm an toàn vệ sinh cũng rất quan trọng vì họ có nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm cao hơn. Tất cả thực phẩm nên được rửa kỹ và nấu chín trước khi ăn. Người bệnh nên tránh thịt, cá sống (sushi, hàu), gia cầm hoặc trứng.

Thực phẩm đóng hộp nên được sử dụng trước ngày hết hạn. Tất cả sữa, phô mai và nước trái cây phải được tiệt trùng trước khi dùng. Bạn cũng nên rửa tay trước mỗi bữa ăn, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và đặc biệt là sau khi chạm vào thịt sống, cá hoặc gia cầm.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn nhanh chóng phục hồi sau một phẫu thuật lớn. Tuy nhiên, bạn cần có người giám sát và làm theo quy định để ngăn ngừa các biến chứng vỡ vết thương, khiến việc phục hồi bị trì hoãn… Bạn có thể bắt đầu tập thể dục với sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.

Các hoạt động thường ngày

Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc, đi học hoặc hoạt động bình thường trong vòng 2–3 tháng sau khi phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục lái xe trong vòng 4–6 tuần sau khi ghép gan, nhưng điều này phụ thuộc vào sức khỏe chung của người bệnh.

Thông thường, bạn cần phải chờ 6–8 tuần trước khi quan hệ tình dục trở lại vì có thể gây áp lực trên các cơ thành bụng. Những người được phẫu thuật có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo duy trì quan hệ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng ngừa khác.

Phụ nữ được khuyến cáo tránh thai trong năm đầu tiên sau khi cấy ghép và sử dụng phương pháp ngừa thai, như bao cao su hoặc kem diệt tinh trùng. Các thuốc ngừa thai hoặc các phương pháp ngừa thai nội tiết tố khác cần được thảo luận với bác sĩ vì chúng có thể làm tổn thương gan.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điêu khắc chân mày để khuôn mặt bạn sắc sảo hơn

(32)
Bạn có ý định điêu khắc chân mày để có khuôn mặt quyến rũ và sắc sảo? Trước khi thực hiện liệu pháp thẩm mỹ này, hãy tìm hiểu kỹ để có thể thay ... [xem thêm]

10 vật dụng cá nhân bạn không nên dùng chung với bất cứ ai

(36)
Không ít người nghĩ vật dụng cá nhân là những món đồ bình thường và có thể vô tư mượn tạm khi quên mang theo. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chung vật dụng ... [xem thêm]

U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(59)
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh ... [xem thêm]

Đau ngực khi hít thở sâu, đừng xem thường!

(94)
Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ ... [xem thêm]

Alpha – 1 antitrypsin

(38)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (A1AT, AAT, xác định kiểu hình Alpha1-antitrypsin)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu chia ly

(68)
Tìm hiểu về rối loạn lo âu chia lyRối loạn lo âu chia ly là gì?Lo lắng chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi họ ... [xem thêm]

Thực phẩm giàu vitamin K mẹ bầu không thể bỏ qua

(63)
Vitamin K quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin K trong chế độ ăn uống hàng ... [xem thêm]

Hở van tim 3 lá 1/4: Chớ tưởng nhẹ mà xem thường!

(17)
Có đến 70% người khỏe mạnh bị hở van tim 3 lá 1/4 hay còn gọi là hở van sinh lý, đây chính là mức hở van nhẹ nhất nên bác sĩ thường không chỉ định ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN