Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh đái dầm

(3.92) - 14 đánh giá

Hầu như trẻ con đều mắc bệnh đái dầm trước tuổi đi mẫu giáo. Có nhiều bố mẹ đã rất khổ sổ khi con mắc phải chứng bệnh này. Nhưng, bạn biết không, con bạn không thể tự mình kiểm soát được cơn buồn đi vệ sinh vì khi ngủ say, trẻ sẽ không ý thức được điều này. Vậy bố mẹ phải làm sao để giúp ngăn trẻ đái dầm?

Không phải chỉ con bạn mới mắc bệnh đái dầm

Tè dầm là hiện tượng bình thường và rất phổ biến ở trẻ mẫu giáo, có đến 40% trẻ 3 tuổi thường đái dầm. Trẻ sẽ ít đái dầm hơn khi bắt đầu đi học tiểu học, lúc này, tỉ lệ đái dầm khoảng 20% ở trẻ 5 tuổi, 10% ở trẻ 6 tuổi và 3% ở trẻ 12 tuổi. Do đó, trong suốt những năm trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ nhi khoa để giảm thiểu hay triệt tiêu bệnh đái dầm của trẻ.

Để trẻ không đái dầm về đêm, não bộ của trẻ phải ngăn cản phản xạ làm trống bàng quang của trẻ hoặc tín hiệu từ bàng quang phải đủ để đánh thức trẻ đi vệ sinh. Đó là quá trình phát triển thần kinh phức tạp để bàng quang gửi đi tín hiệu tới não bộ tiếp nhận và để trẻ đáp trả bằng việc thức dậy và đi vệ sinh.

Nguyên nhân thực sự khiến trẻ đái dầm là gì?

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây ra đái dầm. Nhiều phụ huynh lo ngại đó là căn bệnh gây trở ngại cho trẻ. Tuy nhiên, không quá 1% trường hợp trẻ đái dầm thực sự liên quan đến bệnh về thể chất ví dụ như nhiễm trùng thận hoặc bàng quang, béo phì hoặc thiếu khuyết bẩm sinh ở hệ bài tiết. Trong những trường hợp này, trẻ thường trải qua nhiều thay đổi ở mật độ và cường độ bài tiết hằng ngày hoặc mất kiểm soát việc bài tiết.

Đa số nguyên nhân của các trường hợp đái dầm đơn giản chỉ là trì hoãn việc phát triển cơ chế kiểm soát bàng quang, thường liên quan đến yếu tố di truyền. Những trẻ này vẫn phát triển bình thường vẻ mặt tâm sinh lý.

Rối loạn cảm xúc là một nguyên nhân thỉnh thoảng gây ra đái dầm. Ví dụ như một trẻ bị stress nhiều sẽ dễ bị đái dầm, kể cả khi trẻ chưa từng tiểu đêm. Trẻ từng bị lạm dụng tình dục hoặc thân thể cũng dễ bị đái dầm.

Những trẻ tới tuổi đi học nhưng vẫn đái dầm thường là do những nguyên nhân bẩm sinh, tức là trẻ đái dầm từ bé và chưa từng kiểm soát được bàng quang vào ban đêm. Những trẻ này thường có tiền sử về bệnh đái dầm, và đa phần đều kế thừa khuynh hướng phát triển khả năng kiểm soát bàng quang chậm hơn so với độ tuổi trung bình. Trong phần lớn trường hợp, trẻ thường ngưng đái dầm ở độ tuổi mà bố mẹ từng trải qua. Điều thú vị là nếu một trong hai trẻ song sinh bị đái dầm thì trẻ còn lại cũng bị. Tuy nhiên, trẻ song sinh khác trứng (song sinh không giống nhau và có bộ gen tách biệt) thường không bị đái dầm.

Bố mẹ đôi khi tạo áp lực cho trẻ tự kiểm soát việc tiểu đêm trước khi cơ thể trẻ sẵn sàng cho việc đó. Những bậc bố mẹ này có thể sai lầm khi xem đái dầm là hành động bướng bỉnh và chống đối của trẻ, từ đó họ có thể ép buộc trẻ thay đổi thói quen đó. Những đứa trẻ này thường dễ bị tự ti và trầm cảm khi chúng vẫn tiếp tục đái dầm. Dù cho bố mẹ ra lệnh hay ép con không được đái dầm nhưng điều này vẫn xảy ra dù con không muốn. Và khi cố gắng nghe theo lời bố mẹ nhưng không thể kiểm soát được cơn đái dầm của mình, trẻ sẽ dễ trở nên cáu gắt và sợ hãi khi không làm theo được lời bố mẹ yêu cầu.

Đối với trẻ đái dầm, bố mẹ cần và động viên trẻ. Bạn không nên nhạy cảm với sự xấu hổ hoặc bất an của trẻ về vấn đề này. Trẻ có thể từ chối qua đêm ở nhà bạn hoặc tại trại hè và không thoải mái khi bạn của chúng phát hiện ra việc này. Bạn có thể trấn an con rằng điều đó không phải lỗi của chúng và việc này sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Bạn hãy tham khảo bài viết sau để biết cách hạn chế tình trạng đái dầm ở trẻ: 9 mẹo hay giúp bé không còn đái dầm khi ngủ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 9 mẹo hay giúp bé không còn đái dầm khi ngủ
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại của thuốc lá điện tử: 8 ảnh hưởng nghiêm trọng

(92)
Các ca nhiễm bệnh phổi trong khoảng đầu năm 2020 thường liên quan đến tác hại của thuốc lá điện tử. Do chưa xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể, trung ... [xem thêm]

Mắc bệnh gan: đừng bỏ qua hỗ trợ từ người thân!

(53)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Xét nghiệm giang mai là cách phát hiện bệnh giang mai nhanh nhất

(69)
Xét nghiệm giang mai là một trong những cách giúp bạn phát hiện dấu hiệu bệnh giang mai nhanh nhất.Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh rất ... [xem thêm]

Kem tẩy lông: Những tác dụng phụ cần lưu ý

(45)
Để có da tay hay da chân cũng mịn màng như da mặt, đa số các cô nàng ngày nay đều chuộng dùng kem tẩy lông. Với phương pháp tẩy lông vừa nhanh lại vừa tẩy ... [xem thêm]

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

(57)
Dầu đậu phộng (dầu lạc) ngày càng được ưa chuộng bởi có thể dùng để chế biến thực phẩm cho đến dưỡng da cũng như giúp bảo vệ sức khỏe.Hiện nay, ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách nhóm A và những điều cần lưu ý

(36)
Rối loạn nhân cách nhóm A là một trong ba nhóm chính của bệnh rối loạn nhân cách. Loại rối loạn này thường liên quan đến các hành vi dài hạn và không thay ... [xem thêm]

Liệu bạn có thể nuôi trẻ song sinh bằng sữa mẹ?

(32)
Một người mẹ hoàn toàn có thể cho nhiều trẻ bú một lúc. Nếu bạn có một cặp sinh đôi, bạn có thể cho mỗi trẻ bú một lúc hoặc bạn có thể cho cả hai ... [xem thêm]

Mách mẹ cách trị đau đầu cho trẻ nhanh chóng, hiệu quả

(59)
Đau đầu không chỉ là vấn đề sức khỏe của người lớn mà nó có thể xảy ra ở cả trẻ em. Có nhiều lý do để lý giải nguyên nhân của cơn đau, việc tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN