Cách làm trà sữa thơm ngon và tốt cho sức khỏe

(4.07) - 34 đánh giá

Liệu có cách làm trà sữa nào giúp bạn thỏa mãn được cơn thèm của mình mà vẫn đảm bảo sức khỏe và không lo tăng cân? Thật ra, nếu bạn chọn nguyên liệu lành mạnh và kiểm soát được lượng đường thì món trà sữa cũng rất tốt cho sức khỏe đấy.

Nhiều người e dè trà sữa vì sợ tăng cân và tiểu đường do các thành phần như sữa đặc, kem phô mai, si rô… Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức món uống ngọt ngào này mà không phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh và vấn đề an toàn thực phẩm thì hãy tìm hiểu một số cách làm trà sữa lành mạnh tại nhà nhé.

Tác dụng của trà sữa

Trà sữa không những là món yêu thích trong những cuộc tán gẫu với bạn bè mà còn mang đến một số lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là những tác dụng của trà sữa có thể khiến bạn khó lòng “cai nghiện” được món nước hấp dẫn này.

1. Tăng cường năng lượng

Nhờ lượng đường và caffeine có trong trà sữa, thức uống nổi tiếng này có thể cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng lớn. Hơn nữa, một lượng đường vừa phải cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Trà trong trà sữa chứa một số chất chống oxy hóa như catechin và polyphenol có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngăn ngừa stress oxy hóa. Hơn nữa, nếu thêm trái cây tươi như xoài, kiwi, dâu tây trong trà, bạn cũng sẽ có thêm vitamin C rất có lợi cho hệ miễn dịch.

3. Kiểm soát các gốc tự do

Những gốc tự do trong cơ thể có thể gây đột biến và dẫn đến các bệnh mãn tính và ung thư. Tuy nhiên, chất polyphenol và epigallocatechin có trong trà xanh có thể có tác dụng kiểm soát các gốc tự do rất tốt.

Các chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm trong trà cũng có thể giúp bạn duy trì cơ thể và trái tim khỏe mạnh nếu bạn kiểm soát được lượng calo và đường trong trà sữa.

Tác dụng phụ của trà sữa

Tuy trà sữa ngon miệng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bạn không kiểm soát được những nguyên liệu trong ly trà sữa của mình thì có thể gặp một số tác dụng phụ:

• Nguy cơ tăng cân: Nếu bạn uống trà sữa thường xuyên mà không có cách cân bằng lại lượng calo nạp vào cơ thể thì có thể sẽ tăng cân. Vậy nên bạn cần hạn chế cho thêm si rô, sữa đặc hay trân châu vào ly trà sữa của mình.

• Bệnh tiểu đường: Do lượng đường và carb khá cao nên trà sữa là món những ai có nguy cơ bị tiểu đường hay đang bị tiểu đường hạn chế dùng. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm này thì hãy yêu cầu ít đường và hạn chế uống trà sữa.

Nếu quá yêu thích trà sữa, bạn không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn mà có thể học cách làm trà sữa tại nhà để điều chỉnh lượng đường và sữa phù hợp theo ý muốn.

Ngoài những vấn đề vế sức khỏe, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất đáng để tâm khi bạn uống trà sữa ở tiệm. Một số nơi bán trà sữa có thể không dùng các nguyên liệu đảm bảo chất lượng cũng như không giữ vệ sinh tốt không quá trình chế biến. Vậy nên, bạn hãy chọn những nơi uy tín để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm nhé.

Cách làm trà sữa

Để đảm bảo an toàn và kiểm soát được lượng đường trong ly trà sữa, bạn hãy học cách tự làm loại nước uống này tại nhà.

1. Cách làm trà sữa trà đen

Nếu bạn thích một vị trà sữa truyền thống thì hãy học cách làm trà sữa với trà đen. Đây là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn đấy.

Nguyên liệu pha trà sữa trà đen

  • 15g trà đen
  • 300 ml nước
  • 125ml sữa tươi
  • Đường hoặc mật ong
  • Trân châu hoặc những loại topping khác bạn thích

Cách pha chế trà sữa trà đen

Bạn cần pha cốt trà trước khi đổ sữa vào để làm thành một ly trà sữa hoàn chỉnh.

• Pha trà

– Bạn cho trà đen vào ấm trà rồi đổ nước sôi vào ấm để hãm trà trong 3 – 5 phút.

– Bạn có thể tùy chỉnh lượng nước và thời gian hãm trà theo khẩu vị muốn uống trà đậm hay nhạt.

• Làm trà sữa

– Bạn đổ trà ra ly rồi thêm sữa tươi và đường hoặc mật ong sao cho vừa miệng.

– Bạn luộc trân châu hoặc chế biến các loại topping mình thích rồi thêm vào ly trà để thưởng thức.

2. Cách làm trà sữa matcha

Matcha là có rất nhiều các loại vitamin như vitamin A, B1, B2 và C và giúp thúc đẩy quá trình đốt calo nhưng lại khá khó uống. Bạn có thể cho thêm ít sữa vào matcha để có món uống hấp dẫn hơn. Đây là một loại trà sữa phù hợp cho những ai đang trong quá trình ăn kiêng giảm cân hoặc duy trì vóc dáng.

Nguyên liệu làm trà sữa matcha

  • 1,5 lít sữa tách béo
  • 4 thìa cà phê matcha nguyên chất

Cách làm trà sữa matcha

– Bạn đun sữa hơi sôi thì tắt bếp để nguội.

– Sau đó, bạn cho hết số matcha đã chuẩn bị vào sữa rồi khuấy đều hỗn hợp.

– Đậy nắp nồi chờ 20 phút.

– Bạn lọc lại hỗn hợp rồi chia ra làm 6 phần để uống trong ngày.

Bạn lưu ý công thức trà sữa giảm cân này không phù hợp cho những ai có tiền sử bệnh thận, huyết áp thấp, sỏi mật và dị ứng với sữa.

3. Cách làm trà sữa trái cây

Nếu bạn ngại lượng calo trong các loại topping như trân châu, thạch, bánh flan… sẽ làm mình tăng cân thì hãy dùng trái cây làm topping nhé. Trái cây sẽ mang tới vị thanh mát mới mẻ cho trà sữa.

Nguyên liệu làm trà sữa trái cây

  • Sữa đặc
  • 2 gói trà túi lọc
  • 200 ml sữa tươi không đường
  • Các loại trái cây tươi như chuối, xoài, dâu, nho, mít, kiwi…

Cách pha trà sữa trái cây

Ngâm túi trà trong nước sôi đến khi trà ra hết thì lấy ra. Nếu muốn, bạn cũng có thể pha sữa đặc với nước nóng rồi lấy sữa vừa pha đi ngâm trà.

– Đổ sữa tươi và sữa đặc vào trà sao cho vừa miệng. Bạn có thể thay sữa tươi bằng đường.

– Sơ chế trái cây tươi. Tùy loại trái cây bạn chọn mà bạn sẽ phải sơ chế theo các cách khác nhau. Nếu bạn dùng dâu tây thì bỏ cuống, rửa sạch rồi cắt nhỏ; mít bỏ hạt và xé nhỏ; kiwi gọt vỏ, cắt nhỏ; nho thì cắt nhỏ, bỏ hạt. Đối với các loại trái cây có vị chua, bạn nên mang ướp với một chút đường để trung hòa vị.

Cho phần trà sữa vào ly, khuấy đều và thêm đá để trà sữa thêm mát. Sau đó, bạn cho phần trái cây tươi đã chuẩn bị lên mặt ly rồi trang trí theo sở thích.

Trà sữa sẽ không phải là một món có hại nếu bạn bỏ công sức tìm tòi các cách làm trà sữa lành mạnh và ít calo. Bạn hãy thử tự tay làm cho mình loại thức uống yêu thích thể tận hưởng thành quả nhé!

Như Vũ | HELLO BACSi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thay đổi nội tiết tố sau sinh: Lý giải nguyên nhân và cách giảm nhẹ tình trạng này

(41)
Thay đổi nội tiết tố sau sinh do mất cân bằng sẽ dẫn đến một loạt các tình trạng như kinh nguyệt rối loạn, trầm cảm, mệt mỏi và nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào?

(89)
Từ trước tới giờ, DHA vẫn luôn là một chất quan trọng dành cho trẻ nhỏ. Tại sao lại như vậy? Thông qua bài viết này, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về ... [xem thêm]

Thống kê bệnh tim

(29)
Tìm hiểu những con số đằng sau bệnh tim, nguyên nhân số một gây tử vong ở Hoa Kỳ. Nhận biết thống kê địa phương và toàn cầu về các yếu tố nguy cơ và ... [xem thêm]

10 Bí quyết hữu ích trong cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa khớp

(18)
Thoái hóa khớp là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi. Việc sống chung với bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết được 10 ... [xem thêm]

8 loại hạt giúp giảm cân bạn nên ăn

(85)
Bạn nghĩ rằng các loại hạt ngũ cốc chứa carbohydrate có thể gây tăng cân nên thường tránh tất cả các loại hạt và ngũ cốc? Thật ra, có nhiều loại hạt ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người già

(83)
Bệnh trầm cảm ở người già cần phải có một kế hoạch điều trị đặc biệt. Tùy vào từng mức độ trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều ... [xem thêm]

6 loại rau củ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

(56)
Rau củ quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với 6 loại rau sau đây, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ... [xem thêm]

Bố mẹ nên can thiệp thế nào khi con đánh nhau?

(56)
Trẻ con đôi lúc cũng cãi nhau và đôi khi bé cũng có một số hành động bạo lực như đánh nhau đấm, đẩy, kéo tóc. Chắc chắn ông bố bà mẹ nào khi trông ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN