Vitamin D: Những điều cần biết

(3.85) - 37 đánh giá

Vitamin D có tác dụng gì?

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Cơ thể cần canxi để xây dựng xương và răng ở giai đoạn thiếu niên và giai đoạn vị thành niên. Khi trưởng thành, bạn cần vitamin D và canxi để duy trì khối lượng xương. Điều này giúp ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D cũng giúp cơ thể bạn duy trì lượng canxi và phốt pho thích hợp trong máu.

Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu vitamin D. Những nghiên cứu y học gần đây đã chỉ ra rằng vitamin D cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh, chẳng hạn như ung thư, yếu cơ, rối loạn tâm trạng, tiểu đường và loại 1 loại 2, bệnh thận, bệnh tim và cao huyết áp.

Cơ thể của tôi có tạo ra vitamin D không?

Vitamin D đôi khi còn được gọi là “vitamin ánh nắng” vì cơ thể của bạn tạo ra vitamin D sau khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, 10 phút phơi nắng mùa hè từ 3 đến 4 lần một tuần có thể đủ giúp cơ thể tạo ra lượng vitamin D cần thiết.

Cơ thể tôi cần bao nhiêu vitamin D?

Hàm lượng vitamin D cơ thể cần có thể khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng, đặc điểm di truyền và màu da của bạn, vào việc bạn có bệnh mãn tính hay không, và thậm chí cả nơi bạn sống và việc bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bao nhiêu. Hãy hỏi bác sĩ về lượng vitamin D bạn cần phải nhận được từ chế độ ăn uống của bạn.

Người lớn cần tối thiểu lượng vitamin D sau đây:

  • 70 tuổi trở xuống: 600 đơn vị quốc tế (IU) hàng ngày.
  • Trên 70 tuổi: 800 IU mỗi ngày.

Đối với trẻ em từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, liều khuyến cáo hàng ngày là 400 IU. Đối với trẻ em từ 1 tuổi đến 18 tuổi, liều khuyến cáo hàng ngày là 600 IU. Nếu bạn cho con bú, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin có vitamin D (vì sữa mẹ chỉ có một lượng nhỏ vitamin D). Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn cho những đứa con lớn hơn uống bổ sung vitamin D.

Ai có nguy cơ thiếu vitamin D?

  • Người lớn tuổi.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
  • Những người béo phì.
  • Những người có da sẫm màu.
  • Những người ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
  • Những người sống ở miền Bắc Hoa Kỳ.
  • Những người gặp khó khăn hấp thụ chất béo từ thực phẩm (vì các bệnh như bệnh viêm ruột và bệnh xơ nang).
  • Những người uống thuốc glucocorticoid (ví dụ như prednisone).

Điều gì xảy ra nếu tôi không có đủ vitamin D?

Nhiều người không có đủ vitamin D. Nếu bạn không có đủ vitamin D, cơ thể bạn sẽ không có khả năng hấp thụ canxi tốt, và cơ bắp của bạn có thể cảm thấy yếu.

Trẻ em không có đủ vitamin D có nguy cơ bị còi xương. Bệnh còi xương là một rối loạn ảnh hưởng đến xương, làm cho chúng mềm và dễ gãy. Bệnh còi xương cũng có thể gây chậm phát triển, đau xương cột sống, xương chậu và chân, và gây yếu cơ. Nó cũng có thể gây ra vấn đề cho răng của trẻ, chẳng hạn như sâu răng và các vấn đề về cấu trúc răng.

Người lớn không có đủ vitamin D có nguy cơ bị nhuyễn xương (yếu cơ và yếu xương) và loãng xương (xương xốp). Những nghiên cứu y tế mới cho thấy không nhận được đủ vitamin D trong một thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như một số loại ung thư, bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Làm thế nào tôi có thể bổ sung thêm vitamin D?

Các loại thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D bao gồm cá, dầu cá, trứng, pho mát và bơ. Ngoài ra còn có thực phẩm bổ sung vitamin D, như sữa và các chất thay thế sữa, nước cam và ngũ cốc ăn sáng.

Thực phẩm bổ sung vitamin D hiện được bán theo toa thuốc hoặc không cần toa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thiếu vitamin D. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chế độ ăn uống và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn, cũng như bất kỳ các yếu tố ảnh hưởng khác. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể để giúp bạn quyết định xem có cần thiết dùng thêm thực phẩm bổ sung vitamin D hay không.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/nutrients/vitamin-d-what-you-need-to-know.html

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Quốc Thục Phương - Nguyễn Thị Minh Hiếu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thức ăn nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và xử trí thế nào?

(57)
Sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn ôi thiu là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng và hầu hết ... [xem thêm]

Tìm hiểu bí quyết ăn uống trước và sau khi tập luyện

(54)
Chúng ta thường cho rằng nếu kết hợp chế độ ăn uống bình thường với việc tập gym thì vẫn khiến cơ thể phát phì. Tuy nhiên, nếu bạn tập gym quá sức ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của gừng

(58)
Gừng vừa là gia vị, vừa có thể được sử dụng như một phương thuốc dân gian. Tuy nhiên, dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng ... [xem thêm]

6 tác dụng của nước cam giúp bạn ngừa bệnh

(23)
Tác dụng của nước cam không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sỏi thận mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh Covid-19 nữa ... [xem thêm]

Khám phá 11 loại thực phẩm tăng cường collagen giúp da căng mịn

(51)
Collagen là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong việc duy trì làn da căng trẻ cho phụ nữ. Bạn không cần phải sử dụng các loại thực phẩm ... [xem thêm]

9 chế độ ăn đặc biệt và 5 lưu ý giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

(33)
Tìm hiểu về các chế độ ăn đặc biệt vừa giúp cho những bữa ăn không nhàm chán, vừa bảo vệ sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn. ... [xem thêm]

Nên ăn gì để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh?

(75)
Tiêu thụ các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp bạn hồi phục sức khỏe ... [xem thêm]

Món khoai lang kén giòn tan cho bữa ăn sum họp cuối năm

(67)
Còn gì thích bằng khi bạn có thể cùng gia đình thưởng thức món khoai lang kén thơm ngon và nóng hổi trong những ngày se se lạnh cuối năm này nhỉ!Khoai lang kén ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN