Khi bị chó cắn phải làm sao?

(3.92) - 16 đánh giá

Để tránh bối rối không biết phải làm sao khi bị chó cắn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần học cách xử lý các vết thương một cách chính xác.

Hầu hết các vết thương do chó cắn đều khá nhỏ và có thể xử lý tại nhà. Thế nhưng, vết thương như thế nào thì bạn có thể tự xử lý hay cần phải đến bệnh viện để tránh nhiễm trùng? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Các loại vết thương do chó cắn

Khi chó cắn, chúng sẽ dùng răng trước để ngậm chặt nạn nhân, trong khi những răng khác sẽ kéo xé vùng da xung quanh vết cắn. Kết quả là da bạn có thể có một vết thương sâu, gây thủng bởi răng trước và vùng da trầy xước hay rách xung quanh.

Đối với trẻ em, vì cơ thể nhỏ nhắn nên vùng thường hay bị cắn là cổ, mặt, đặc biệt là môi, mũi, má. Trong khi đó tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân là những nơi thường bị cắn ở người lớn.

Cách xử lý vết thương nhỏ do chó cắn

Nếu bạn hay ai đó bạn bị chó cắn và đây chỉ là vết thương nhỏ có thể tự xử lý tại nhà, bạn có thể làm theo những bước sau:

Rửa sạch vết thương ngay lập tức: bằng cách để vết thương dưới vòi nước ấm trong vài phút để vết thương được rửa sạch.

Giúp máu chảy ra khỏi vết thương: nếu vết cắn chưa làm bạn chảy máu, bạn có thể chà sát nhẹ vùng da bị cắn để máu chảy ra. Việc này giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Uống thuốc giảm đau: bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay ribuprofen để giảm đau và viêm, sưng tấy.

Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng vết thương do chó cắn, vì thế nếu bạn nghi ngờ và cảm thấy không an toàn, bạn nên khám bác sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu nhiễm trùng vết cắn bạn cần quan tâm.

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Những dấu hiệu cho thấy vết thương nhiễm trùng như:

  • Vết cắn trở nên đau hơn
  • Đỏ và sưng tấy xung quanh vết cắn
  • Rỉ dịch hay mủ từ vết cắn
  • Sốt cao hơn 38°C, kèm lạnh run
  • Sưng hạch bạch huyết

Nếu bạn nghĩ rằng vết chó cắn bị nhiễm trùng, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức. Vì một vài vết cắn động vật sẽ trở thành ổ nhiễm trùng nguyên phát, gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm tính mạng như nhiễm trùng huyết, hay viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm màng não.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ?

Mặc dù bạn có thể tự chăm sóc một số vết thương chó cắn tại nhà, tuy nhiên bạn cần phải đến khám bác sĩ ngay trong các trường hợp như bạn bị chó lạ cắn, vết thương sâu, bạn không thể cầm máu chảy hay có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Bạn cũng nên đi khám nếu vết cắn ngay tại bàn tay, bàn chân, khớp, gân hay dây chằng, mặt hay da đầu, bộ phận sinh dục hay mũi, tai. Nếu bản thân bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, HIV hay bệnh gan, những căn bệnh này khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, hay những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên đi khám ngay và cần được bác sĩ điều trị.

Chó nuôi thường được chăm sóc và tiêm ngừa đầy đủ nhưng nếu như bạn gặp phải chó lạ và nhất là chó hoang thì nguy cơ mắc bệnh dại do chó cắn là khá cao. Vì thế, nếu bạn không chắc chắn liệu chó cắn bạn có an toàn không thì dù vết thương nhỏ bạn cũng nên đến bác sĩ để được khám và phòng bệnh dại nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu u xơ tử cung bạn nên chú ý

(99)
Nếu nhận thấy cơ thể gặp phải các dấu hiệu u xơ tử cung hoặc triệu chứng tương tự như Hello Bacsi mô tả dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm tưởng lợi hóa ra lại có hại (P2)

(69)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ: Hiếm gặp nhưng không nên bỏ qua

(95)
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít ... [xem thêm]

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu

(34)
Mỗi người có một tư thế ngủ yêu thích khác nhau. Tuy nhiên, việc chọn tư thế nằm ngủ rất quan trọng khi bạn mang thai. Lúc này, bạn đang có nhiều thay đổi ... [xem thêm]

Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường típ 2

(72)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

Cách ăn uống sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(84)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

Vài giây là phân biệt được vết cắn của rắn độc hay rắn thường!

(79)
Khi sơ ý bị rắn cắn, bạn không nên chủ quan vì có thể gây tử vong nếu rắn là loài có nọc độc. Theo chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, mỗi loại rắn cắn có ... [xem thêm]

Tinh dầu thiên nhiên: Vừa đa năng lại tốt cho sức khỏe!

(24)
Tinh dầu thiên nhiên là những chiết xuất tinh túy nhất từ các loại hoa cỏ và thảo dược như sả chanh, hoa bưởi, hoa oải hương… Đây không chỉ là liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN