Phải làm gì khi bạn tôi muốn tự tử?

(4.17) - 41 đánh giá

Những dấu hiệu cảnh báo của tự tử

Ai cũng có lúc cảm thấy buồn, chán nản, hoặc đôi khi tức giận – đặc biệt là khi gặp phải những áp lực từ trường học, bạn bè hay gia đình. Nhưng với một số người, cảm giác buồn bã hoặc tuyệt vọng không biến mất và thậm chí vấn đề rất nhỏ lại có vẻ to lớn đến nỗi không thể giải quyết được.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của một người và cả quan điểm sống của họ. Những người có những cảm xúc cao độ của trầm cảm, đau buồn hay kích động quá mức có thể nghĩ đến việc tự sát.

Bạn cũng có thể đã nghe nói “những người nói thì không dám làm”. Điều đó không đúng. Những người nói về chuyện tự tử có khả năng sẽ thử nó.

Các dấu hiệu cảnh báo rằng ai đó có thể nghĩ đến tự tử bao gồm:

  • Nói về tự tử hay cái chết nói chung
  • Nói về chuyện “đi xa”
  • Nói về cảm giác tuyệt vọng hoặc cảm giác tội lỗi
  • Tách ra khỏi bạn bè hoặc gia đình và không muốn đi ra ngoài
  • Không có mong muốn tham gia vào các hoạt động yêu thích
  • Gặp khó khăn khi tập trung hoặc suy nghĩ rõ ràng
  • Trải qua những thay đổi trong thói quen ăn uống hoặc ngủ
  • Dính dáng tới các hành vi tự hủy hoại (uống rượu, dùng ma túy, hoặc lái xe quá nhanh)

Là một người bạn, bạn cũng có thể biết có phải bạn mình đang trải qua thời gian khó khăn. Đôi khi, một sự kiện cụ thể, căng thẳng, hay khủng hoảng — như chia tay người yêu hoặc mất người thân – có thể kích hoạt các hành vi tự tử trong một người đã cảm thấy chán nản và có những dấu hiệu cảnh báo liệt kê ở trên.

Bạn có thể làm gì để ngăn sự tự tử?

Hỏi han

Nếu có một người bạn nói về chuyện tự tử hoặc hiển thị các dấu hiệu cảnh báo, không chỉ chờ đợi tới lúc họ cảm thấy khá hơn. Hãy nói về nó. Đa số những người đang cân nhắc việc tự sát sẵn sàng để thảo luận về nó nếu ai đó nói chuyện với họ với sự quan tâm và chăm sóc.

Một số người (cả thiếu niên và người lớn) khá miễn cưỡng khi phải hỏi người khác rằng họ có nghĩ về việc tự tử hoặc tự gây tổn thương cho chính mình không. Bởi vì họ sợ, nếu mình hỏi, mình có gợi ý cho họ tự sát không. Sự thật không phải vậy. Hỏi thăm luôn là một cử chỉ tốt đẹp.

Khơi mào một cuộc trò chuyện với người bạn nghĩ rằng có thể tự sát, giúp ích theo nhiều cách. Đầu tiên, nó cho phép bạn giúp đỡ một người. Thứ hai, nói về nó có thể giúp người ta cảm thấy bớt cô đơn hơn, ít bị cô lập, được quan tâm và thông hiểu — những cảm xúc ngược lại có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử. Thứ ba, nói chuyện có thể tạo ra cơ hội để xem xét những giải pháp khác.

Việc hỏi han một người đang có ý định tự tử khá là khó khăn. Đôi khi, nên để người đó biết tại sao bạn đang hỏi như thế. Ví dụ, bạn có thể nói, “tôi đã để ý rằng bạn đã nói rất nhiều về mong muốn được chết. Đang có ý đinh tự tử à?”.

Lắng nghe

Hãy nghe tâm sự của bạn bè mà không hề phán xét và bảo đảm rằng bạn đang nghe và có quan tâm. Nếu bạn nghĩ rằng bạn mình đang có nguy cơ tự tử, hãy ở gần – đảm bảo rằng người đó không ở một mình.

Nói với người khác

Ngay cả khi đã thề sẽ giữ bí mật và bạn sẽ bị xem như kẻ phản bội nếu nói ra, bạn vẫn nên tìm sự giúp đỡ từ người khác. Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với người mà bạn tin tưởng càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể gọi cho những đường dây nóng ở địa phương để được hướng dẫn và giúp đỡ.

Việc thông báo chuyện này cho người có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Mặc dù có vẻ như bạn nên tự mình giúp đỡ người bạn đó, nhưng thật ra, cách an toàn nhất là kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Sau khi tự tử

Đôi khi, cho dù bạn nhận được trợ giúp và những người có trách nhiệm đã can thiệp vào, người bạn đó vẫn cố tự sát và qua đời. Khi điều này xảy ra, người ta thường có nhiều những cảm xúc khác nhau. Một số bạn nói rằng họ cảm thấy tội lỗi – đặc biệt nếu họ cho rằng mình đã có thể hiểu rõ hơn những hành động và lời nói của người kia. Những người khác nói rằng họ cảm thấy tức giận với hành động ích kỷ của người kia. Có người lại nói họ không thể cảm thấy gì nữa – bởi họ quá đau buồn.

Khi ai đó tìm cách tự sát, những người biết người đó có thể cảm thấy sợ hay khó chịu với việc nói về người đó. Hãy cố vượt qua những cảm xúc khó chịu – đây là thời điểm mà con người cần kết nối với nhau.

Nếu bạn đang gặp khó khăn đối phó với việc tự sát của một người bạn, tốt nhất là nên nói chuyện với một người lớn mà bạn tin tưởng. Cảm giác đau buồn sau khi một người bạn qua đời bởi tự sát là bình thường. Nhưng nếu nỗi buồn đó bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải nói chuyện với ai đó về cảm xúc của mình.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/emotional-well-being/my-friend-is-talking-about-suicide-what-should-i-do.html

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Trần Ý Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chị em lấy lại ham muốn nếu nắm 5 bí mật này

(47)
Không một ai có thể phủ nhận rằng đời sống tình dục vợ chồng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình và giúp cho tình ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về sùi mào gà ở miệng?

(91)
Sùi mào gà ở miệng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nam giới. Bạn nên cẩn thận với vấn đề này vì nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm ... [xem thêm]

Tác dụng của thuốc tránh thai: Những điều bạn chưa biết

(34)
Thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai hàng ngày không có gì xa lạ đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng bạn đã biết hết các tác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Bạn có nên tránh làm chuyện ấy trước khi tập thể dục?

(18)
Thói quen tập thể dục luôn tốt cho sức khỏe và “chuyện ấy” cũng mang lại nhiều lợi ích không kém như cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ, ... [xem thêm]

Viêm não do herpes simplex virus, hiểm họa có thể phòng tránh

(47)
Herpes simplex virus gây bệnh viêm não thường không gây ra triệu chứng nào cho người nhiễm. Một số người nổi các mụn rộp hoặc loét ở vùng miệng, vùng hậu ... [xem thêm]

Đếm tế bào CD4+

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Đếm tế bào CD4+Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐếm tế bào CD4+ là gì?Đếm tế bào CD4+ là xét nghiệm máu để xác định ... [xem thêm]

Đối phó với áp lực đồng lứa

(24)
“Thôi nào! Tụi mình cúp môn toán đi. Ai mà muốn giải mấy bài toán đố đó chứ? Chúng ta sẽ đi chơi và ăn trưa thay vào đó. Đi nào!” Lời rủ rê từ đứa ... [xem thêm]

Bệnh về tình dục

(77)
Tìm hiểu chungBệnh về tình dục là gì?Bệnh về tình dục là các bệnh hoặc rối loạn liên quan đến tình dục, thường bao gồm:Bệnh lây truyền qua đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN