Giải đáp thắc mắc bệnh ung máu sống được bao lâu?

(3.83) - 92 đánh giá

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế, tiên lượng sống của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố.

Ung thư máu là một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù là căn bệnh phổ biến, nhưng nhiều người thường không nắm rõ thông tin về ung thư máu. Do đó, họ có rất nhiều hoang mang và thắc mắc về căn bệnh này, chẳng hạn như ung thư máu có chữa được không? Hay bệnh ung thư máu sống được bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu là căn bệnh ác tính, xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu tăng trưởng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Các tế bào bạch cầu này sẽ ăn tế bào hồng cầu, khiến cơ thể bị thiếu máu trầm trọng và không thể chống lại nhiễm trùng.

Các chuyên gia phân loại ung thư máu thành 3 nhóm:

  • Bệnh bạch cầu
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Đa u tủy

Mặc dù nguyên nhân ung thư máu vẫn chưa được xác định, nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền. Nếu bạn có người thân mắc bệnh ung thư máu, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đối phó được với căn bệnh này bằng cách thường xuyên làm tầm soát ung thư.
  • Các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm chất phóng xạ, tia xạ…

Bạn có thể xem thêm: Biểu hiện ung thư máu

Bệnh ung thư máu sống được bao lâu?

Mỗi người sẽ có khả năng đáp ứng với điều trị và hiệu quả điều trị khác nhau. Do đó, không có cách nào để xác định chính xác người bệnh ung thư máu sống được bao lâu. Phần lớn trường hợp, thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào:

  • Loại và giai đoạn của ung thư
  • Ung thư đã xuất hiện ở hạch bạch huyết ở háng chưa
  • Sức khỏe tổng thể của bạn
  • Các phương pháp bạn từng được điều trị

Tuy nhiên, dựa vào tỉ lệ sống sót, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về thời gian sống của người mắc ung thư máu.

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Nếu bạn được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu và có điều trị thì thời gian sống trung bình khoảng 8 năm. Nếu bạn mắc bệnh bạch cầu giai đoạn giữa và tiếp nhận điều trị kịp thời thì thời gian sống khoảng 5,5 năm. Nếu không may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, bạn chỉ có thể sống nhiều nhất là 4 năm.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính thường phổ biến hơn ở người trưởng thành. Vậy người trưởng thành mắc bệnh ung thư máu sống được bao lâu? Theo thống kê, nếu được phát hiện sớm, khoảng 20-40% người bệnh có tiếp nhận điều trị sẽ sống khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán bệnh muộn, thời gian sống của người bệnh sẽ không cao.

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Nếu ung thư chỉ ảnh hưởng đến tế bào lympho B, người bệnh có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh bạch cầu lympho T mạn tính, thời gian sống rất thấp.

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Đối với bạch cầu lympho cấp tính, bệnh tiến triển rất nhanh và khó kiểm soát. Do vậy, người bệnh thường không sống được lâu, chỉ khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em mắc bệnh này có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ở người lớn, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn chỉ khoảng 40%. Đặc biệt, trẻ từ 3-7 tuổi sẽ có khả năng tiếp nhận điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh hơn so với người lớn.

Bệnh đa u tủy xương

Các chuyên gia vẫn chưa xác định thời gian sống trung bình của người mắc bệnh đa u tủy xương giai đoạn đầu. Ở giai đoạn hai, thời gian sống là khoảng 7 năm. Đối với người mắc bệnh đa u tủy ở giai đoạn cuối, thời gian sống là khoảng 3,5 năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống

Thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư máu, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Người càng trẻ tuổi sẽ có tiên lượng sống tốt hơn, nghĩa là kết quả điều trị và kéo dài thời gian sống cao hơn.
  • Loại tế bào bạch cầu cụ thể mà bệnh ung thư ảnh hưởng. Ngoài ra, những thay đổi trong nhiễm sắc thể và gene cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Một số bất thường di truyền cụ thể trong các tế bào ung thư bạch cầu có thể khiến bệnh khó được điều trị thành công hơn.
  • Thời gian chẩn đoán bệnh. Thông thường, việc phát hiện càng sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị càng hiệu quả. Trong các trường hợp phát hiện bệnh trễ, như khi quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường có trong máu, tế bào bạch cầu đi vào não hoặc dịch tủy, thời gian sống sẽ không còn cao.
  • Khả năng đáp ứng với điều trị và thời gian để thuyên giảm bệnh. Nếu bệnh quay trở lại sau khi điều trị, bạn có thể cần làm hóa trị.
  • Bệnh sử các bệnh về máu và bệnh bạch cầu
  • Mức độ tổn thương xương
  • Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như benzen
  • Tiếp xúc với một số loại hóa trị và xạ trị
  • Đột biến nhiễm sắc thể
  • Phản ứng của cơ thể với điều trị
  • Số lượng tế bào máu
  • Có hút thuốc lá hay không

Ung thư máu có chữa được không?

Bên cạnh vấn đề “bệnh ung thư máu sống được bao lâu” thì “ung thư máu có chữa được không” cũng được nhiều người quan tâm. Hiện nay, cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư máu khá cao. Nếu bạn được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, bạn có thể yên tâm sống mà không lo bệnh tái phát. Dù vậy, tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu trên thế giới không cao, chỉ khoảng 10% do bệnh thường phát hiện trễ. Theo các chuyên gia, cho dù bạn khỏe mạnh hay có tiền sử các bệnh về máu, có người thân mắc bệnh ung thư máu… hãy làm tầm soát ung thư 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Các phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:

  • Hóa trị
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc tạo máu từ tủy xương
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc tạo máu lấy từ tế bào máu ngoại vi
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn
  • Ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HLA

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh ung thư máu. Hãy nhớ rằng, thường xuyên làm kiểm tra sức khỏe và tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp kết quả điều trị bệnh ung thư của bạn tốt hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao bạn bị cơn đau đầu buổi sáng?

(38)
Cơn đau đầu buổi sáng có thể xảy ra vì nhiều lý do. Thỉnh thoảng, bạn có thể bị nhức đầu sau một giấc ngủ kém, khi gặp căng thẳng hoặc bạn cũng có ... [xem thêm]

Bạn biết gì về máu?

(100)
Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, được tạo thành từ thành phần hữu hình là huyết tương và các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu ... [xem thêm]

Bạn đã chăm sóc da nhờn đúng cách?

(55)
Trong các loại da, da nhờn là loại “khó chiều” nhất. Các cô gái sở hữu làn da này luôn khổ sở với gương mặt lúc nào cũng bóng loáng vì tuyến dầu hoạt ... [xem thêm]

Xua tan nỗi lo đau khớp gối nhờ bữa ăn hợp lý

(63)
Định nghĩaĐau khớp gối là bệnh gì?Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra ... [xem thêm]

Tạo thói quen cho con trẻ tập thể dục thường xuyên

(22)
Tại sao tập thể dục rất quan trọng cho trẻ em? ​ Theo nhiều tài liệu cho thấy, hoạt động thể chất có nhiều lợi ích cho trẻ như: Tập thể dục giúp ... [xem thêm]

5 loại thuốc trị hôi miệng hiệu quả bạn không thể bỏ qua

(36)
Hầu như ai trong chúng ta cũng một lần mắc chứng hôi miệng. Tình trạng này có thể do thức ăn đọng lại ở má, lưỡi và vòm miệng gây ra hoặc do bệnh nướu ... [xem thêm]

Bà bầu xem phim kinh dị có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(81)
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tránh xem phim kinh dị bởi cảm giác căng thẳng khi xem phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Mang thai ... [xem thêm]

10 thói quen giúp bạn khỏe mạnh không cần ăn kiêng

(63)
Các chế độ ăn kiêng như low-carb hay low-fat luôn được các nàng ưu ái vì vừa giúp giảm cân vừa tránh được các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN