Hoảng hốt phát hiện lưỡi mọc lông đen

(4.24) - 32 đánh giá

Mặc dù lưỡi mọc lông đen trông nguy hiểm, nhưng thật sự tình trạng này không hề gây ra bất cứ vấn đề về sức khỏe nào và thường không đau. Lưỡi mọc lông đen thường tự hết mà không cần nhờ các liệu pháp chữa trị nào. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đang gặp tình trạng lưỡi mọc lông đen và bạn có thể làm gì phòng tránh và loại bỏ những mảng màu này trên lưỡi?

Bạn đã biết lưỡi mọc lông đen là gì?

Lưỡi mọc lông đen là một tình trạng tạm thời và vô hại, hiện tượng này làm cho lưỡi bạn trở nên tối màu và mọc lông. Đây là kết quả của việc những tế bào chết tích tụ trên những núm vị giác ở bề mặt lưỡi (gai lưỡi). Những gai lưỡi này sẽ dài hơn bình thường và có thể dễ dàng bị thay đổi màu bởi thuốc lá, thực phẩm, vi khuẩn, nấm men hoặc các tác nhân khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của lưỡi mọc lông đen là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của lưỡi mọc lông đen bao gồm:

  • Lưỡi đổi màu, có thể là màu đen hoặc màu nâu, xanh lá cây, màu vàng hoặc màu trắng.
  • Xuất hiện lớp lông tơ hoặc tưa đen;
  • Cảm thấy có vị lạ hoặc vị kim loại trong miệng;
  • Hôi miệng;
  • Buồn nôn hoặc cảm giác nhột vì các sợi lông phát triển quá mức.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Làm thế nào để loại bỏ các mảng màu trên lưỡi?

Bạn có thể áp dụng một số bí quyết đơn giản mà hiệu quả sau đây:

  • Chải lưỡi. Hãy chải lưỡi nhẹ nhàng khi bạn đánh răng để loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn. Sử dụng một bàn chải lông mịn hoặc một miếng cạo lưỡi linh hoạt.
  • Chải sau khi ăn hoặc uống. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và lý tưởng nhất là sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có flo. Nếu bạn không thể đánh răng ngay sau ăn, ít nhất nên súc miệng bằng nước.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ các mẩu thức ăn và mảng bám giữa các răng của bạn.
  • Khám nha sĩ thường xuyên. Bạn nên làm sạch răng và kiểm tra miệng ở phòng khám nha khoa thường xuyên, điều này có thể giúp nha sĩ phát hiện và phòng ngừa các bệnh răng miệng sớm. Nha sĩ có thể sắp xếp cho bạn các cuộc tái khám và kiểm tra răng miệng hợp lý.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Vì tình trạng này chỉ gây mất thẩm mĩ chứ không hề gây hại đến sức khỏe, bạn chỉ nên khám bác sĩ nếu:

  • Tình trạng của lưỡi khiến bạn lo lắng về ngoại hình của mình;
  • Tình trạng lưỡi mọc lông đen vẫn còn dù bạn đã đánh răng và chải lưỡi 2 lần 1 ngày.

Bạn nên theo dõi tình trạng của lưỡi thường xuyên để đến khám nha sĩ kịp thời. Nếu chậm trễ, bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm trị liệu tốt nhất.

Bạn nên phòng ngừa lưỡi mọc lông đen như thế nào?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lưỡi mọc lông đen. Việc chải lưỡi thường xuyên có thể ngăn chặn việc lông nhú và cản trở sự phát triển quá mức của chúng. Điều này cũng có thể làm cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, không hút thuốc cũng là một biện pháp để ngăn ngừa lưỡi mọc lông đen.

Nếu bạn đang bị tiểu đường, hãy gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu.

Nếu bạn đang trong quá trình hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư đầu và cổ, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là rất quan trọng. Trong thời gian điều trị của bạn, hãy đến gặp nha sĩ thường xuyên. Nha sĩ của bạn sẽ kiểm tra bất kì bệnh nào hoặc nhiễm trùng trong miệng có thể liên quan đến việc điều trị ung thư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc 7 màu trị bệnh gì?

(92)
Tại Việt Nam, thuốc 7 màu là tên gọi thân thuộc của kem bôi Silkron. Lý do thuốc có tên gọi như vậy là do bao bì của thuốc có 7 màu sắc khác nhau. Vậy thuốc ... [xem thêm]

Bí quyết để người bệnh thận ăn món có protein

(25)
Nếu bạn vừa có kết quả dương tính với bệnh thận mạn (CKD), bác sĩ sẽ phải cho bạn biết cách hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống của bạn. ... [xem thêm]

Biện pháp ứng phó khi con mè nheo dù bạn đã nói “không”

(92)
Làm ba mẹ, ai cũng sẽ thương yêu con cái hết mình và có khi nuông chiều con quá mức. Điều này là thói quen không tốt và có khi dẫn đến những hậu quả không ... [xem thêm]

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa đái tháo đường và biến chứng tim mạch

(90)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

12 tác dụng của dưa lưới đối với sức khỏe bà bầu

(59)
Bà bầu ăn dưa lưới sẽ nhận được nhiều lợi ích nếu loại trái cây này được làm sạch và chế biến đúng cách. Một trong những tác dụng của dưa lưới ... [xem thêm]

Tử cung nhỏ và những ảnh hưởng của nó đến khả năng mang thai

(94)
Bạn nghe nói tử cung nhỏ là một dạng dị tật tử cung gây khó khăn cho việc mang thai, sinh con, thậm chí là vô sinh nên rất lo lắng khi mình được chẩn đoán ... [xem thêm]

Quan hệ đồng tính dễ lây bệnh tình dục: ngừa thế nào?

(99)
Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) đang tăng lên ngày càng nhiều giữa những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính, đặc biệt là bệnh ... [xem thêm]

Loãng xương: Phòng ngừa hơn chữa bệnh

(65)
Định nghĩaBệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN