Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, xuất hiện khi những khối u ác tính đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư vòm họng bao gồm tất cả tình trạng tế bào đột biến phát sinh ở các bộ phận thuộc khoang miệng và vòm miệng, chẳng hạn như:
- Amidan
- Lưỡi
- Miệng
- Môi
Khi ung thư vòm họng giai đoạn cuối xảy ra, nhiều khối u ác tính sẽ di căn đến những mô lân cận, các hạch bạch huyết ở cổ và thậm chí cả một số bộ phận khác trong cơ thể.
Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, 39,1% là tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng năm năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Bạn có thể quan tâm: Ung thư vòm họng là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị?
Làm thế nào để xác định ung thư vòm họng giai đoạn cuối?
Sau khi chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định giai đoạn ung thư. Các chuyên gia sẽ dựa trên những yếu tố sau để đánh giá:
- Vị trí tế bào đột biến phát sinh
- Kích thước khối u
- Phạm vi lan rộng của mầm bệnh ung thư
- Mức độ nguy hiểm của khối u ác tính
Việc xác định giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
Phân loại giai đoạn ung thư bằng hệ thống TNM
Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM là phương pháp xác định giai đoạn ung thư phổ biến nhất, bao gồm:
- T: mô tả kích thước của khối u.
- N: thể hiện số lượng tế bào đột biến lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
- M: đề cập đến tình hình ung thư đã di căn sang bộ phận khác hay chưa.
Theo hệ thống TNM, giai đoạn 4 cũng là ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Lúc này, kích cỡ của những khối u rất đa dạng và đã lan sang:
- Một số mô gần đó, chẳng hạn như khí quản, miệng, tuyến giáp và hàm
- Các hạch bạch huyết ở cổ
- Những bộ phận không thuộc vòm họng như gan hoặc phổi
Bạn có thể muốn đọc thêm: Tìm hiểu về ung thư phổi do tế bào ung thư di căn đến phổi.
Người mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Theo thống kê từ nhiều chuyên gia trong khoảng một thập kỷ đổ lại, tỷ lệ sống sót sau năm năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh, chẳng hạn như:
- Mầm mống ung thư vừa phát sinh (giai đoạn 1): 83,7%
- Tế bào đột biến lan sang hạch bạch huyết và những mô gần đó: 65%
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: 39,1%
Các phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng
Theo nhiều nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia, ung thư vòm họng chiếm 3% các trường hợp ung thư mới sau này. Một số mô hình thống kê chỉ ra tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng, đặc biệt là ung thư vòm họng giai đoạn cuối tăng trung bình 0,7% mỗi năm trong một thập kỷ vừa qua.
Để giảm nguy cơ rơi vào tình trạng ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bạn nên thay đổi một số thói quen sống lành mạnh như sau:
- Không hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà và thuốc lá điện tử. Nếu có thói quen này, bạn hãy bắt đầu thực hiện các bước để bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ về các kế hoạch cai thuốc lá hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
- Tiêm chủng HPV đầy đủ
- Điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Trắc nghiệm: Bạn đã bỏ thuốc lá đúng cách chưa?
Tổng kết
Khi bạn nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bên cạnh phương hướng điều trị, bác sĩ còn có thể cho bạn lời khuyên về triển vọng cũng như tỷ lệ sống sót. Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót không phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân như:
- Sức khỏe tổng thể
- Tuổi tác
- Giới tính
- Khả năng đáp ứng với liệu trình điều trị
Ngoài ra, tỷ lệ sống tương đối không phản ánh những cải thiện gần đây trong biện pháp điều trị.