Phẫu thuật ghép phổi có gây ra biến chứng không?

(3.62) - 54 đánh giá

Có rất nhiều yếu tố quyết định xem bạn có thể được phẫu thuật ghép phổi hay không. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ quyết định bạn cần thay một hoặc cả hai lá phổi. Bên cạnh đó, các biến chứng sau phẫu thuật ghép phổi cũng nghiêm trọng.

Ghép phổi là một thủ thuật phẫu thuật trong đó phổi bệnh được thay thế bằng một lá phổi khỏe mạnh từ người hiến tặng. Đây được coi là phương sách cuối cùng cho những người bị suy phổi và chỉ được thực hiện sau khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bạn có thể cần thay một hoặc cả hai lá phổi. Sau khi cấy phép phổi, bạn cũng có nguy cơ mắc nhiều biến chứng, vì vậy hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Bạn cần làm gì trước khi ghép phổi?

Nếu bạn có đủ điều kiện để ghép phổi, tên của bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào:

  • Phổi được hiến có sẵn không hay có phù hợp không
  • Nhóm máu
  • Khoảng cách địa lý giữa người cho và người nhận
  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh
  • Kích thước của phổi hiến tặng
  • Sức khỏe của bạn

Nhiều xét nghiệm được yêu cầu. Ngoài ra, bạn sẽ cần được tư vấn về tinh thần và tài chính.

Bạn nên luôn ở tư thế sẵn sàng. Phổi hiến tặng có thể có bất cứ lúc nào. Đừng quên giữ liên lạc chặt với đội ngũ y tế. Họ sẽ cung cấp các hướng dẫn cụ thể phù hợp với trường hợp của bạn.

Khi có sẵn phổi, bạn sẽ được thông báo và phải đến trung tâm cấy ghép ngay lập tức.

Quy trình thực hiện cấy ghép phổi

Khi bắt đầu quy trình, bạn sẽ được gây mê. Để bảo đảm việc hô hấp, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn một ống qua miệng vào trong khí quản. Một ống khác đi qua mũi đến dạ dày để loại bỏ các chất trong dạ dày. Bàng quang được làm rỗng bằng ống thông.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một vết rạch trong ngực để thay thế phổi bệnh bằng một phổi mới. Bác sĩ sẽ kết nối đường thở và mạch máu với phổi mới. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần máy hô nhấp nhân tạo để duy trì tuần hoàn máu trong suốt quá trình phẫu thuật.

Biến chứng của phẫu thuật cấy ghép phổi

Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật lớn khác, ghép phổi có nhiều nguy cơ gây ra biến chứng. Một trong những biến chứng lớn nhất của ghép phổi là bị từ chối, việc này xảy ra khi hệ thống miễn dịch coi phổi mới là một dị vật và tấn công nó. Nếu sự từ chối nghiêm trọng, phổi mới có thể thất bại. Để tránh bị từ chối, bác sĩ sẽ kê toa thuốc ức chế miễn dịch cho bạn. Thuốc này sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch nhằm giữ cho cơ thể không đào thải phổi mới. Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, thuốc này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các nguy cơ khác của việc cấy ghép phổi bao gồm:

  • Chảy máu và các cục máu đông
  • Ung thư và khối u ác tính do thuốc ức chế miễn dịch
  • Tiểu đường
  • Tổn thương thận
  • Các vấn đề về dạ dày
  • Xương mỏng đi (loãng xương)

Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng trên, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và không bỏ lỡ bất kỳ liều nào. Hãy thực hiện một lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống lành mạnh và bỏ thuốc lá.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng

(63)
Đau lưng khiến những công việc và hoạt động hằng ngày bị ảnh hưởng. Tình trạng đau lưng ngày càng phổ biến ở nhiều người và nguyên nhân đau lưng cũng ... [xem thêm]

10 lợi ích không ngờ của massage tuina đối với sức khỏe

(49)
Massage tuina có nguồn gốc từ Trung Quốc và được xem là một trong những phương pháp chăm sóc cơ thể cổ xưa nhất. Massage tuina được dùng trong y học cổ ... [xem thêm]

Déjà vu là gì? Liệu bạn có thể “nhìn thấy tương lai”?

(44)
Bạn có từng trải qua cảm giác quen thuộc khi gặp một ai đó lần đầu tiên hay thấy mình đã từng ở một nơi nào trước đây mặc dù chưa hề đặt chân ... [xem thêm]

Phương pháp xét nghiệm cho các dị ứng nặng

(82)
Xét nghiệm dị ứng là một xét nghiệm thực hiện bởi một chuyên gia về dị ứng nếu cơ thể của bạn có phản ứng dị ứng với một chất được biết ... [xem thêm]

Casein protein là gì mà giúp bạn nuôi dưỡng cơ bắp?

(58)
Casein là protein, whey cũng là protein. Vậy casein protein là gì mà có thể giúp nuôi dưỡng cơ bắp và sự khác biệt giữa hai loại protein này như thế nào?Dưới ... [xem thêm]

Thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới: Bạn nên mua gì bồi bổ cho chồng?

(85)
Các loại thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới chẳng những giúp cho anh ấy tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chuyện chăn gối. Đặc biệt, các đấng ... [xem thêm]

Sự thật về nước chanh không phải ai cũng biết

(49)
Nhiều người tin rằng nước chanh ấm chính là thần dược cho sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả nhất. Thế nhưng, liệu nước chanh có thực sự thần kì đến ... [xem thêm]

3 nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bạn nên cẩn trọng

(74)
Các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch và tiểu đường tuýp 2. Bạn cần kiểm soát lượng chất béo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN