7 tác dụng của nghệ khi cho con bú: Gia vị rẻ mà hiệu quả không ngờ

(4.04) - 93 đánh giá

Tác dụng của nghệ với phụ nữ sau sinh là điều không thể chối cãi. Nghệ không chỉ giúp làm lành vết thương, đẹp da mà còn mang lại 7 lợi ích bất ngờ cho mẹ bỉm sữa thời kỳ cho con bú.

Củ nghệ được xem là bạn đồng hành thân thiết với chị em phụ nữ sau sinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu biết được rõ 7 tác dụng của nghệ khi cho con bú trong bài viết sau, bạn sẽ bổ sung ngay gia vị này trong tủ đồ ăn của mình.

Tìm hiểu chung về củ nghệ

Củ nghệ là một loại thảo mộc rất phổ biến và được mệnh danh là “Nữ hoàng gia vị” bởi hương vị đặc trưng, thơm cay và có màu vàng độc đáo. Nghệ là một nguyên liệu nấu ăn được sử dụng khá rộng rãi. Nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống nấm.

Ngoài ra, đây còn là loại gia vị rất giàu vitamin, protein, khoáng chất và các chất dinh dưỡng có lợi khác. Nếu bạn sử dụng một lượng vừa phải thì nghệ sẽ đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Dưới đây là 7 tác dụng của nghệ dành cho bạn.

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Nghệ có chứa lipopolysaccharide, là hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, thảo mộc này còn có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị ho, cảm lạnh và cúm trong thời gian cho con bú. Tác dụng của nghệ ở điểm này đã tạo nên sức hút của nó với nhiều người dùng.

2. Công dụng kháng viêm

Nhiều phụ nữ không thể cho con bú do vú bị sưng, viêm hay tắc tuyến sữa, gây đau đớn. Tác dụng của nghệ sẽ ghi điểm trong lòng bạn ngay lúc gặp phải các vấn đề này. Khi sử dụng nghệ, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc phải các vấn đề này, giúp bé bú tốt hơn. Đặc biệt hơn, nghệ là phương thuốc tốt nhất để phục hồi các mô bị viêm trong cơ thể bạn.

3. Giảm cholesterol

Hàm lượng cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, điều chỉnh sự gia tăng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

4. Ngăn ngừa viêm xương khớp

Với đặc tính chống viêm, sử dụng nghệ là cách phổ biến để ngăn ngừa viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (thấp khớp). Nghệ giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chúng làm hại các tế bào trong cơ thể. Những bà mẹ đang cho con bú ăn nhiều nghệ sẽ ít bị viêm khớp. Với tác dụng của nghệ trên phương diện này, bạn đừng quên bổ sung nó vào khẩu phần ăn của mình để có một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh nhé.

5. Kiểm soát cân nặng

Nghệ giúp kiểm soát trọng lượng của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì ở những bà mẹ đang cho con bú. Một thìa nghệ sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng cho cơ thể.

6. Thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa

Tác dụng của nghệ đối với hệ tiêu hóa rất điển hình. Nghệ có khả năng kích thích túi mật sản sinh ra mật, từ đó thúc đẩy việc tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi ở các bà mẹ đang cho con bú. Ngoài ra, nghệ còn giúp điều trị bệnh viêm ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu.

7. Ngăn ngừa bệnh gan

Nghệ có tác dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên. Bên cạnh đó, nghệ còn làm tăng khả năng sản xuất các enzyme quan trọng mà gan cần để giải độc. Các enzyme này giúp phá vỡ và giảm thiểu các độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, nghệ còn giúp cải thiện lưu thông máu, giúp tăng cường sức khỏe.

Nghệ có an toàn cho bé không?

Nghệ hoàn toàn an toàn cho bé khi bạn sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với một lượng thích hợp và thường xuyên thông qua thực phẩm. Tránh dùng các chất bổ dưỡng làm từ nghệ bởi nghệ khô có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.

Bên cạnh đó, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế một số tác dụng phụ có thể gặp phải như khô miệng, cảm giác nóng bừng, khô da và những ảnh hưởng bất lợi do cơ địa không thích ứng để tránh làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều mẹ bầu cần biết về cao huyết áp khi mang thai

(32)
Tình trạng cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp có thể phát triển thành tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư miệng: Khi nào cảnh báo nguy hiểm?

(19)
Bạn có thể nhầm lẫn những dấu hiệu ung thư miệng với các tình trạng loét miệng, nhiệt miệng… Nếu bạn không kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu ung ... [xem thêm]

4 tuần

(39)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé đã được bốn tuần tuổi. Vào lúc này, bé sẽ rất thích và muốn được mút một thứ gì đó, vậy nên ... [xem thêm]

Ăn gì để luôn tràn đầy năng lượng?

(67)
Các khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, học tập và làm việc có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng stress và thu hẹp quỹ thời gian dành cho ăn uống ... [xem thêm]

Sách tô màu: liệu pháp màu sắc giúp giảm stress

(40)
Ngày nay, sách tô màu được yêu thích ở tất cả các lứa tuổi vì đó là cách thú vị nhất để đối phó với tình trạng căng thẳng liên quan đến những ... [xem thêm]

4 lí do không ngờ khiến da bạn bị mẩn đỏ

(80)
Mẩn đỏ thường xảy ra đối với làn da nhạy cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra chứng mẩn đỏ trên da. Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

6 tư thế hít đất giúp bạn phát triển cơ bắp

(98)
Hít đất là một trong những bài tập đơn giản nhất nhưng lại có tác dụng giúp bạn đạt được sức mạnh và cơ bắp. Bạn có biết cách thực hiện đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN