Tủ thuốc cho bé yêu tại nhà

(3.61) - 26 đánh giá

Bạn sẽ làm gì cho bé khi nửa đêm 2 giờ sáng bé phát sốt cao? Bạn có thể làm gì cho bé ngay khi bé bị bỏng bô xe? Hay bé bị nổi mẩn ngứa… Trong các gia đình phương tây, họ luôn có 1 tủ thuốc gia đình vậy thì tại sao chúng ta không bắt tay ngay vào trang bị 1 tủ thuốc cho bé yêu, và ba mẹ học cách trở thành bác sĩ cho con mình. Chỉ cần 1 cái tủ nhỏ có chia nhiều ngăn, sẽ giúp cho ba mẹ chủ động xử trí ban đầu cho con. Bạn cần sắm những thứ sau đây:

Nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, để đo thân nhiệt cho bé nếu bạn thấy bé nóng, chắc chắn rằng bạn biết cách dùng chúng chứ?

Thuốc hạ sốt

Bạn nên trang bị 2 loại, thuốc uống dạng gói (viên) uống và viên đặt hậu môn. Viên đặt hậu môn giúp bé hạ sốt khi bé không uống được (khó uống thuốc, bị ói) hoặc bé đang ngủ ngon mà bạn không muốn đánh thức bé dậy. Nhược điểm của viên đặt hậu môn là không dùng được khi bé bị tiêu chảy.

Thuốc hạ sốt các bạn cần mua là paracetamol. Gói có nhiều dạng efferagal, hapacol, cobifen,… viên đặt efferagal, với các hàm lượng 80 mg, 120 mg, 150 mg, 250 mg, 300mg, 325 mg, 500mg.

Cách dùng: mỗi khi bé sốt trên 38.5 oC, hãy cho bé uống hoặc đặt hậu môn 1 gói/viên với liều 15 mg/kg/ lần, cứ 4 tiếng 1 lần nếu bé còn sốt.

Chai xịt panthenol

Xịt ngay vào vết bỏng, phủ kín toàn bộ vết thương, nếu trẻ bị bỏng nhiệt: nước nóng, bỏng bô xe…

Thuốc chống dị ứng

Chlopheniramin 4 mg (dân ta hay gọi là viên móc dù) dùng khi bé bị nổi mẩn ngứa, mề đay.

  • Trẻ dưới 2 tuối: lấy cân nặng của bé nhân với 0.35, kết quả là số mg thuốc bạn cho bé uống mỗi ngày, chia ra 2-3 lần. Ví dụ: bé nặng 9 kg, thì 1 ngày bạn cho bé uống 9×0.35= 3mg tức là gần 1 viên, bạn có thể cho mỗi lần 1/3 đến 1/2 viên ngày 2 lần.
  • Trẻ 2-6 tuổi: mỗi lần uống ½ viên, ngày 2 -3 lần.

Cần lưu ý thuốc này có thể làm cho trẻ buồn ngủ, có thể dùng cho các bé bị sổ mũi.
Thuốc thoa: trang bị 1 tuyp Eumovate để thoa lên những mảng ngứa của trẻ, mảng ngứa sẽ nhanh chóng lặn mất và đỡ ngứa.

Gói hoặc viên oresol

Tên biệt dược: hidrite, oresol plus… nên chọn loại gói áp lực thẩm thấu thấp. 1 gói pha trong 200 ml nước sôi nguội, viên pha trong 100 ml (pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm), dùng khi bé bị tiêu chảy, nôn ói nhằm bù nước, điện giải cho bé.

Các loại thuốc cần thiết khác:

  • Thuốc thoa loét miệng, lưỡi: kamistad gel, zytee, orraspate…
  • Nước muối sinh lý 0.9%, bông, gạc, thuốc sát trùng polividin 10% dùng khi trẻ bị vết thương, chảy máu.
  • Siro ho: trang bị 1 ít siro ho thảo dược ho astek, ích nhi… cũng không có gì là quá đáng, dùng khi trẻ mới ho, ho ít thúng thắng…
  • Men vi sinh: Enterogeminal, antibio,… dùng khi bé có rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Thuốc chống ói: nếu trẻ chỉ ói nhẹ, và vẫn trung tiện, đi cầu được bạn có cho bé uống siro motilium liều 0.4 ml/ kg/ lần trước khi ăn 30 phút. Nếu ói nặng cần đưa đi bệnh viện.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy, Hidrasec sẽ giúp giảm bớt lượng nước trong phân, bạn có thể trang bị vài gói trong tủ thuốc này, dù là tiêu chảy do nguyên nhân gì, uống cái này cũng không gây hại, có gói 10 mg, 30 mg. Bạn cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1,5 mg/ kg. Trẻ 10 kg thì dùng nửa gói 30 mg 1 lần.
  • Đối với những trẻ có bệnh hen (suyễn) thì các bạn cần trang bị lọ xịt định liều ventolin inhaler, trẻ nhỏ lọ này dùn kèm với dụng cụ babyhaler, trẻ lớn có thể xịt trực tiếp…

Và cuối cùng, quan trong nhất, ngay mặt trước tủ thuốc bạn cần dán số điện thoại của 1 bác sĩ nhi thân quen với gia đình, người mà có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn trong mọi hoàn cảnh.
Lưu ý: tủ thuốc cần khóa kĩ, để cao tầm với của trẻ. Hãy để các món trên ở riêng từng ô, có ghi tên và cách dùng lên mặt tủ, để tiện khi sử dụng.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/349308091933384

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

(100)
Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, miếng dán hạ sốt rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc và ... [xem thêm]

Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhi khoa

(31)
Các kháng sinh hiện nay trên thị trường đa phần là các kháng sinh phổ rộng, nghĩa là nó có thể trị được chứng nhiễm khuẩn ở nhiều nơi, nhiều vi khuẩn ... [xem thêm]

Viêm lưỡi bản đồ

(94)
Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy lưỡi con cứ nổi vằn vèo, rồi bị trợt điều trị hoài không khỏi, hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm lưỡi bản đồ ... [xem thêm]

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

Tản mạn về ho

(64)
Ho không gây ra viêm phổi Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp trong đó có phổi Không ho được hay cố tình cắt cơn ho bệnh sẽ nặng hơn. Ho giúp tống ... [xem thêm]

Phát hiện bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em

(63)
Tiêu chảy kéo dài Là tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên và không có 2 ngày liên tục ngừng tiêu chảy. Cần nhập viện cho các đối tượng sau : + Trẻ dưới ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh có tăng nguy cơ gây hen suyễn cho trẻ?

(60)
Câu hỏi Chào anh chị.gần đây em có đọc được thông tin dùng kháng sinh gây tăng nguy cơ hen suyễn cho trẻ? Em rất mong anh chị giải đáp vì không có nguồn tin ... [xem thêm]

Kháng sinh không phải thuốc độc

(34)
Nhiều mẹ không muốn dùng kháng sinh cho con? Mấy ngày hôm trước tôi có khám cho 1 trẻ bị viêm tai giữa cấp 2 bên, màng nhĩ căng phồng ứ mủ bên trong, bé đau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN