Sự thật ít ai ngờ đến về thực phẩm bổ sung L-Arginine

(3.72) - 22 đánh giá

Tìm hiểu chung

L-arginine dùng để làm gì?

L-arginine là một loại amino axit cần thiết để tạo protein trong cơ thể. Nguồn cung cấp L-arginine là thịt đỏ, gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm và sử dụng như một loại thuốc cho các bệnh:

  • Suy tim sung huyết, đau ngực, huyết áp cao và bệnh động mạch vành;
  • Cảm lạnh;
  • Cao huyết áp trong thai kỳ (tiền sản giật).

L-arginine được sử dụng kết hợp với một số thuốc kê đơn cũng như không kê đơn để chữa trị nhiều loại bệnh khác.

L-arginine cũng có thể giúp cải thiện chức năng thận sau khi ghép thận, giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa viêm đường tiêu hóa ở trẻ sinh non.

Cơ chế hoạt động của L-arginine là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy L-arginine có tác dụng lên:

  • Các bệnh tim mạch;
  • Suy thận mãn tính, tiểu đường và nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Rối loạn cương dương.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của L-arginine là gì?

Bạn có thể dùng từ 6 – 30 g/ngày qua đường miệng cho một số loại bệnh. Không nên dùng trên 30 g để tránh nhiễm độc.

Liều dùng của L-arginine có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. L-arginine có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của L-arginine là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên;
  • Thuốc nang;
  • Truyền dịch.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng arginine?

L-arginine có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, đi đại tiện thường xuyên;
  • Tăng lượng ure trong nước tiểu;
  • Xuất huyết, tăng lượng đường và kali trong máu.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Thận trọng

Trước khi dùng L-arginine bạn nên biết những gì?

Sử dụng L-arginine với liều lượng cao có thể gây độc ở tế bào mô não. Những quy định cho L-arginine ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng L-arginine nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của L-arginine như thế nào?

Không nên sử dụng L-arginine với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao. Truyền dịch L-arginine qua đường tĩnh mạch có thể dẫn đến sinh non, tiền sản giật và đã có trường hợp tử vong.

Tránh sử dụng ở những người bị bệnh tim, bệnh gan, herpes, hen suyễn, hạ huyết áp và bệnh thận.

L-arginine có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng arginine.

L-arginine có thể làm giảm huyết áp. Bạn không nên dùng L-arginine cùng với thuốc hạ huyết áp vì chúng có thể làm cho huyết áp của bạn quá thấp.

Bạn nên cẩn thận khi dùng L-arginine và các loại thuốc sau:

  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường;
  • Thuốc tây và các loại thảo mộc chữa bệnh huyết áp cao;
  • Các thuốc làm tăng lưu lượng máu đến tim;
  • Thuốc tây và các loại thảo dược giúp ngăn đông máu;
  • Viagra;
  • Thuốc lợi tiểu.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về thuốc Duphalac (Phần 1)

(21)
Tên biệt dược: DuphalacTên hoạt chất: LactuloseDạng bào chế và hàm lượng: dung dịch uống Duphalac 667 g/I lactuloseĐóng gói: Hộp 20 gói Duphalac x 15ml hoặc chai ... [xem thêm]

10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp

(53)
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh ... [xem thêm]

Dinh dưỡng thiết yếu cho người bị ung thư gan

(10)
Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa nhài: Không chỉ thơm mà còn lợi hại

(84)
Tinh dầu hoa nhài là loại tinh dầu được chiết xuất từ những bông hoa nhài trắng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y tế hoặc sản xuất nước hoa. ... [xem thêm]

9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn

(93)
Bạn thường nghỉ ngơi suốt cả tuần mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì sợ cơ thể mình sẽ mệt nếu tập luyện? Thật ra, bạn có thể thực hiện những bài ... [xem thêm]

Mất khả năng cương cứng do nghiện phim người lớn

(63)
Bạn có từng thắc mắc liệu xem quá nhiều phim khiêu dâm có thể gây ra vấn đề về khả năng quan hệ tình dục ở nam giới, ví dụ như chứng rối loạn cương ... [xem thêm]

Tắt ti vi đi, đọc sách sẽ giúp bạn thư giãn hơn!

(23)
Đọc sách không chỉ giúp chúng chúng ta mở mang kiến thức mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tinh thần. Đọc sách có thể giúp cải thiện sức ... [xem thêm]

Người mắc bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Hãy đọc ngay để biết

(83)
Mùa mưa là mùa mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm bùng phát, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh đã có từ rất lâu nhưng không phải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN