Chữa đau lưng tại nhà từ 7 mẹo vặt hay

(3.91) - 60 đánh giá

Đau lưng là chứng bệnh rất phổ biến với nhiều người. Nếu cơn đau không phải do chấn thương mạnh hay bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến cột sống cần tìm đến bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể điều trị các cơn đau nhẹ tại nhà bằng các cách đơn giản.

Tự làm bác sĩ chữa đau lưng tại nhà bằng những liệu pháp đơn giản, bạn đã thử? Với chứng đau lưng nhẹ, bạn có thể áp dụng 7 mẹo vặt sau để đầy lùi cơn đau hiệu quả.

1. Chườm lạnh

24 đến 48 giờ sau chấn thương, bạn nên chườm khăn lạnh để giảm viêm. Sau 48 giờ, bạn có thể thay bằng khăn nóng nếu muốn, vì chườm nóng giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn nhưng không giảm viêm hiệu quả bằng chườm lạnh. Tuy nhiên, dù dùng bất cứ hình thức nào, bạn chỉ nên giữ túi chườm đá hoặc chườm nóng trên da trong khoảng 20 phút mà thôi để da thư giãn. Nếu cơn đau không biến mất, bạn cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

2. Vận động hợp lý

Cột sống là một phần quan trọng giúp cơ thể di chuyển. Vì vậy, bạn đừng nên ngừng hẳn các hoạt động thường ngày chỉ vì một cơn đau lưng nhỏ. Một khi cảm thấy thoải mái hơn, bạn hãy thử bơi lội hay đạp xe và đi bộ để giữ cột sống linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên cố sức thực hiện chúng. Nếu cơn đau xuất hiện, bạn nên dừng luyện tập và đi khám bác sĩ.

3. Kéo giãn cơ thể

Bạn không nên ngồi trên bàn làm việc cả ngày, hãy dậy sớm 20 phút để tập thể dục. Bạn cần đứng thẳng dậy và kéo giãn cơ thể nhiều lần. Yoga cũng là một cách giảm đau lưng hiệu quả.

4. Lưu ý tư thế

Cúi, khom người khi mang vác vật nặng khiến lưng bạn chịu một áp lực lớn. Khi bạn cần nâng vật gì, hãy thật cẩn trọng về tư thế, không cúi sâu hơn thắt lưng. Bạn nên gập gối, hạ thấp trọng tâm và giữ lưng thẳng để nâng chúng.

Khi mang giày, thay vì phải khom lưng, bạn nên ngồi trên ghế để mang.

5. Mang giày thấp

Bạn cần mang giày bệt hay giày thấp (ít hơn 3cm), đồng thời hạn chế dùng giày cao gót. Giày cao làm tư thế của bạn không vững chắc, gia tăng áp lực lên cột sống dưới.

6. Điều chỉnh giấc ngủ

Bạn nên nằm ngửa khi ngủ và thử đặt một chiếc gối dưới chân. Tư thế này rất có ích cho lưng của bạn. Nếu muốn nằm nghiêng, bạn có thể đặt gối giữa hai đầu gối để thư giãn các cơ. Nằm sấp không tốt cho lưng, nhưng nếu bạn chỉ có thể ngủ khi nằm sấp, hãy đặt gối dưới hông và xương chậu để giảm căng cơ ở lưng.

7. Thư giãn

Trong một vài trường hợp, cơn đau không xuất hiện do chấn thương vật lý gây ra. Chúng có thể xuất hiện khi bạn hoạt động quá sức. Bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi khi thực hiện các hoạt động thể chất nếu bị đau lưng. Hoạt động quá sức có thể làm cơn đau tệ hơn. Do đó, bạn cần từ từ và thư giãn. Điều này giúp ích cho lưng nhiều hơn bạn nghĩ.

Nếu cơn đau lưng trở nặng, việc thăm khám bác sĩ kịp thời là điều rất cần thiết. Cơn đau này có thể do nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống lưng… Thông thường, các bác sĩ có thể điều trị triệu chứng cho bệnh nhân trước tiên bằng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs). Sau đó, tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ra cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Hy vọng những chia sẻ nhỏ trên sẽ giúp bạn chữa đau lưng tại nhà hiệu quả!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngăn ngừa huyết áp tăng cao nhờ vào vitamin D

(23)
Vitamin B complex là loại thực phẩm bổ sung hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy vitamin B complex là gì và tác dụng của vitamin B complex thế nào?Bạn hãy ... [xem thêm]

Nam giới cần bổ sung loại vitamin nào?

(55)
Chúng ta đều biết ba nguyên tắc của một sức khỏe vàng là luyện tập đúng cách, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, bạn đã thực hiện được ... [xem thêm]

Đột quỵ ảnh hưởng đến não như thế nào?

(16)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

(58)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết khi quan hệ trong phòng tắm

(41)
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mới mẻ trong chuyện ấy, hãy thử quan hệ trong phòng tắm! Để nâng cao chất lượng của cuộc yêu, Hello Bacsi chia sẻ với bạn ... [xem thêm]

10 bệnh mùa hè bạn nên cẩn thận

(64)
Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu sử dụng dầu oliu nấu ăn đúng cách

(56)
Dầu oliu không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được nhiều chị em phụ nữ áp dụng trong nấu ăn, với những công dụng tốt cho sức khỏe của các thành viên ... [xem thêm]

Đánh trống ngực sau khi ăn báo hiệu bệnh gì?

(51)
Đánh trống ngực là điều bạn sẽ trải nghiệm khi nhịp tim của bạn không đập như bình thường. Nó có thể cảm thấy như tim đập không đều hoặc tăng thêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN