Những người bị hen suyễn thường bị trào ngược axit mạn tính gần gấp đôi so với những người không bị hen suyễn và tình trạng này được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease, viết tắt là GERD). Nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng hơn 75% số người bị hen suyễn cũng mắc bệnh GERD.
Mặc dù sự liên hệ giữa hai tình trạng bệnh lý này không rõ rệt nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng axit dạ dày sẽ tràn vào thực quản làm tổn thương niêm mạc họng và đường hô hấp tới phổi theo thời gian. Điều này có thể gây nên triệu chứng khó thở và ho dai dẳng.
Axit có thể kích hoạt một phản xạ thần kinh, gây hẹp đường hô hấp và ngăn không cho axit thâm nhập vào họng. Điều này cũng làm xuất hiện các triệu chứng bệnh hen suyễn. Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì chắc chắn tình trạng trào ngược axit có thể khiến các triệu chứng hen suyễn nặng hơn và bệnh hen suyễn có thể khiến các triệu chứng trào ngược axit trầm trọng hơn.
Bệnh trào ngược axit có những triệu chứng nào?
Triệu chứng chủ yếu của trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn là thường xuyên ợ nóng (sự trào ngược axit). Tuy nhiên, ở một số người lớn và hầu hết trẻ nhỏ, GERD sẽ xảy ra mà không xuất hiện triệu chứng ợ nóng. Thay vào đó, các triệu chứng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng của bệnh hen suyễn chẳng hạn chứng ho khan mạn tính hay khó nuốt. Một số manh mối cho thấy bệnh hen suyễn của bạn có thể liên quan mật thiết với bệnh GERD gồm có:
- Các triệu chứng hen suyễn mới xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành;
- Các triệu chứng hen suyễn nặng hơn sau khi ăn một bữa thịnh soạn hay tập thể dục;
- Các triệu chứng hen suyễn diễn ra trong khi đang uống thức uống có cồn;
- Các triệu chứng hen suyễn xảy ra vào ban đêm hay trong khi đang ngả lưng;
- Thuốc chữa bệnh suyễn ít phát huy công hiệu hơn bình thường.
Quả thật, việc nhận diện các triệu chứng của bệnh GERD ở trẻ nhỏ thì rất khó khăn, đặc biệt nếu chúng còn quá nhỏ. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường trải qua các triệu chứng của chứng trào ngược axit, như thường xuyên nôn (sữa), nhưng không tác động xấu tới trẻ. Tuy nhiên ở những đứa trẻ lớn hơn, GERD có thể biểu lộ dưới các triệu chứng:
- Buồn nôn;
- Ợ nóng;
- Nôn mửa lặp đi lặp lại;
- Các triệu chứng của bệnh hen suyễn, như ho, viêm thanh quản và thở khò khè;
- Biếng ăn;
- Chậm phát triển.
Làm thế nào để điều trị bệnh trào ngược axit ở người bệnh hen suyễn?
Tính tới thời điểm hiện tại, người ta tin rằng việc kiểm soát chứng trào ngược axit dạng “tĩnh” bằng các thuốc ức chế bơm proton như Nexium và Prilosec sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên một nghiên cứu được công bố trên tập san New English Journal of Medicine vào năm 2009 hoài nghi về tính hiệu quả của các loại thuốc này trong việc điều trị các cơn hen suyễn trở nặng.
Trong suốt khoảng thời gian gần 6 tháng ròng rã nghiên cứu, họ không thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa tỷ lệ gặp phải các cơn hen suyễn trở nặng giữa những người dùng thuốc và những người dùng giả dược.
Trước khi nghiên cứu trên được tiến hành, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 15 đến 65% bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn dùng thuốc chống ợ nóng để kiểm soát các cơn hen nặng. Một số loại thuốc hen suyễn, bao gồm thuốc giãn cơ trơn phế quản (Theo-34 và Elixophyllin, trong số các thành phần) và thuốc giãn phế quản chẹn beta, có thể khiến chứng trào ngược axit tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi thay đổi hay ngừng dùng các loại thuốc chữa bệnh hen suyễn của bạn.
Bạn nên thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào?
Do tính kém hiệu quả của một số loại thuốc nhất định khi điều trị cả bệnh trào ngược axit và bệnh hen suyễn cùng nhau nên cách điều trị tốt nhất có thể để kiểm soát các triệu chứng của bệnh GERD là từng bước thay đổi lối sống, chẳng hạn:
- Đốt cháy lượng mỡ dư thừa;
- Bỏ hút thuốc;
- Tránh dùng các loại thực phẩm làm gia tăng bệnh trào ngược axit, bao gồm các thức uống chứa cồn hoặc affein, sô cô la, trái cây họ cam quýt, thực phẩm được nướng và chứa nhiều chất béo, tỏi, bạc hà như cây bạc hà cay và cây bạc hà lục, hành, thức ăn cay, và các loại thức ăn dùng cà chua làm nguyên liệu như pizza, nước sốt cay và nước sốt mì ống;
- Thường xuyên ăn các bữa ăn được chia nhỏ hơn;
- Dùng bữa ít nhất 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ;
- Tránh ăn nhẹ trước khi đi ngủ;
- Tránh các tác nhân gây hen suyễn càng xa càng tốt.
Các cách khác cũng có thể giúp kiểm soát bệnh GERD gồm có:
- Nâng cao đầu giường lên 15 đến 20 cm bằng cách đặt các khối phía dưới cột giường (sử dụng thêm gối thường không đem lại hiệu quả);
- Mặc quần áo rộng và thắt lưng;
- Dùng các loại thuốc kháng axit mua tự do.
Khi các chiến lược và phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ là phương sách khả thi cuối cùng trong việc điều trị bệnh GERD.
Bạn đã biết cách kiểm soát chứng trào ngược axit ở trẻ nhỏ?
Một vài mẹo dễ áp dụng giúp phòng ngừa chứng trào ngược axit ở trẻ nhỏ gồm có:
- Vỗ cho bé hết ợ nhiều lần trong khi cho bé ăn;
- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút sau khi ăn;
- Thường xuyên cho trẻ ăn những bữa nhỏ hơn
- Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm đã đề cập phía trên.