Trẻ có bàn chân bẹt có cần phải điều trị?

(4.1) - 47 đánh giá

Bàn chân bẹt là một tật phổ biến ở trẻ em. Theo số liệu thống kê, có đến 1/3 số trẻ em Châu Á bị bàn chân bẹt. Vậy có cần chữa tật này cho trẻ không? Muốn điều trị bàn chân bẹt tại nhà phải làm thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ, việc điều trị cũng có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn biện pháp an toàn và cũng nên biết thêm hiểu rõ về cách điều trị bàn chân bẹt tại nhà để trẻ phục hồi mau chóng.

Trường hợp bàn chân bẹt cần điều trị sớm

Hầu hết các trường hợp bị tật bàn chân bẹt đều không gây nguy hiểm. Bàn chân bẹt đa phần chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của bàn chân hoặc dáng đi của trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như thường xuyên bị đau chân, đau lòng bàn chân, đau mắt cá chân khi đứng hoặc đi lại, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị sớm.

Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt

Điều trị không phẫu thuật

Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và cách điều trị thích hợp cho từng trẻ. Thông thường, điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp được các bác sĩ đề nghị đầu tiên.

Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt vào trong giày hoặc gắn trên mặt đế của dép hoặc dép có quai hậu (xăng-đan). Chúng giúp làm giảm thiểu những cơn đau khác nhau ở chân.

Đế chỉnh hình bàn chân còn giữ cho bàn chân ở vị trí đúng và ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống. Hiện nay, phòng khám ACC là phòng khám đi tiên phong trong việc điều trị bàn chân bẹt ở trẻ bằng đế chỉnh hình bàn chân.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn kết hợp các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để cải thiện tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhanh hơn.

Phương pháp phẫu thuật

Thông thường, điều trị bàn chân bẹt cho những trẻ dưới 8 tuổi không cần thiết phẫu thuật trừ những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Lúc này, các biện pháp điều trị không phẫu thuật như dùng đế chỉnh hình hay vật lý trị liệu đã không có tác dụng.

Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng hoặc không thể đi lại bình thường, chân đau liên tục không khỏi, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo vòm bàn chân cho trẻ hoặc điều chỉnh gân, đưa khớp chân vào vị trí chính xác.

Cách trị bàn chân bẹt tại nhà cho trẻ

Để tầm soát bàn chân bẹt ở trẻ một cách tốt nhất, bạn cần nắm rõ lộ trình chữa bệnh và các phương pháp trị bàn chân bẹt tại nhà. Bạn nên giải thích cho trẻ hiểu về tác hại của chứng bàn chân bẹt để trẻ có ý thức tự giác và hợp tác hơn trong khi điều trị.

Bạn nên yêu cầu trẻ sử dụng giày có đế chỉnh hình bàn chân liên tục trong ngày để hỗ trợ bàn chân. Khi trẻ bị đau chân, bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc xoa bóp chân theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau cho trẻ. Không nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau để tránh việc phụ thuộc vào thuốc và gây những biến chứng khó lường.

Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích và cùng trẻ tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ. Bạn cũng có thể cho trẻ tập bài tập vật lý trị liệu tại nhà với quả bóng gai hoặc quả bóng tennis.

Hướng dẫn

1. Cho trẻ ngồi trên ghế đẩu, đặt quả bóng gai hoặc quả bóng tennis dưới bàn chân phải.

2. Giữ trẻ ngồi thẳng cột sống lưng khi lăn quả bóng dưới chân. Bạn hãy nhắc trẻ tập trung lăn ở vòm chân.

3. Thực hiện động tác liên tục trong 3 phút sau đó đổi sang chân trái.

Bàn chân bẹt thường không cần điều trị. Nhưng nếu chúng gây đau, tê, yếu hoặc các vấn đề khác của bàn chân, chân thì bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để tầm soát bàn chân bẹt.

Điều trị bao gồm các lựa chọn không phẫu thuật, biện pháp tại nhà và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn nên xem xét tất cả các phương pháp trị liệu không phẫu thuật trước khi áp dụng biện pháp xâm lấn.

Đặt lịch khám bệnh với các bác sĩ nước ngoài tại đây hoặc liên hệ

Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

Hotline: 028 3939 3930

Website: https://acc.vn

Fanpage: fb.com/PhongKhamACC

Châu Khoa | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 công dụng của cà chua đối với trẻ nhỏ

(50)
Bạn đã biết những công dụng của cà chua chưa? Cà chua là một loại quả rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì ... [xem thêm]

Giới thiệu các phương pháp điều trị cường tuyến giáp

(82)
Cường tuyến giáp (cường giáp) là bệnh có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị chính bao gồm: thuốc kháng giáp, uống iốt phóng xạ và phẫu ... [xem thêm]

Bị nhiệt miệng, phải đối phó làm sao?

(20)
Cơn đau khi bị nhiệt miệng tuy không quá lớn nhưng cũng đủ để khiến bạn không thể ăn uống, sinh hoạt hay ngủ nghỉ bình thường. Thế nhưng nếu biết rõ ... [xem thêm]

Mách bạn cách điều trị đau thắt lưng tại nhà

(23)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

9 vị trí không nên đặt smartphone để tránh tác hại điện thoại

(66)
Bạn rất yêu quý chiếc smartphone của mình và gần như mang theo chúng cả ngày? Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chiếc điện thoại có thể gây ra nhiều tác ... [xem thêm]

Loại trái cây và vitamin nào tốt cho bạn khi kinh nguyệt ra quá nhiều?

(28)
Bổ sung vitamin và ăn nhiều trái cây có thể giúp bạn giải quyết vấn đề kinh nguyệt ra quá nhiều. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!Phải làm thế nào khi ... [xem thêm]

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

Bữa ăn phù hợp cho người mắc chứng rối loạn hay thoái hóa khớp thái dương hàm

(92)
Chứng rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint -TMJ) là một thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn khớp và cơ thái dương hàm điển hình. Tình trạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN