Tỉnh giấc vì thở gấp: Đừng coi thường!

(3.9) - 75 đánh giá

Dù tình trạng giật mình tỉnh giấc và thở gấp không phải trường hợp hiếm thấy, song nó có thể cực kỳ đáng sợ. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giải thích vì sao một người bị tỉnh giấc và thở gấp, cho bạn biết những công cụ và thuốc dùng để chữa trị, cũng như khi nào thì nên gặp bác sĩ.

Khi thở gấp và giật mình vào lúc nửa đêm, mọi người thường nghĩ là do gặp ác mộng hoặc bị “bóng đè”. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học đã khẳng định điều này là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh và cần được bác sĩ chẩn đoán.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến thở gấp là ngạt mũi, có thể điều trị nhanh chóng chỉ bằng cách uống thuốc. Nhưng nếu nguyên nhân dẫn tới thở gấp không phải ngạt mũi mà đến từ những căn bệnh khác, bạn cần phải điều trị một cách lâu dài.

Nguyên nhân

Một người có thể tỉnh giấc và thở gấp vì nhiều lý do, bao gồm:

Khó thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng tự động ngừng thở trong khi ngủ. Hai loại chính là:

  • Ngưng thở vùng trung tâm, gây ra bởi các vấn đề tín hiệu trong não.
  • Ngưng thở do bị tắc nghẽn, xảy ra khi tắc nghẽn đường thở làm ngừng luồng khí.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, khoảng 18 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị ngưng thở khi ngủ do bị tắc nghẽn.

Một người có thể không biết họ mắc tình trạng đó cho đến khi có người cho họ biết họ ngáy và thở hổn hển khi ngủ. Một số người khi bị thở gấp có thể sẽ không tỉnh dậy hoàn toàn.

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Đau đầu vào buổi sáng
  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Mệt nhọc
  • Cáu gắt

Sự lo lắng

Sự lo lắng dẫn đến các cơn hoảng loạn và khi chúng xảy ra trong giấc ngủ, người đó sẽ giật mình tỉnh giấc và thở gấp. Theo Hiệp hội lo âu và trầm cảm Hoa Kỳ, khoảng 70% người bị rối loạn lo lắng cho biết họ mắc chứng khó ngủ.

Các triệu chứng lo âu khác bao gồm:

  • Bồn chồn
  • Cảm giác sợ hãi hay lo lắng
  • Nhịp tim nhanh
  • Hoảng loạn
  • Khó tập trung

Hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng mãn tính gây viêm trong đường thở. Hen suyễn về đêm là thuật ngữ y học chỉ các triệu chứng trong khi ngủ. Khi kiểm soát kém, tình trạng hen, hen suyễn về đêm sẽ trở nên phổ biến.

Các triệu chứng khác của hen suyễn bao gồm:

  • Ho
  • Khò khè
  • Cảm thấy khó thở
  • Tức ngực

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)

COPD xảy ra khi các túi khí nhỏ trong phổi bị tổn thương. Những túi khí này được gọi là phế nang, chúng trở nên mềm, gây khó khăn cho việc đẩy không khí ra khỏi phổi. Khi mắc COPD, người bệnh sẽ tỉnh giấc và thở dốc, hoặc cảm thấy như đang nghẹt thở.

Các triệu chứng khác của COPD bao gồm:

  • Khò khè
  • Dư thừa chất nhầy
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Tức ngực

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính dễ thở hơn với những phương pháp sau

Suy tim

Khi tim không được bơm máu hiệu quả như bình thường, hiện tượng này được gọi là suy tim.

Van tim bất thường, có tiền sử đau tim và mắc bệnh động mạch vành đều có thể dẫn đến suy tim.

Khó thở là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Lúc đầu, một người sẽ nhận thấy nó trong khi hoạt động thể chất. Nhưng khi tình trạng tiến triển, họ sẽ bị khó thở khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Một người mắc bệnh suy tim cũng có thể mắc các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Sưng bàn chân và chân
  • Đau ngực
  • Sưng bụng

Chảy dịch sau mũi

Chảy dịch sau mũi là thuật ngữ chỉ việc dịch chảy ra từ hệ thống xoang mũi sau xuống thành sau họng, gây vướng họng, đau họng, ho và ngứa họng.

Chất nhầy và nước bọt tiết ra trong suốt cả ngày thường chảy ra phía sau mũi và cổ họng, sau đó bị nuốt xuống.

Chảy dịch sau mũi xảy ra khi chất nhầy này tích tụ và chảy xuống phía sau cổ họng.

Khi chất nhầy tích tụ, người mắc phải sẽ cảm thấy khó thở. Nếu họ đang ngủ, họ có thể giật mình tỉnh giấc và thở gấp.

Bệnh trào ngược dạ dày, viêm xoang và dị ứng là những nguyên nhân phổ biến gây chảy dịch sau mũi.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Hôi miệng
  • Đau họng
  • Trong miệng có vị lạ
  • Ho

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nói về các triệu chứng và lịch sử khám chữa bệnh của họ. Họ cũng sẽ phải thực hiện một bài kiểm tra thể chất nếu bác sĩ yêu cầu.

Các xét nghiệm sau đây giúp xác định lý do tại sao một người giật mình thức giấc cùng với thở gấp:

  • Xét nghiệm máu
  • Nghiên cứu giấc ngủ để xác định người đó có bị ngưng thở khi ngủ hay không
  • Siêu âm tim để kiểm tra các bất thường về tim
  • Đo điện tâm đồ để đo nhịp tim và xem nhịp điệu của nó
  • Xét nghiệm các chức năng phổi để chẩn đoán tình trạng hô hấp

Điều trị

Khi bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân, họ có thể khuyến nghị một trong các phương pháp điều trị sau:

Thuốc

Thuốc điều trị suy tim, điều trị COPD và căng thẳng.

Thuốc chẹn beta có thể cải thiện chức năng của tim và cuối cùng làm giảm chứng khó thở.

Thuốc giãn phế quản và thuốc hít corticosteroid có thể mở đường thở và cải thiện luồng khí ở người mắc COPD. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng khó thở.

Thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm các cơn hoảng loạn. Nó cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng ngay cả khi đang thức giấc hoặc đang ngủ, do đó ngăn chặn tình trạng tỉnh giấc và thở gấp.

Áp lực đường thở chủ động liên tục (CPAP)

Đây là phương pháp điều trị suy hô hấp bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kì thở.

Khi bạn bị ngưng thở trong lúc ngủ do tắc nghẽn, bác sĩ sẽ khuyến nghị phương pháp CPAP. Liệu pháp này sử dụng một cỗ máy giúp đưa không khí vào phổi, ngăn chặn việc đường thở bị tắc nghẽn.

Thiết bị nha khoa

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng được điều trị bằng một thiết bị nha khoa bằng cách đẩy lưỡi và hàm về phía trước, ngăn chặn các cơ cổ họng sụp xuống phía sau và làm chặn luồng không khí.

Thuốc xịt nước muối

Chúng thường được khuyến nghị để giúp điều trị chảy dịch sau mũi. Sử dụng bình xịt rửa mũi giúp rửa sạch các dịch nhầy và gỉ mũi gây tắc đường thở.

Tạo thói quen ngủ tốt

Các mẹo sau đây có thể giúp giảm thở gấp liên quan đến lo lắng và giảm căng thẳng nói chung:

  • Ngủ đủ giấc
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Chỉ tiêu thụ caffeine vào buổi sáng
  • Trước khi đi ngủ, hãy làm gì đó thư giãn, chẳng hạn như thiền, tập trung hơi thở hoặc đọc sách

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 bí quyết giúp bạn có thói quen ngủ lành mạnh

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Một người sẽ không cần điều trị nếu chỉ tỉnh giấc và thở gấp không thường xuyên hoặc không có triệu chứng nào khác và có thể trở lại giấc ngủ nhanh chóng.

Nhưng nếu gặp phải triệu chứng này thường xuyên, hoặc gặp phải các triệu chứng khác, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Bên cạnh đó, nếu bị đau ngực và không thể thở được, bạn nên tìm đến các dịch vụ y tế ngay lập tức để ngăn chặn những trường hợp đáng tiếc.

Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản, bác sĩ sẽ khuyến nghị liệu pháp điều trị để có thể cải thiện giấc ngủ và ngăn chặn chứng thở gấp, ngưng thở gây khó chịu cho bạn, đảm bảo giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị mất ngủ đơn giản bằng liệu pháp tự nhiên

(13)
Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ hữu ích. Việc thay đổi lối ... [xem thêm]

7 tác nhân đau nửa đầu bạn nên biết

(36)
Nếu bị chứng đau nửa đầu, bạn có biết rằng không có cách chữa trị hoàn hảo nào để ngăn chặn chứng đau ấy? Có rất nhiều tác nhân gây ra đau nửa ... [xem thêm]

Làm thế nào giúp con yêu thương em và sẵn sàng đón em chào đời?

(31)
Con một cũng có những nỗi khổ và bất lợi riêng mà ít ai biết như sự cô đơn bủa vây khi không có ai chia sẻ hay trẻ có xu hướng tự mãn. Bạn cần dạy dỗ ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo của đàn ông bạn nên tránh xa

(38)
Bạn có thể mong đợi người yêu sẽ luôn quan tâm và bảo vệ mình, tuy nhiên những cách biểu hiện tình cảm thái quá cũng có thể khiến bạn cảm thấy ngột ... [xem thêm]

Cải bó xôi và những lợi ích không ngờ

(88)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

Da kích ứng: Nguyên nhân và cách chữa trị

(52)
Da bị kích ứng là một bệnh lý rất phổ biến của da. Có rất nhiều nguyên nhân gây kích ứng da như sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, thời ... [xem thêm]

Thống kê bệnh tim

(29)
Tìm hiểu những con số đằng sau bệnh tim, nguyên nhân số một gây tử vong ở Hoa Kỳ. Nhận biết thống kê địa phương và toàn cầu về các yếu tố nguy cơ và ... [xem thêm]

Bệnh sởi có lây không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(87)
Bệnh sởi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người đưa ra khi được nghe về căn bệnh này. Thực tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN