Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở người lớn

(4.25) - 93 đánh giá

Bệnh tay chân miệng ở người lớn là điều hoàn toàn có thể xảy nếu như hệ miễn dịch của bạn chưa đủ mạnh để chống lại virus gây hại.

Có rất nhiều lầm tưởng về bệnh tay chân miệng, chẳng hạn như căn bệnh này chỉ hiện hữu ở trẻ nhỏ. Nhưng thực chất, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở ngay cả các bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành nữa đấy. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc thường thấy xung quanh bệnh tay chân miệng ở người lớn.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm?

Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Các triệu chứng tay chân miệng ở người trưởng thành cũng giống như ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nặng hơn so với thông thường.

Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng lây từ người sang người. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm trùng coxsackievirus A16 thông qua hành động hắt hơi, ho, tiếp xúc với dịch tiết của nốt phồng rộp và phân người nhiễm bệnh. Do vậy, việc vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng rất quan trọng trong công tác phòng bệnh. Bên cạnh đó, thời gian để vượt qua bệnh tay chân miệng ở người lớn là trong vòng năm ngày kể từ ngày đầu tiên khi mà các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn

Một số triệu chứng cho tình trạng chân tay miệng ở người trưởng thành gồm:

  • Ho
  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau họng
  • Đau nhức cơ
  • Ăn uống không ngon
  • Các nốt phồng xuất hiện ở lưỡi, nướu, bên trong má và thường gây đau
  • Lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông xuất hiện những ban đỏ nhưng không gây ngứa.

Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?

Bà bầu mắc phải chân tay miệng khi mang thai có thể gây rủi ro cho em bé chẳng hạn như tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng khi mang thai. Một số nghiên cứu đã đánh giá rằng virus gây bệnh tay chân miệng ở người lớn có mối liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh và các bất thường khác đối với trẻ sơ sinh nhưng vẫn cần thêm nhiều bằng chứng để làm sáng tỏ nhận định này.

Bệnh chân tay miệng liệu có tự khỏi?

Bệnh chân tay miệng sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Bệnh chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị cụ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bằng các biện pháp tại nhà thích hợp hoặc uống thuốc giảm đau, hạ sốt cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mặt khác, dẫu cho hiếm khi xảy đến nhưng nếu bạn xem nhẹ bệnh, chân tay miệng có thể gây nên những biến chứng sức khỏe nhất định cho hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy sống.

Hy vọng những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc xoay quanh chân tay miệng của độ tuổi trưởng thành. Nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các giai đoạn phát triển khả năng nhận thức của con yêu

(25)
Bố mẹ có biết rằng trong những tháng đầu đời của con yêu, bé không chỉ biết ngủ hay ăn mà còn thể đang đồng thời phát triển khả năng nhận thức?Mỗi ... [xem thêm]

Những lưu ý cho mẹ bầu sử dụng thang bộ an toàn

(63)
Khi mang thai, việc lên xuống cầu thang luôn là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu. Nếu phải sử dụng thang bộ thường xuyên thì bạn cần lưu ý những gì?Bạn ... [xem thêm]

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

(58)
Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo lắng. ... [xem thêm]

Trị thâm mụn cho nam cách nào?

(60)
Mụn trứng cá hoành hành trên mặt đã đủ khiến bạn bực bội rồi, những vết thâm sẹo xấu xí mà nó để lại càng khó chịu hơn. Thường thì phải mất vài ... [xem thêm]

Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn cà chua

(51)
Ngoài nghỉ ngơi và luyện tập sức khỏe, mẹ bầu còn phải đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang cần một loại thực ... [xem thêm]

Bụi có thể khiến bạn tăng cân?

(53)
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết có trong khói bụi có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong ... [xem thêm]

Đau khi đại tiện, do đâu?

(78)
Một trong những bệnh lý rất thường gặp nhưng nhiều người e ngại nên không dám đối mặt, đó là đau khi đại tiện. Nếu bạn là một trong số đó, hãy tìm ... [xem thêm]

Đau tinh hoàn, nam giới không nên xem thường!

(10)
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN