Tìm hiểu triệu chứng bệnh u nang buồng trứng ở phụ nữ

(4.1) - 45 đánh giá

U nang buồng trứng là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là thời kỳ chưa mãn kinh. Hiểu rõ những triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Một trong số những căn bệnh phụ khoa mà phụ nữ phải đối mặt chính là u nang buồng trứng. Dù các khối u hầu hết đều lành tính nhưng bạn vẫn nên cẩn thận vì cũng có một số trường hợp bệnh phát triển nặng hơn và gây nguy hiểm cho cơ thể.

U nang buồng trứng là bệnh gì?

U nang buồng trứng là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ chưa mãn kinh. U nang buồng trứng là một khối thể rắn hoặc khối chứa dịch lỏng nằm ở trong hoặc bên trên buồng trứng. Hầu hết các khối u không gây đau đớn và vô hại. Có thể khối u này xuất hiện theo chu kỳ (mỗi tháng 1 lần) nhưng rất khó để phát hiện ra sự có mặt của khối u ở buồng trứng.

Các khối u thường sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng cao hơn so với phụ nữ bình thường.

Tuy nhiên, các khối u sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nếu chúng không tự biến mất hoặc phát triển lớn hơn. Ngoài ra, chúng còn có thể gây đau đớn. Tuy rằng các trường hợp đó khá hiếm gặp nhưng có khả năng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư. Nguy cơ ung thư càng tăng cao khi tuổi tác càng lớn.

Các triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng đều có kích thước khá nhỏ và vô hại. Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn có thể cảm thấy nặng, phình, sưng hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới phía bên của u nang. Bạn có thể sẽ thấy đau dữ dội, khối u tự hết sau một thời gian và tiếp tục tái phát.

Bạn nên đi khám ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội đột ngột;
  • Đau bụng kèm sốt và ói mửa;
  • Chóng mặt, suy nhược, mơ hồ, ngất xỉu;
  • Thở gấp.

Những dấu hiệu trên có thể là do là các u nang của bạn đã khiến buồng trứng bị xoắn lại, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Cơn đau của bạn có phải do u nang buồng trứng gây ra?

Các tình trạng bệnh khác nhau từ u nang đến khối u đều có thể gây ra cơn đau ở buồng trứng. Buồng trứng là cơ quan nằm ở vùng bụng dưới. Điều này có nghĩa là khi bạn bị đau buồng trứng, bạn sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới (vùng bụng dưới rốn) và xương chậu. Điều quan trọng là bạn cần đi khám bác sĩ khoa sản/phụ khoa thường xuyên để theo dõi cơn đau ở vùng chậu.

Cơn đau ở buồng trứng có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Thường thì cơn đau buồng trứng cấp tính xuất hiện nhanh chóng (trong vài phút hoặc vài ngày) và biến mất chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Còn đối với cơn đau buồng trứng mãn tính, bạn sẽ bắt đầu thấy đau dần dần. Sau đó, mức độ cơn đau sẽ tăng dần và kéo dài trong vài tháng.

Bạn có thể sẽ cảm thấy đau đớn liên tục hoặc đau tái phát nhiều lần. Mức độ cơn đau sẽ dữ dội hơn nếu bạn thực hiện các hoạt động nhất định như tập thể dục hay tiểu tiện.

Trong một số trường hợp, các cơn đau nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp siêu âm. Siêu âm là thiết bị sử dụng sóng âm để chụp ảnh các cơ quan bên trong cơ thể, giúp hiển thị chi tiết hình dáng của u nang.

Hoặc, bác sĩ cũng có thể yêu cần bạn xét nghiệm máu để:

  • Tìm hiểu xem bạn có đang mang thai hay không;
  • Theo dõi xem vấn đề có do các hormone gây ra hay không;
  • Kiểm tra sự tồn tại của các tế bào ung thư (đối với phụ nữ đã mãn kinh).

Các dạng u nang thường gặp

Hầu hết các u nang đều được cho là “u nang chức năng”. Điều này có nghĩa là các khối u chính là một phần của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn.

U nang dạng noãn

Theo chu kỳ, buồng trứng của bạn sẽ tự rụng đi một quả trứng mỗi tháng. Khối u thường phát triển bên trong một “túi nhỏ” gọi là nang trứng. Khi trứng sắp rụng, nang trứng vỡ ra và khối u sẽ tự đi ra. Nếu nang trứng không vỡ ra thì tình trạng này sẽ tạo ra khối u trong nang trứng. Thông thường, các khối u nang dạng noãn thường tự biến mất trong vòng 1–3 tháng.

U nang hoàng thể

Khi trứng rụng đi, nang trứng trở nên rỗng và thường co lại để chuẩn bị cho quá trình hình thành trứng kế tiếp. Khối u sẽ phát triển khi nang trứng co lại và chất lỏng vẫn còn tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nó có thể sẽ tự biến mất trong vài tuần. Nhưng hãy lưu ý rằng u nang hoàng thể có thể gây chảy máu hoặc đau đớn khi nó phát triển.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Ở một số phụ nữ, buồng trứng của họ tự hình thành rất nhiều u nang nhỏ. Tình trạng này được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đáng lưu ý là bệnh sẽ tăng nguy cơ vô sinh gây khó thụ thai ở phụ nữ. Các u nang không chức năng khác có thể là do bệnh ung thư gây ra. Đối với phụ nữ sau mãn kinh (nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt đã chấm dứt) mắc bệnh u nang buồng trứng, họ sẽ có nhiều nguy cơ bị ung thư hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi.

Điều trị bệnh u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang đều không cần sự điều trị bởi vì chúng sẽ tự mất đi. Nếu u nang của bạn bắt đầu phát triển lớn hơn và gây ra các vấn đề về sức khỏe, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể cho bạn liều thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai nếu cần. Mặc dù các hormone trong thuốc sẽ không làm cho các u nang biến mất nhưng chúng có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành u mới.

Một số u nang cần được phẫu thuật để loại bỏ khi chúng trở nên to hơn, không tự biến mất hoặc gây ra các triệu chứng có hại. Đối với phụ nữ mãn kinh khi mắc bệnh u nang buồng trứng cần tiến hành phẫu thuật vì chúng có thể gây ung thư.

Tùy vào tình trạng buồng trứng mà bác sĩ sẽ quyết định chỉ loại bỏ u nang hay cắt bỏ toàn bộ buồng trứng.

Các dạng phẫu thuật bao gồm:

  • Soi ổ bụng: Đây là phương pháp được dùng khi người bệnh chỉ có các u nang nhỏ. Bác sĩ sẽ rạch một đoạn nhỏ ở trên hoặc dưới rốn. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ nhỏ với máy ghi hình vào để quan sát bên trong và dùng một dụng cụ khác để cắt bỏ khối u nang hoặc buồng trứng. Bạn có thể sẽ phải ở lại bệnh viện một đêm để theo dõi.
  • Mở bụng: Đây là phương pháp được dùng khi người bệnh có các u nang có thể phát triển thành ung thư. Bác sĩ sẽ rạch một đoạn lớn trên bụng để tiến hành phẫu thuật.

Hy vọng rằng sau bài viết, bạn đã hiểu hơn về thông tin, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh u nang buồng trứng – nỗi lo của mọi chị em phụ nữ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách đơn giản điều trị lẹo mắt tại nhà

(79)
Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bã nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ ... [xem thêm]

9 lợi ích không ngờ của nụ hôn đối với sức khỏe

(24)
Nhiều người vẫn xem nụ hôn như một cách chân thành để bày tỏ tình cảm yêu thương. Thế nhưng đằng sau mỗi cái hôn ngọt ngào còn ẩn chứa rất nhiều ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn quần jeans tôn dáng không cần thử

(95)
Các loại quần ôm như quần jean skinny (quần jean bó) đang là mốt thời trang hiện nay bởi trông nó hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, nó lại gây ra những hậu ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hội chứng Patau ở trẻ sơ sinh

(32)
Cũng giống như Edward và Down, hội chứng Patau là hội chứng di truyền thường gặp ở trẻ sơ sinh và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé ngay từ ... [xem thêm]

Vỏ gối lụa: Bí quyết giúp bạn ngủ ngon và làm đẹp

(49)
Vỏ gối lụa tơ tằm không chỉ khiến phòng ngủ của bạn thêm sang trọng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Bạn có biết vỏ gối ... [xem thêm]

Cùng mẹ bầu đối phó với chứng chuột rút, sưng khớp và giãn tĩnh mạch

(96)
Chuột rút, sưng khớp và giãn tĩnh mạch là những vấn đề thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu, không thoải mái.Khi ... [xem thêm]

Tác dụng của ớt chuông: 7 lợi ích cho da, tóc

(60)
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt. Tác dụng của ớt chuông thể hiện rõ rệt trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN