Tìm hiểu nguyên nhân đột quỵ để có thể phòng bệnh hiệu quả

(4.17) - 51 đánh giá

Cơn đột quỵ xảy ra khi quá trình cung cấp máu đến một khu vực của não bị gián đoạn, khiến não bị tổn thương. Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề. Tuy nhiên, những tác động xấu của nó đến sức khỏe hoàn toàn có thể giảm bớt. Nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ liên quan đến lối sống. Vì vậy, bạn có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống tích cực, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, duy trì chế độ vận động đều đặn,…

Bị đột quỵ do nhồi máu não sau một bữa ăn nhậu cùng bạn bè khiến anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, tại đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) không thể cầm nắm được vật gì, chân bên phải bị liệt, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào vợ và người thân. May mắn là anh đã cải thiện được di chứng liệt nhờ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân đột quỵ, cách phòng ngừa đột quỵ và diễn biến tiếp theo trong câu chuyện của anh Trụ.

Các nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân đột quỵ không thể kiểm soát như giới tính, tuổi tác, chủng tộc và tiền sử gia đình. Trong thực tế, nhiều yếu tố lại liên quan mật thiết đến lối sống. Do đó, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách thực hiện thay đổi tích cực trong lối sống của bản thân.

1. Huyết áp cao

Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là yếu tố chủ yếu làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Huyết áp là áp lực bên trong các động mạch. Huyết áp bình thường là khoảng 120/80mmHg. Nếu huyết áp luôn ở mức trên 140/90mmHg là huyết áp cao hay còn gọi tăng huyết áp.

Tăng huyết áp có nghĩa là dòng chảy của máu đang gây áp lực lên thành mạch. Theo thời gian, điều này làm suy yếu và phá hủy thành mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là xuất huyết não (vỡ mạch máu não).

Tăng huyết áp cũng có thể khiến thành động mạch dày lên, gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Khi bị xơ vữa động mạch, áp lực bơm máu có thể tách các mảnh vụn khỏi thành động mạch ở đoạn động mạch bị xơ. Các mảnh vụn này có thể gây ra một cơn đột quỵ khi chúng vô tình gây tắc một mạch máu cung cấp máu cho não.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Muốn phòng ngừa đột quỵ do huyết áp cao hoặc để giảm huyết áp cao hay giữ huyết áp ở mức bình thường, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên và nắm rõ chỉ số huyết áp của bạn
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ
  • Giảm hoặc loại bỏ muối khỏi chế độ ăn uống
  • Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống không quá 2 phần uống tiêu chuẩn/ngày
  • Bỏ thuốc lá
  • Dùng thuốc chống cao huyết áp để giúp kiểm soát huyết áp cao.

Xem thêm: Cách cải thiện tai biến mạch máu não do cao huyết áp

2. Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh viêm thành động mạch. Đây là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Thuật ngữ “xơ vữa động mạch” là nhằm để chỉ tình trạng thành động mạch bị xơ cứng. Động mạch khỏe mạnh mềm dẻo và có tường bao quanh, cho phép lưu lượng máu đi qua mà không gây cản trở. Động mạch bị xơ vữa sẽ trở nên cứng, không linh hoạt và thu hẹp bởi sự tích tụ các mảng bám đầy cholesterol. Các mảng bám này khiến lớp niêm mạc của động mạch mất ổn định và có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông, gây tắc động mạch hoặc vỡ ra, chảy vào dòng máu, gây thuyên tắc mạch máu.

Sự phá vỡ mảng bám xơ vữa động mạch (atherothrombosis) hoặc thuyên tắc mạch (embolism) có thể gây ra một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch cũng có thể làm suy yếu các thành động mạch nhỏ hơn và dẫn đến đột quỵ xuất huyết.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Trong trường hợp này, để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần điều trị xơ vữa động mạch. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thay đổi lối sống thích hợp
  • Sử dụng thuốc làm giảm cholesterol trong máu
  • Thuốc kháng tiểu cầu (như aspirin) hoặc thuốc chống đông máu (như warfarin) để ngăn ngừa cục máu đông hình thành
  • Thuốc chống cao huyết áp.

>>> Xem thêm: Cách đẩy lùi di chứng sau đột quỵ não của ông Hoàng Minh Đạo (cụm 6, thôn Kỳ Úc, thị trấn Phú Thọ, Hà Nội).

3. Hẹp động mạch cảnh

Việc động mạch cảnh ở cổ bị xơ cứng có thể khiến bạn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao, bởi vì các động mạch này có trách nhiệm cung cấp máu cho não. Tình trạng động mạch cảnh bị xơ vữa có thể dẫn đến hẹp động mạch cảnh.

Hầu hết những người bị hẹp động mạch cảnh không nhận thức được tình trạng này cho đến khi họ bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ. TIA là một cảnh báo rằng một cơn đột quỵ nghiêm trọng có thể xảy đến trong khoảng thời gian ít lâu sau.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Ngoài các loại thuốc để kiểm soát xơ vữa động mạch, việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật các động mạch cảnh bị hẹp.

3. Hút thuốc

Hút thuốc có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí tăng gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ. Một số hóa chất trong khói thuốc lá (như nicotine và carbon monoxide) đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch khiến động mạch bị thu hẹp nhanh chóng. Ngoài ra, việc hút thuốc có thể khiến máu đặc hơn, gia tăng các yếu tố đông máu như tiểu cầu, máu “dính” hơn… dẫn tới gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Khói thuốc lá làm cho các động mạch co lại khiến máu khó lưu thông.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Đừng bao giờ thử hút thuốc lá nếu bạn chưa từng hút. Nếu đang hút thuốc, hãy thực hiện chiến lược bỏ thuốc lá như sau:

  • Trao đổi với chuyên gia để nhận được những tư vấn cụ thể, hữu ích
  • Thực hiện chiến lược cai thuốc hay sử dụng liệu pháp thay thế nicotine
  • Hãy viết nhật ký hút thuốc sẽ giúp nhận thức được những tác nhân khiến bạn hút thuốc, chẳng hạn như căng thẳng hoặc buồn chán…
  • Nhờ gia đình và bạn bè của bạn hỗ trợ cai thuốc
  • Nếu bạn lỡ hút một điếu thuốc, hãy vứt bỏ nó.

4. Đái tháo đường

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh ở cùng độ tuổi và giới tính, đặc biệt là đột quỵ do tổn thương mạch máu nhỏ. Điều này là do lượng đường trong máu cao góp phần vào sự phát triển xơ vữa động mạch khiến động mạch bị thu hẹp.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Để hạn chế các yếu tố nguy cơ, người bệnh đái tháo đường cần được kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ. Mục tiêu thông thường để kiểm soát là HbA1c <7% hoặc đường huyết lúc đói là 80 – 120 mg/dL.

Các chiến lược để giảm tác động của bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Đi khám đúng lịch và thường xuyên
  • Theo dõi lượng đường trong máu của bạn thường xuyên
  • Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Chọn chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ.

Nếu bạn bị đái tháo đường và có dùng thuốc, hãy dùng đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

5. Nồng độ cholesterol cao

Nồng độ cholesterol cao tạo ra mảng xơ vữa khiến máu khó lưu thông

Cholesterol là một chất béo có nhiều vai trò thiết yếu với cơ thể con người. Loại chất béo này trở thành một vấn đề gây hại đến sức khỏe nếu nồng độ trong máu quá cao. Cholesterol cao hay còn gọi là tăng lipid máu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là nồng độ chất béo này trong máu cao góp phần tạo thành một chất gọi là mảng xơ vữa, dính vào thành động mạch, dẫn đến hẹp và xơ cứng động mạch.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Kiểm tra nồng độ cholesterol và kiểm soát mức cholesterol của bạn bằng cách hạn chế lượng chất béo và cholesterol nạp vào. Mức độ mục tiêu của cholesterol có hại là nhỏ hơn 70 mg/dL.

Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách:

  • Thường xuyên đi kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Giảm lượng chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật)
  • Hãy trao đổi thật cụ thể với chuyên gia để nhận được những thông tin hữu ích, họ cũng có thể kê toa thuốc cho bạn dùng.

6. Rượu bia

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống một lượng rượu vừa phải (1 hoặc 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày) thực sự có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, những người uống rượu mạnh có khả năng bị đột quỵ nhiều gấp ba lần (đặc biệt là đột quỵ xuất huyết), bất kể tuổi tác của họ. Do đó, điều quan trọng là hãy hạn chế lượng rượu mà bạn uống xuống mức thấp nhất.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Nếu bạn có thói quen thường xuyên uống rượu bia, hãy thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế lượng rượu bia bạn uống xuống mức tối thiểu, nếu phải uống chỉ nên uống không quá 1 ly/ngày.
  • Thực hiện ít nhất 2 ngày không uống rượu bia mỗi tuần.

Hãy đến gặp bác sĩ để biết thông tin hữu ích và có những chỉ dẫn phù hợp nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc hạn chế uống rượu bia.

7. Chế độ ăn uống

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy chế độ ăn uống là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự phát triển của bệnh đột quỵ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Để phòng ngừa đột quỵ do ăn uống, bạn nên:

  • Hạn chế hoặc tiêu thụ lượng muối vừa phải
  • Chọn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn
  • Tăng lượng rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Cắt hoặc giảm các thức ăn có đường và chất béo như bánh ngọt, kẹo và đồ ăn vặt, nước giải khát…
  • Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ ăn uống cân bằng và thực hiện nó một cách hiệu quả.

8. Thừa cân, béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì thường do lối sống ít vận động gây ra và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp và đái tháo đường. Đây lại là hai yếu tố nguy cơ gia tăng đột quỵ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

  • Bạn cần kiểm soát cân nặng của mình hiệu quả thông qua việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh.
  • Duy trì chế độ vận động hợp lý.
  • Nếu cần, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để xây dựng chế độ ăn và vận động phù hợp.

9. Thói quen lười vận động

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ

Một lối sống ít vận động làm tăng khả năng béo phì, huyết áp cao và nồng độ cholesterol trong máu cao. Đây là tất cả các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với đột quỵ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, bạn hãy:

  • Đi khám để kiểm tra sức khỏe nếu bạn không tập thể dục trong một thời gian
  • Chọn những hoạt động thể dục mà bạn thích
  • Bắt đầu chương trình tập thể dục một cách từ từ, chỉ tăng cường độ và thời gian tập khi bạn đã luyện tập thành thục
  • Tập thể dục với một người bạn hoặc tham gia một nhóm để duy trì tập luyện đều đặn
  • Luôn làm nóng cơ thể (khởi động) trước mỗi buổi tập và thư giãn sau khi tập
  • Liên hệ với một chuyên viên vật lý trị liệu hoặc hướng dẫn viên thể dục để được tư vấn và chỉ dẫn hình thức tập thích hợp
  • Hãy cố gắng duy trì chế độ tập vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/tuần.

10. Rung tâm nhĩ

Những người bị rung tâm nhĩ (AF), một loại nhịp tim không đều, có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Điều này là do tâm nhĩ (các buồng tim) bơm máu không hiệu quả khiến dòng máu bị trì trệ và cuối cùng hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ. Các phần của cục máu đông có thể vỡ ra, hòa vào trong dòng máu, di chuyển đến não, gây tắc động mạch dẫn đến đột quỵ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Bạn có thể phòng ngừa đột quỵ khi thực hiện điều trị rung tâm nhĩ, bao gồm:

  • Bác sĩ có thể cho bạn dùng Warfarin, thuốc chống đông máu dùng đường uống hoặc aspirin nhằm ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não dẫn đến một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Nếu đang dùng các loại thuốc khác: Hãy trò chuyện với bác sĩ để biết liều lượng thuốc bạn đang sử dụng có đúng hay không. Bạn không nên ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Phục hồi nhịp tim cho người bị loạn nhịp tim bằng phương pháp sốc điện tim, thông qua các điện cực đặt trên ngực để khôi phục lại nhịp đập bình thường của tim.
  • Sử dụng thuốc Digoxin để làm chậm nhịp tim.

11. Sử dụng các chất gây nghiện

Các loại chất gây nghiện chẳng hạn như ma túy đá, cocaine và cần sa đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là những loại thuốc này ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu trong não hoặc gây tổn thương tim có thể dẫn đến đột quỵ. Bạn nên tránh xa các loại chất gây nghiện và không bao giờ thử với bất kỳ lý do nào.

Bí quyết cải thiện di chứng liệt sau cơn đột quỵ chỉ trong 2 tháng bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Anh Trụ cùng vợ và con trai

Quay trở lại với câu chuyện của anh Trụ, vào tháng 6/2013, anh Đỗ Văn Trụ bị đột quỵ do nhồi máu não sau một bữa ăn nhậu cùng bạn bè. Biến chứng của bệnh đột quỵ khiến tay anh không thể cầm nắm được, chân bên phải bị liệt, nói khó, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào vợ và người thân. Là trụ cột trong gia đình, anh cảm thấy rất căng thẳng, sinh ra tính khí cộc cằn.

Đưa chồng đi khám, chị Lý (vợ anh Trụ) rất buồn khi bác sĩ cho biết các di chứng của anh không được cải thiện. Sau đó, chị Lý được khuyên cho anh dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes và đã mua cho chồng dùng.

Anh Trụ bắt đầu uống Nattospes từ tháng 12/2013 với liều lượng 4 viên/ngày. Sau khi dùng khoảng 2 tháng, kết hợp với luyện tập, sức khỏe anh Trụ phục hồi rõ rệt. Khoảng 4 tháng sau, các triệu chứng của bệnh bắt đầu chuyển biến tốt hơn. Anh Trụ có thể đi được vài bước khi nhờ người trợ giúp, nói được những từ đơn giản như: “không”, “có” và tự xỏ dép. Dần dần, anh có thể tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự đi lại, tắm rửa, tự mặc quần áo cộc tay, tính tình anh cũng vui vẻ hơn… Anh Trụ cho biết: Khi uống Nattospes, anh cảm thấy rất dễ chịu, không bị tác dụng phụ. Sau đó, anh đã phục hồi chức năng nói, có thể nói được những câu dài, hát cùng con trai.

Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về bệnh đột quỵ và thông tin về sản phẩm Nattospes, bạn hãy gọi tới tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6305 hoặc hotline (Zalo/Viber): 091 718 5170 / 091 723 0950 để được hỗ trợ tốt nhất.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư vú

(22)
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra các khối u ở vú và làm thay đổi hình dáng, kích thước của vú và da vú.Xét nghiệm duy nhất có thể xác định chắc ... [xem thêm]

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

(43)
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể đại diện cho khá nhiều tình trạng từ nhẹ (rối loạn tiêu hóa) cho đến các bệnh nặng hơn chẳng hạn như đông máu ... [xem thêm]

Cẩn thận với 3 hình thái mới của thuốc lá

(86)
Các sản phẩm thuốc lá ngày nay không chỉ “gói gọn” trong dạng điếu và cần châm lửa đốt truyền thống nữa. Nhiều người nghiện hút thuốc lá tìm đến ... [xem thêm]

Chế độ ăn giảm cân: Thực đơn Low carb

(79)
Áp dụng ngay thực đơn low carb giảm cân để có vóc dáng cân đối bạn nhé với những thực phẩm như trứng, salad rau củ, nấm, cà chua,… cho mỗi bữa ăn hằng ... [xem thêm]

Cùng vào bếp học cách làm mứt cà rốt ngon đến bất ngờ

(100)
Khi mang thai, mọi thứ bạn ăn vào cũng cần sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai liệu có ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Thay van tim có nguy hiểm không?

(37)
Nhiều người bị hẹp hay hở van tim hy vọng thay van tim xong sẽ khỏi hẳn, thế nhưng thực tế lại không đơn giản vậy. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bạn vẫn ... [xem thêm]

Cốc nguyệt san là gì? Dùng thay thế băng vệ sinh được không?

(76)
Cốc nguyệt san (cốc kinh nguyệt) là sản phẩm vệ sinh phụ nữ thay thế cho băng vệ sinh hay tampon với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy khá phổ biến ở nhiều ... [xem thêm]

Những phương pháp điệu trị bệnh đột quỵ hiện nay

(16)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN