Vào thời đại mà cứ ba trẻ có một đứa thừa cân thì khả năng trẻ gầy giơ xương hoặc nhẹ cân sẽ bị xem nhẹ. Nhưng các trẻ nhẹ cân cũng có những vấn đề sức khỏe riêng của mình.
Khi con gái của Hương Lan 2 tuổi, cô không khỏi lo lắng lúc cả hai đi bơi. Bé Nhím nhìn rất chán trong bộ đồ bơi, vì ai cũng có thể đếm rõ từng cái xương sườn của bé. Lan lo ngại rằng người ta sẽ nghĩ cô không cho con ăn. Lan cho con gái ăn nhiều loại thức ăn nhưng Nhím không chút hứng thú, thậm chí khi 4 hay 5 tuổi, cô bé cũng chỉ ăn một miếng rồi thôi. Hiện tại cao 112 cm, cô bé cao hơn hầu hết các bạn lớp một cùng trường nhưng với cân nặng chỉ hơn 16kg, cô bé còn nhẹ cân hơn một đứa bé mới biết đi.
Cân nặng ít ỏi của Nhím chỉ ở mức bách phân vị thứ nhất theo đường biểu diễn BMI của các bác sĩ nhi khoa dùng để xác định mức cân nặng tối ưu. Xấp xỉ 99% bé gái tuổi Nhím nặng cân hơn cô bé, có nghĩa là theo tiêu chuẩn y khoa, cô bé bị thiếu cân (tương tự như thế đối với các trẻ dưới bách phân vị thứ năm).
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng tốt nhất không chỉ dựa vào một con số riêng lẻ, tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định mới thực sự quan trọng. Những lý do thực sự cần phải quan tâm là sự giảm tốc độ tăng trưởng bách phân vị của chiều cao và cân nặng hoặc tăng cân thất bại trong những giai đoạn tăng trưởng chiều cao. Bây giờ 7 tuổi, Nhím có cùng bách phân vị chiều cao và cân nặng như khi cô bé 1 tuổi – nhưng mặt khác, cô bé tăng trưởng khá tốt. Song, điều này không thể kết luận cho mọi trẻ gầy.
Vấn đề cân nặng
Trẻ em phát triển rất nhanh trong 12 tháng đầu tiên, tăng thêm đến gần 7kg. Từ 1 đến 5 tuổi, trẻ tăng hơn 2kg mỗi năm. Sau đó, cân nặng tăng chậm lại với phần lớn trẻ tăng ổn định 1kg mỗi năm cho đến khi dậy thì.
Sự thèm ăn của trẻ có thể giảm dần theo giai đoạn bình nguyên của cân nặng. Trung tâm thèm ăn ở não kiểm soát lượng thức ăn trẻ muốn dùng.
Một trẻ nhỏ có thể điều chỉnh khá tốt lượng thức ăn theo nhu cầu trừ khi có những yếu tố khác tác động.
Một vài thuốc, như thuốc kê toa cho chứng tăng động giảm tập trung chú ý ADHD, có thể làm giảm sự thèm ăn. Khi trẻ bị ADHD uống thuốc điều trị loại phóng thích kéo dài vào buổi sáng, sự thèm ăn sẽ bị ức chế đến tận bữa trưa. Để giúp trẻ tránh điều này, hãy nói chuyện với bác sĩ để chuyển sang loại phóng thích nhanh hoặc thay đổi giờ uống thuốc khi trẻ không ở trường. Những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lý tuyến giáp, trào trược, rối loạn ăn uống cũng có thể cản trở sự tăng cân. Và sau đây là lý do mà ba mẹ biết quá rõ: ăn kiêng.
Kén ăn
Trong khi những trẻ mẫu giáo thường chú ý đến thức ăn thì cậu bé 4 tuổi Gia Huy có thói quen ăn uống cực kỳ hạn chế. Mẹ cậu bé nói thức ăn của bé chỉ toàn là gà, phi lê cá và trái cây.
Trẻ có thói quen ăn như Huy có thể có nguy cơ không ăn đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và cơ thể. Kết quả là, trẻ dễ bị lạnh, thiếu năng lượng, khó tập trung ở trường và lùn tạm thời. Thiếu một vài dưỡng chất nhất định tệ hơn thiếu những thứ khác. Sắt là thứ quan trọng nhất. Không bổ sung đủ sắt có thể dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi, thiếu tập trung ở trường và cư xử khó khăn ở trẻ em. Các chất hàng thứ hai là kẽm, canxi, vitamin D vốn rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường và xương, cũng như làm giảm nguy cơ loãng xương sau khi lớn. Một xét nghiệm máu có thể xác định trẻ có thiếu vitamin và cần bổ sung thêm hay không.
Chỉ số khối cơ thể thấp ở trẻ em có thể làm chậm quá trình dậy thì. Nếu con gái bạn có cân nặng dưới 15 bách phân vị và không bắt đầu có dấu hiệu dậy thì hay kinh nguyệt lúc 15 tuổi thì cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa.
Cơ hội tăng trưởng
Không nhất thiết phải vỗ béo một đứa trẻ gầy khi trẻ đang tăng trưởng ổn định và bắt kịp các cột mốc phát triển lớn. Nhưng nếu bạn lo lắng về dinh dưỡng của trẻ hoặc đơn giản muốn biết cách thúc đẩy thói quen ăn uống tốt hơn, lời khuyên từ các chuyên gia có thể giúp bạn.
Hãy quên đi cuộc chiến với thức ăn. Công việc của bố mẹ là thường xuyên cung cấp những bữa ăn giàu dinh dưỡng và các bữa phụ cho trẻ. Chuyện của trẻ là quyết định ăn gì.
Hạn chế ăn vặt
Có nên xem xét tăng năng lượng cho trẻ bằng sữa lắc và khoai tây chiên? Không nên. Cho trẻ ăn đồ ngọt và snack mặn có thể đưa trẻ đến với các nguy cơ sức khỏe như đái tháo đường và tăng huyết áp. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn còn là vấn đề của các bé gầy, có thể quan trọng vì chúng ăn quá ít. Liệu bạn có muốn cho trẻ đi ngủ mà bụng đói? Hãy cho trẻ ăn một loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày mà trẻ thích. Nếu đứa con khó tính của bạn chỉ ăn những thứ không tốt cho sức khỏe, thử cố gắng cai bằng cách dùng một loại tương tự khác tốt hơn (ví dụ phô mai với mì ống nguyên cám).
Bạn hãy tìm kiếm các thực phẩm có hàm lượng calo cao, giàu chất dinh dưỡng. Chọn các sản phẩm sữa có chất béo cao hơn là các sản phẩm tách béo; trộn bơ, phô mai, hoặc nước sốt vào rau, mì ống và thịt; cung cấp thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như các loại hạt và bơ; và dùng súp kem thay vì các món canh.
Cho trẻ ăn chung với gia đình
Ngay cả khi con của bạn không ăn mà cứ nghịch ngợm đồ ăn trong suốt bữa ăn thì bạn cũng nên cho bé ngồi tại bàn ăn. Có thể đôi khi bé sẽ muốn thử ăn những gì bạn đang thưởng thức. Đồng thời, bạn nên hạn chế mở tivi hoặc các thiết bị khác khi đang ăn.
Bạn nên có lịch ăn bữa phụ cố định, ăn bữa phụ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Mặc dù bạn có thể cho trẻ ăn bữa phụ bất cứ khi nào bé muốn, nhưng tốt nhất nên để dành sự ngon miệng cho bữa chính.
Cắt giảm bớt chất lỏng
Bạn cho trẻ uống sữa nguyên chất hoặc nước trong bữa ăn và theo dõi những gì trẻ uống giữa các bữa. Đừng cho trẻ dùng nước trái cây trước bữa ăn vì chúng có thể làm trẻ đầy bụng.
Khuyến khích tập thể dục
Ngoài việc giúp con của bạn tăng thêm sự thèm ăn, vận động có thể làm cứng xương, tăng trưởng cơ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường trí tuệ.
Nói chuyện với bác sĩ
Nếu con bạn than thở đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoặc nếu bạn chỉ quan tâm đến trọng lượng của con, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia để giúp loại trừ các vấn đề sức khỏe. Bạn cũng có thể muốn tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về cách đưa đa dạng món ăn và tăng cường năng lượng cũng như dưỡng chất vào thực đơn mà con bạn vẫn thường ăn.