Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

(4.32) - 54 đánh giá

Những bệnh nhân tiểu đường đã quá quen thuộc với việc khó ngủ. Song, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào, có gây hại gì không và làm sao để xử lý chúng?

Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé!

Tiểu đường và giấc ngủ có mối liên kết nào không?

Bệnh tiểu đường làm cho cơ thể không sản sinh được lượng insulin thích hợp, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Những dạng bệnh phổ biến nhất là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy sẽ không sản xuất insulin và bạn cần phải nạp thêm insulin vào cơ thể mỗi ngày. Còn khi bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể vẫn tự tạo ra được insulin, tuy nhiên, chúng không đủ để chuyển hóa lượng đường trong máu. Nghĩa là, cơ thể bạn sẽ không sử dụng được insulin đúng cách.

Tùy thuộc vào mức kiểm soát đường huyết mà bạn có thể gặp ít hay nhiều biến chứng bệnh hơn. Những triệu chứng nhất thời khi đường huyết cao bao gồm: thường xuyên thấy khát hoặc đói bụng cũng như đi tiểu nhiều hơn. Thế nhưng, những triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn.

Dưới đây là những lưu ý của các chuyên gia về tiểu đường và giấc ngủ.

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ

Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu đã tiến hành giám định mối liên hệ giữa tiểu đường và sự quấy nhiễu giấc ngủ.

Giấc ngủ bị quấy nhiễu bao gồm: khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều. Nghiên cứu trên đã chỉ ra một mối quan hệ rõ ràng giữa hai yếu tố này. Các chuyên gia cho biết thiếu ngủ rất nguy hiểm đối với người bị tiểu đường, tuy nhiên chúng vẫn có thể kiểm soát được.

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ không nhất thiết xảy ra đối với tất cả những người mắc căn bệnh này. Nó là một vấn đề trong việc bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng nào và mức độ họ kiểm soát chúng. Những triệu chứng này sẽ tác động nhiều đến thời gian nghỉ ngơi của bạn:

  • Mức đường huyết cao khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Đặc biệt nếu đường huyết tăng vào ban đêm, bạn sẽ phải thức dậy liên tục để đi vệ sinh.
  • Khi cơ thể có quá nhiều glucose, chúng hút bớt nước từ các mô tế bào làm bạn có cảm giác bị mất nước và buộc phải ngồi dậy uống nước nhiều hơn.
  • Những triệu chứng như run rẩy, chóng mặt hay đổ mồ hôi do hạ đường huyết đều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ: Dễ gây rối loạn

Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ nào với tiểu đường không?

Việc nằm trằn trọc, loay hoay, trở mình liên tục trên giường có lẽ đã quá quen thuộc với những người bệnh tiểu đường. Tuy rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của tiểu đường nhưng vẫn có khả năng nguyên nhân chính lại do những căn bệnh khác hay tình trạng sức khỏe của bạn.Rối loạn giấc ngủ và các rối loạn khác ảnh hưởng đến giấc ngủ thường sẽ xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Đây là một dạng rối loạn phổ biến nhất với người bị tiểu đường. Theo Healthline, ngưng thở khi ngủ sẽ xảy ra khi bạn ngừng thở liên tục và rồi hít thở trở lại suốt cả đêm. Trong một nghiên cứu năm 2009, kết quả cho thấy 86% bệnh nhân tiểu đường tham gia đều bị ngưng thở khi ngủ. Và 55% trong số đó bị rối loạn khá nặng và cần phải điều trị ngay.

Chứng ngưng thở lúc ngủ thường sẽ xảy ra ở tiểu đường tuýp 2 nhiều hơn. Nguyên nhân là vì những người bị tuýp 2 thường dễ thừa cân, béo phì, khiến cho đường hô hấp bị đè nén chặt lại.

Các dấu hiệu phổ biến nhất chính là mệt mỏi cả ngày và ngáy vào ban đêm. Bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn khi trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc bạn đang trong tình trạng béo phì. Hãy kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp với cơ thể, việc này sẽ giúp bạn làm dịu các triệu chứng rối loạn. Đồng thời, bạn nên mang mặt nạ chuyên dụng khi ngủ để tăng khí áp vào họng, giúp bạn dễ hít thở hơn.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Đặc trưng của hội chứng này là việc chân của bạn liên tục bị kích thích, khiến chúng muốn được di chuyển nhiều hơn. Dấu hiệu này thường xảy ra vào buổi tối hoặc khi cơ thể thiếu chất sắt, làm bạn khó ngủ và không thể ngủ lâu được. Những trường hợp thường dễ bị RLS bao gồm tăng đường huyết, mắc các vấn đề về thận và rối loạn tuyến giáp.

Nếu bạn nghĩ mình đang bị hội chứng RLS, hãy đi khám và liệt kê với bác sĩ các triệu chứng của mình. Việc này cực kỳ quan trọng khi bạn có tiền sử bị thiếu máu. Thuốc lá cũng là một trong những yếu tố gây ra chứng rối loạn này, vì vậy bạn nên cai thuốc càng sớm càng tốt.

Chứng mất ngủ

Biểu hiện đặc trưng chính là thường gặp vấn đề khiến bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ yên. Bạn sẽ có nguy cơ bị mất ngủ lớn hơn khi bị stress nặng cũng như lượng đường trong máu quá cao.

Các loại thuốc ngủ không cần kê toa thực chất sẽ không chữa được chứng mất ngủ của bạn. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bạn mất ngủ là gì, ví dụ như công việc quá căng thẳng hay gia đình đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sau đó, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để giám định chính xác cũng như cách gỡ bỏ các yếu tố làm bạn không ngủ được.

Mức độ tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ

Thiếu ngủ ảnh hưởng thế nào đến tình trạng tiểu đường?

Các chuyên gia đã liên hệ giữa thiếu ngủ với cân bằng hormone thay thế – có thể tác động tới cân nặng và lượng thực phẩm tiêu thụ. Khi bị tiểu đường, bạn sẽ đối mặt với nhiều thử thách trong một vòng luân hồi. Thông thường, người ta có xu hướng bù đắp việc thiếu ngủ bằng cách ăn thêm nhiều hơn để có năng lượng từ số calo trong thực phẩm. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng lượng đường huyết và bạn lại càng khó để ngủ ngon hơn. Sau đó, bạn sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ tương tự.

Thiếu ngủ đồng thời sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, từ đó dễ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn.

Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bí quyết để cải thiện

Hãy làm theo những cách sau đây để nghỉ ngơi và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn:

Không sử dụng thiết bị điện tử khi chuẩn bị ngủ

Bạn không nên dùng điện thoại hay đọc sách điện tử vào ban đêm vì ánh sáng từ các thiết bị này làm não hoạt động và khiến bạn tỉnh hơn. Thay vào đó, bạn nên đọc bằng sách giấy trước khi ngủ để thư giãn đầu óc và giúp mắt đỡ mỏi hơn.

Tránh xa đồ uống có cồn trước khi ngủ

Dù cho bạn cảm thấy một ly rượu sẽ giúp cơ thể dịu lại và dễ ngủ hơn, việc uống các đồ uống có cồn sẽ làm bạn không thể ngủ sâu và đủ giấc được.

Loại bỏ các yếu tố làm bạn xao nhãng

Nếu bạn nhận được tin nhắn suốt đêm, hãy tắt nguồn điện thoại. Bạn cũng nên dùng đồng hồ báo thức thay cho ứng dụng điện thoại. Điều này sẽ khuyến khích bạn tắt nguồn điện thoại khi ngủ vì không còn lý do gì để cần dùng chúng nữa.

Nghe “tiếng ồn trắng”

Việc nghe tiếng chim ríu rít vào buổi sáng, tiếng thu gom rác, âm thanh quét dọn đường hay những người hối hả đi làm… đều sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu bạn hơi khó ngủ, hãy dùng những loại tiếng ồn trắng như tiếng quạt, quạt trần, quạt đứng hay quạt để bàn đều được cả, chúng sẽ loại bỏ những tiếng ồn khó chịu khác và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngủ theo kiểu có-tổ-chức

Hãy đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và thức dậy cũng vào một thời điểm nhất định, kể cả cuối tuần. Cơ thể sẽ tự động cài đặt lại đồng hồ sinh học, giúp bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và tự tỉnh táo vào đúng các thời điểm đó.

Không dùng các chất kích thích vào ban đêm

Bạn đừng dùng các thức uống có caffein, tập thể dục hay làm những công việc trong nhà vào ban đêm. Hoạt động tốn nhất mà bạn nên làm trong khoảng thời gian này chính là những bài tập yoga nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn và sẵn sàng đi ngủ. Nếu không, dòng máu sẽ chảy nhanh hơn khiến cơ thể mất một thời gian dài mới cân bằng lại được.

Tổng kết

Hãy đi khám nếu bạn cứ gặp các vấn đề về giấc ngủ. Nếu không được điều trị thích hợp hay liên tục mất ngủ, bạn sẽ không thực hiện nổi các hoạt động sinh hoạt bình thường nữa.

Bạn nên xem xét thay đổi một số thói quen sống của mình để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Chỉ cần một thay đổi nhỏ sẽ tạo ra được một khác biệt lớn. Thông thường, chúng ta cần khoảng 3 tuần để tạo một hoạt động trở thành thói quen của mình, vậy nên hãy ráng thực hiện chúng hằng ngày nhé!

Ngoài ra, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?

(93)
Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa hoặc thiếu cân sẽ có cơ hội thụ thai thấp hơn từ 23 đến 43% so với những phụ nữ khác. Chính vì vậy, cân nặng của mẹ khi ... [xem thêm]

Cải thiện cơn đau mạn tính từ bài tập vận động thích hợp

(33)
Bệnh mãn tính không hề dễ chữa mà còn gây ra biết bao đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khiến bệnh dễ chịu hơn với một số bí quyết giảm ... [xem thêm]

Giải mã 5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong giấc ngủ

(59)
Đêm về là lúc chúng ta say giấc nồng bên gia đình, chìm đắm trong những giấc mơ. Khi ấy mọi hoạt động đều không thể kiểm soát, để rồi khi thức dậy ta ... [xem thêm]

Bí quyết phòng ngừa gù lưng ở người lớn tuổi

(16)
Gù lưng là sự biến dạng ở phần giữa và trên của xương sống, gây nên sự cong vòng và đau đớn ở phần lưng. Hiểu rõ nguyên nhân gây gù lưng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

13 tác dụng của mù tạt tốt cho sức khỏe

(50)
Tác dụng của mù tạt (wasabi) không chỉ giúp bạn giảm đau nhức cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm da mà còn hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và tiểu đường. Trong y ... [xem thêm]

5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe

(80)
Tác dụng của sữa tách béo không chỉ tốt cho người muốn giảm cân mà còn có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp… Đây là một lựa chọn rất đáng ... [xem thêm]

Top 3 bài tập hỗ trợ và phòng ngừa u xơ tử cung

(83)
Hiệu quả của việc tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát đâu, nếu lựa chọn đúng thì nó sẽ tác động không nhỏ đến từng căn bệnh riêng ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

(51)
Tìm hiểu bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn không những điều trị tốt hơn mà còn có thể chủ động ngăn bệnh tiến triển và phòng nhiều biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN