Những tác dụng của quả đậu bắp với mẹ bầu mà bạn nên biết

(4.38) - 70 đánh giá

Đậu bắp là một loại rau ăn quả được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “nhỏ mà có võ”. Các tác dụng của quả đậu bắp sẽ mang lại khá nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Thói quen ăn nhiều rau quả tươi có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho cơ thể, đặc biệt là khi mang thai. Mặt khác, bạn nên bổ sung đầy đủ chất để duy trì và thích nghi với những thay đổi trong thời gian bầu bí. Các loại rau chẳng hạn như đậu bắp được các chuyên gia đánh giá khá cao về mặt dinh dưỡng. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu những tác dụng của quả đậu bắp với bà bầu mà bạn không nên bỏ qua.

Bà bầu có nên ăn đậu bắp?

Câu trả lời cho thắc mắc này là có. Đậu bắp nằm trong danh sách những loại rau củ quả tốt cho bà bầu mà bạn có thể thưởng thức trong thời gian mang thai. Loại quả này rất giàu chất xơ, axit folic, calo và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Dẫu cho chế biến quả đậu bắp theo cách nào, mẹ bầu vẫn sẽ nhận được những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp

Trong 100g đậu bắp sẽ cung cấp:

  • Năng lượng: 30kcal
  • Carbohydrate: 7,6g
  • Chất xơ: 3,2g
  • Chất béo: 0,1g
  • Protein: 2g
  • Vitamin A: 0,198 mg
  • Vitamin B9 hoặc folate: 87,8g
  • Vitamin C: 21mg
  • Canxi: 75mg
  • Magie: 57mg.

Tác dụng của quả đậu bắp với bà bầu

Các chất dinh dưỡng có trong đậu bắp rất có lợi cho thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Tác dụng của quả đậu bắp gồm:

1. Bổ sung vitamin C

Vitamin C trong quả đậu bắp có tác dụng hỗ trợ sự hấp thu chất sắt, từ đó thúc đẩy sự phát triển da, xương và mao mạch của thai nhi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ trong tương lai. Ngoài ra, việc tiêu thụ đậu bắp cũng giúp hệ miễn dịch ở mẹ bầu được tăng cường, tránh việc gặp phải những bệnh vặt không mong muốn.

2. Bổ sung folate

Quả đậu bắp là thực phẩm dồi dào folate và axit folic, có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia đã khuyến khích bà bầu ăn đậu bắp trong khoảng thai nhi 4 tuần tuổi cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, vì đây là lúc các ống thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển và axit folic từ quả đậu bắp sẽ hỗ trợ cho quá trình này.

3. Bổ sung chất xơ

Một tác dụng của quả đậu bắp mà bạn không thể bỏ qua là khả năng ngăn ngừa táo bón khi mang thai nhờ vào hàm lượng phong phú các chất xơ hòa tan và không hòa tan. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan còn làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường, thậm chí cắt giảm chỉ số cholesterol trong máu.

4. Đem đến giấc ngủ ngon

Các axit amin thiết yếu như tryptophan có trong đậu bắp cùng với các loại dầu và protein được biết đến có tác dụng cải thiện sức khỏe tinh thần và hỗ trợ mẹ bầu có được giấc ngủ chất lượng. Nếu bạn đang bị chứng mất ngủ khi mang thai làm phiền, hãy thử quả đậu bắp xem sao nhé.

5. Kiểm soát cơn mệt mỏi

Trong thời gian bầu bí, phụ nữ mang thai rất dễ mệt mỏi vì nhiều lý do. Tuy nhiên, hạt đậu bắp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Chúng chứa các chất như polyphenol với khả năng chống oxy hóa và flavonoid giúp thúc đẩy sự dự trữ glycogen trong gan. Glycogen được ví như nhiên liệu dữ trữ của cơ thể, khi bạn hấp thụ đậu bắp, mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn so với thường ngày.

Đây là lý do giải thích tại sao tác dụng của quả đậu bắp lại có khả năng ảnh hưởng tích cực đến bệnh nhân bị trầm cảm. Thế nên việc đưa đậu bắp vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có thể chiến đấu với cảm giác mệt mỏi không thể giải thích được của chứng trầm cảm.

Bên cạnh những lợi ích được nêu trên, một số tác dụng của quả đậu bắp còn có thể kể đến là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bạn nhờ vào lượng chất nhầy và chất xơ, mang đến khả năng giúp ổn định glucose trong máu. Mẹ bầu cũng có thể ăn đậu bắp một cách điều độ để duy trì sức khỏe của da và tóc, đặc biệt nếu bạn bị ảnh hưởng bởi chứng phát ban và rụng tóc khi mang thai.

Các món ngon từ đậu bắp dành cho mẹ bầu

Một số công thức nấu đậu bắp thân thiện với bà bầu mà bạn có thể thử gồm:

1. Đậu bắp hầm

Đậu bắp hầm cùng sốt cà chua, tỏi và rau mùi chắc sẽ kích thích vị giác và giúp bạn thấy ngon miệng.

Nguyên liệu

250g đậu bắp

2 quả cà chua cỡ vừa

1 – 2 củ hành tây cỡ vừa

1/2 chén dầu canola

1 tép tỏi, bóc vỏ và thái lát

1 ít rau mùi, thái nhỏ

60 ml nước

Muối

Bột ớt đỏ để tăng thêm hương vị

Cách thực hiện

  • Đun sôi nước với lửa lớn.
  • Bỏ cà chua vào nấu trong một phút, sau đó vớt ra, tách vỏ và băm nhỏ
  • Làm nóng chảo, tráng sơ qua một lớp dầu mỏng và bỏ hành tây vào
  • Xào cho đến khi hành tây bắt đầu mềm
  • Lần lượt bỏ cà chua, nước, ngò và bột ớt vào chảo
  • Khuấy cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt
  • Thêm đậu bắp và tiếp tục xào để đậu bắp chín mềm
  • Nêm thêm muối tùy vào khẩu vị
  • Sau khi đậu bắp mềm, bạn có thể trút ra đĩa, rắc thêm một chút ngò lên trên để trang trí
  • Thưởng thức.
  • 2. Đậu bắp bỏ lò

    Đây là một món ăn kèm khá đơn giản và dễ thực hiện mà bạn không thể bỏ qua.

    Nguyên liệu

    250g đậu bắp

    1 muỗng dầu olive

    Tiêu

    Muối

    Cách thực hiện

  • Rửa sạch đậu bắp, vẩy ráo nước
  • Xếp đậu bắp lên khay nướng
  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 450° F
  • Quét dầu olive lên trên và bỏ vào lò
  • Nướng cho đến khi lớp vỏ chuyển sang màu cánh gián, sau đó lật sang mặt khác và nướng tiếp
  • Sau khi hoàn thành, bạn hãy rắc thêm tiêu và muối để tạo vị.
  • Một số câu hỏi thường gặp về quả đậu bắp

    1. Tác dụng của quả đậu bắp có giúp ích cho quá trình chuyển dạ?

    Nhiều người tin rằng bà bầu ăn đậu bắp sẽ giúp quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Tuy vậy, vẫn chưa có bằng chức khoa học cụ thể nào chứng minh cho quan điểm này.

    2. Ăn quả đậu bắp có gây sẩy thai không?

    Quả đậu bắp không hề gây sẩy thai và an toàn để thưởng thức trong thời gian bầu bí.

    3. Cách làm nước đậu bắp

    Nếu bạn không thích ăn trực tiếp quả đậu bắp thì uống nước đậu bắp sẽ là một gợi ý thay thế khá lý tưởng bởi bạn vẫn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

    • Chọn từ 3 – 5 quả đậu bắp
    • Rửa sạch và cắt nhỏ
    • Bỏ đậu bắp vào một cốc nước và để qua đêm
    • Vớt đậu bắp ra và uống dần trong ngày.

    Nước đậu bắp có tác dụng đào thải độc tố và hỗ trợ điều hòa lượng chỉ số cholesterol. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

    4. Cần chú ý gì khi ăn quả đậu bắp?

    Vì vỏ đậu bắp có thể tồn tại dư lượng từ thuốc trừ sâu hoặc phân bón, mẹ bầu hãy sơ chế kỹ càng loại quả này trong nước trước khi sử dụng. Đậu bắp rất phổ biến nhưng bạn nên ưu tiên mua hàng trong siêu thị để đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài ra, bạn nên nấu đậu bắp với lửa vừa nhằm giữ lại giá trị dinh dưỡng

    Quả đậu bắp là một thực phẩm tuyệt vời và không có tác dụng phụ nào gây hại cho mẹ bầu trong thai kỳ. Bạn có thể thưởng thức đậu bắp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của cả bạn và em bé. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng với loại quả này hoặc cảm thấy khó chịu sau khi ăn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.

    Phương Uyên/HELLOBACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tư thế yêu nào không tốt khi mang thai?

    (80)
    Trong thai kỳ, nếu muốn, bà bầu vẫn có thể “yêu”. Tuy nhiên, mẹ bầu nên biết tư thế yêu không tốt khi mang thai nào có thể gây nguy hiểm cho bé để không ... [xem thêm]

    Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

    (92)
    Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần cẩn trọng trong việc tiếp nạp bất kỳ loại thuốc nào, chẳng hạn như Meloxicam, để tránh các tác dụng phụ không mong ... [xem thêm]

    Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa

    (74)
    Ung thư là một căn bệnh khiến các tế bào trong cơ thể phát triển vượt tầm kiểm soát. Tên bệnh ung thư thường được đặt theo tên bộ phận cơ thể mà nó ... [xem thêm]

    Nổi mề đay do nước, đừng quá lo lắng!

    (71)
    Chứng nổi mề đay do nước có thể khiến bạn lo lắng khi bị phát ban, ngứa và sưng da chỉ vì đổ mồ hôi khi trời nóng. Bạn nên làm gì để tránh những ... [xem thêm]

    Các bài tập luyện đốt calo và tăng cơ hiệu quả

    (85)
    Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng tập thể dục thời gian dài sẽ đốt mỡ tốt hơn. Tuy nhiên, để giảm mỡ, bạn cần quan tâm là tổng số calo tiêu hao chứ không ... [xem thêm]

    Viêm âm đạo

    (38)
    Viêm âm đạo là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ thường gặp. Bệnh gây ra chủ yếu là do những hiểu biết sai lầm về cách vệ sinh cá nhân vùng âm đạo ... [xem thêm]

    Mật ong trị hen suyễn và những điều bạn cần biết

    (67)
    Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm ngọt ngào giúp thanh mát cơ thể, nó còn là liều thuốc thần kỳ chữa lành mọi loại bệnh, trong đó có cả bệnh hen ... [xem thêm]

    7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

    (17)
    Quá trình sinh nở là một hành trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Tìm hiểu kỹ những biến chứng trong quá trình sinh nở và nguyên nhân có ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN