Thuốc chống biến chứng tiểu đường: Đừng chỉ phụ thuộc vào thuốc Tây

(3.75) - 60 đánh giá

Mặc dù thuốc Tây là yếu tố nền tảng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhưng để phòng chống và giảm nhẹ biến chứng thì uống thuốc Tây là chưa đủ. Vậy ngoài thuốc Tây, bạn còn có thể sử dụng thêm các bài thuốc nào để đẩy lùi biến chứng tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường hiếm khi tử vong do tăng đường huyết mà phần lớn tử vong do biến chứng của bệnh. Theo thống kê, có tới 75% số ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường xuất phát từ biến chứng tim mạch. Đó là chưa kể đến nguy cơ tàn phế hay những gánh nặng về chi phí điều trị không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn cho cả gia đình của họ.

Chính vì lẽ đó, phòng chống biến chứng tiểu đường được coi là một mục tiêu quan trọng trong điều trị giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

Nguy cơ gặp biến chứng ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường là tên gọi chung cho tất cả các tổn thương do tiểu đường gây ra tại các cơ quan trong cơ thể. Tùy theo vị trí tổn thương mà bạn có thể gặp các biểu hiện sau đây:

  • Biến chứng mắt: mờ mắt, nhức mắt, thị lực giảm…
  • Biến chứng thần kinh: tê bì, châm chích, nóng rát bàn chân bàn tay, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy thất thường, rối loạn cương dương…
  • Biến chứng tim mạch: huyết áp cao, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực…
  • Bệnh thận đái tháo đường: tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, ngứa da…
  • Biến chứng bàn chân: vết thương lâu lành, nhiễm trùng, loét, hoại tử…
  • Bệnh về da: da khô, ngứa ngáy, nhiễm nấm…

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc lên xuống thất thường không ổn định sẽ tạo ra nhiều “rác thải” oxy hóa (stress oxy hóa).

Những “rác thải” này bám dính trong lòng mạch như các lớp rỉ sét và tạo ra các mảng xơ vữa ở mạch máu lớn hoặc gây chít hẹp tại các mạch máu nhỏ. Hậu quả là các cơ quan không được nuôi dưỡng đầy đủ, dần dần bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng.

Đồng thời, các “rác thải” oxy hóa còn khiến dây thần kinh bị hư hại, kết hợp với tổn thương mạch máu càng đặt người bệnh vào nhiều rủi ro hơn.

Gốc rễ của mọi biến chứng tiểu đường là quá trình stress oxy hóa gây tổn thương mạch máu. Vì vậy, để phòng chống biến chứng, bạn cần lựa chọn các loại thuốc, bài thuốc vừa giảm đường huyết vừa bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường: Làm sao để bạn trì hoãn?

Các loại thuốc chống biến chứng tiểu đường từ Tây y

Đo chỉ số đường huyết thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường

Tùy theochỉ số đường huyết, loại biến chứng và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc khác nhau bao gồm: thuốc hạ đường huyết, thuốc huyết áp, mỡ máu hay thuốc giảm triệu chứng…

Thuốc hạ đường huyết

Phần lớn người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ đường huyết hàng ngày sau khi chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Sau đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng nhất.

• Insulin: Đây được coi là thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ. Riêng với tiểu đường tuýp 2, insulin sẽ dùng trong các trường hợp cấp tính (nhiễm toan, chấn thương, phẫu thuật), suy gan, suy thận hoặc khi các thuốc tiểu đường khác không còn hiệu quả.

• Metformin (Glucophage): Metformin được coi là thuốc chỉ định “đầu tay” trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc có tác dụng làm giảm đề kháng insulin và giảm hấp thu đường tại ruột, vì vậy còn được sử dụng trong cả giai đoạn tiền tiểu đường.

• Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl): Sulfonylurea làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Do đó thuốc chỉ có hiệu quả ở người tiểu đường tuýp 2, không dùng được cho người tiểu đường tuýp 1.

• Acarbose: Nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, do đó người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.

• Một số thuốc chống biến chứng tiểu đường khác: Thuốc ức chế DPP-4, thuốc chủ vận dopamine, thuốc ức chế SGLT-2… Đa số các thuốc này ít được dùng riêng rẽ mà thường kết hợp với metformin.

Các thuốc tiểu đường có tác dụng hạ đường huyết chỉ giúp trì hoãn biến chứng, không có tác dụng cải thiện biến chứng. Bạn cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác hại trên hệ tiêu hóa và gan thận.

Các thuốc điều trị khác

Với những trường hợp đã mắc biến chứng, người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thường cần dùng thêm các thuốc điều trị khác, ví dụ như:

  • Thuốc hạ huyết áp, mỡ máu dùng trong biến chứng tim mạch: thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, thuốc lợi tiểu như coversyl plus, captohasan…), thuốc giảm mỡ máu nhóm statin (zocor, lipitor, tahor…)…
  • Thuốc chống tăng sinh mạch máu cho bệnh võng mạc: Lucentis, Avastin, Pegabtanib
  • Thuốc kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường: Piperacillin/tazobactam, metronidazol, clindamycin, vancomycin…

Không có một loại thuốc chống biến chứng tiểu đường nào có thể đẩy lùi mọi biến chứng. Để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, bạn cần kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp, mỡ máu và ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa để giảm tổn thương mạch máu và thần kinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Thảo dược Đông y giúp phòng ngừa biến chứng

Nguyên nhân trực tiếp gây ra biến chứng tiểu đường là quá trình stress oxy hóa. Do đó, việc bổ sung thêm các cây thuốc Đông y chứa nhiều chất oxy hóa cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống và cải thiện biến chứng tốt hơn.

Dưới đây là một số cây thuốc đã được nghiên cứu chứng minh về tác dụng chống oxy hóa:

• Mạch môn: Thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa, giảm xơ hóa thận và giảm albumin niệu, nhờ đó có hiệu quả cao với biến chứng thận. Ngoài ra, Mạch môn cũng hỗ trợ tuyến tụy tăng sản xuất insulin, gián tiếp ổn định lượng đường trong máu.

• Hoàng liên: Nghiên cứu cho thấy hoạt chất berberin trong Hoàng liên có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng và ngăn xơ vữa mạch máu để phòng biến chứng trên tim.

• Câu kỷ tử: Câu kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các chất thải độc hại gây tổn thương vi mạch (mạch máu nhỏ) nuôi dưỡng thận, mắt, thần kinh. Đặc biệt, Câu kỷ tử ức chế men chuyển hóa đường thành sorbitol, tránh làm tăng nồng độ sorbitol trong võng mạc gây đục thủy tinh thể.

• Hoài sơn: Các nhà khoa học Hàn Quốc phát hiện ra rằng, Hoài sơn giúp cải thiện đáng kể các tổn thương thần kinh do tiểu đường nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh.

• Sinh địa (Địa hoàng): Cây thuốc nam này được chứng minh có tác dụng tái tạo mô, mạch máu, kháng viêm, nhờ đó hỗ trợ tốt cho các trường hợp tiểu đường có biến chứng loét chân.

• Dây thần thông (Rễ gió): Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy Dây thần thông có khả năng giảm stress oxy hóa, kích thích cơ thể tăng tiết insulin, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt hơn.

Mỗi cây thuốc có tác dụng với những biến chứng khác nhau. Vì vậy, để tận dụng tối đa hiệu quả, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã tìm cách kết hợp các cây thuốc này và tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường, một sản phẩm chuyên biệt trong phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.

Sau khi sử dụng Hộ Tạng Đường, bà Vũ Thị Thanh Luyên (68, ngõ 1/16, Phạm Ngũ Lão, Ngô Quyền, Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi thấy sức khỏe được cải thiện hẳn, người đỡ mỏi mệt, nhất là biểu hiện của biến chứng như đau hai ngón chân cái, ngứa bàn chân…”.

Khi sử dụng các loại thuốc chống biến chứng tiểu đường, bạn cần tìm hiểu thật kỹ vì thuốc dùng sai cách có thể trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho sức khỏe. Hãy luôn lưu ý các thuốc Tây được bác sĩ kê đơn hoặc các sản phẩm hỗ trợ có nghiên cứu chứng thực rõ ràng mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

An Yên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tóc bị bết dính do những thói quen bạn không ngờ

(75)
Hẳn nhiều người trong chúng ta đều vật lộn với mái tóc bết dính mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày trời hè đặc biệt nóng bức như thế này tóc càng ... [xem thêm]

Ăn một tô mì gói là bạn đang uống 65 ml nước mắm?

(77)
Lượng muối trong một gói mì gần bằng với lượng muối trong 65 ml nước mắm loại nhạt nhất.Bạn hẳn đã nghe ai đó so sánh ăn một gói mì tương đương với ... [xem thêm]

Những bệnh về móng thường gặp ở trẻ

(33)
Các bệnh về móng tay và móng chân rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu như các đứa trẻ đã từng bị va móng vào vật gì đó. Những loại chấn thương này có ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

(73)
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ... [xem thêm]

Bố mẹ có thể dạy con biết chờ đợi với 5 cách đơn giản

(91)
Ngay từ khi con còn nhỏ, bạn đã có thể dạy trẻ làm việc nhà phù hợp với từng độ tuổi để sau này mẹ nhàn mà con cũng ngoan.Nếu một ngày, con yêu gợi ý ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

6 triệu chứng gan nhiễm mỡ ban đầu không phải ai cũng biết

(52)
Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn tới những biến chứng khó chữa như xơ gan hay ung thư gan. Làm sao để bạn có thể điều trị gan ... [xem thêm]

Bệnh da do tiểu đường

(61)
Bệnh da do tiểu đường có biểu hiện là những vùng da teo, nhỏ, hình tròn, có màu nâu trên cẳng chân của bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da không có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN